Một số dấu hiệu giáo viên bị đồng nghiệp bắt nạt trong trường học.

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Khi tôi bắt đầu làm việc với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ, có một vấn đề đặt ra và ngày càng trở nên phổ biến đó là tình trạng chèn ép, bắt nạt của hiệu trưởng, hiệu phó hoặc đồng nghiệp trong trường.
Vấn đề này xảy ra thường xuyên đến độ mà các giáo viên không còn nhận ra rằng đó có phải là bị bắt nạt không, thậm chí nhiều người còn cho rằng đó là điều bình thường rằng "chuyện phải thế". Điều này sẽ để lại nhiều tác động nguy hại trước hết đến các giáo viên sau đó là đến quan hệ đồng nghiệp và xa hơn nữa là văn hóa trường học.
Phần lớn những người đang bị sếp hoặc đồng nghiệp bắt nạt không nhận ra sự thiệt thòi của mình. Một phần vì bản thân tính cách họ mềm yếu, nhút nhát, một phần vì họ "ngại" và không đủ dũng cảm để lên tiếng. Tình trạng đồng nghiệp bắt nạt, chèn ép, nói xấu nhau gây ra những tổn thương với mỗi giáo viên, gây căng thẳng, khiến giáo viên ít tận tuỵ với công việc hơn và mức độ lo lắng cũng cao hơn, hiệu suất công việc giảm sút.
Hiện nay chúng ta chưa có hệ thống luật pháp hay những chính sách rõ ràng cho vấn đề này (trừ khi nó đã quá nghiêm trọng). Tuy nhiên các giáo viên cần phải biết nhận ra mình có đang bị bắt nạt hay không trước khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh những dấu hiệu rất rõ rệt như bị hiệu trưởng quát mắng, chỉ trích thẳng vào mặt bạn, hạ thấp danh dự của bạn ngay trước các đồng nghiệp, đưa ra những lời nhận xét ảnh hưởng đến lòng tự trọng cũng như những giá trị của bạn trong cuộc họp thì còn rất nhiều những hành vi khác mà bạn cần lưu ý. Nếu bạn đã từng phải ngồi một mình trong phòng hội đồng mà không có ai nói chuyện hoặc mọi người thì thầm với nhau về điều gì đó ngay trước mặt bạn nhưng cố ý không cho bạn tham gia. Đó cũng là một biểu hiện của sự bắt nạt.
1. Bị mắng/ phạt quá nhiều
Có những hiệu trưởng, hiệu phó thường bộc lộ cảm xúc của họ bằng cách quát mắng giáo viên. Nếu bạn thường xuyên bị mắng mỏ, lăng mạ hoặc bị lấy ra làm trò cười trước mặt người khác thì rất có thể bạn đang bị bắt nạt.
Bị quát mắng như thế này
Bị quát mắng như thế này
2. Công việc đồng nghĩa với sự khổ hạnh
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng và đặc biệt lo lắng vào đêm trước khi bắt đầu công việc hay một tuần làm việc mới, bạn cảm thấy căng thẳng sợ hãi mối khi làm việc với ban giám hiệu hoặc tổ trưởng chuyên môn thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào tình trạng bị bắt nạt ở nơi làm việc.
Căng thẳng, sợ hãi khi làm việc
Căng thẳng, sợ hãi khi làm việc
3. Luôn nhắc đến những sai lầm của bạn
Nếu sếp hay đồng nghiệp của bạn có vẻ như luôn "găm" sẵn một mớ những vụ việc sai lầm của bạn trong đầu và thường xuyên nhắc đến nó vì những lý do thiếu tinh thần xây dựng thì có lẽ bạn đang bị bắt nạt. Lớp học ồn cũng tại bạn, học sinh không đạt điểm cao cũng tại bạn, phụ huynh phàn nàn cũng do bạn mà ra… Vô lý đổ lỗi cho bạn cũng là một "chiêu thức" bắt nạt khá phổ biến trong trường học.
Những khuyết điểm từ xưa luôn bị nhắc lại
Những khuyết điểm từ xưa luôn bị nhắc lại
4. Tung tin đồn và nói sai sự thật
Một kiểu bắt nạt khá phổ biến là phát tán những tin đồn và thông tin sai, thất thiệt cho bạn cũng như công việc của bạn. Những câu nói mà chúng ta hay nghe thấy là "tôi nghe nói người này thế này…" "tôi nghe người ta nói…." "Thầy cô này như thế này…", những tin đồn khiến cho bạn sẽ bị xấu đi trong mắt đồng nghiệp, khiến người khác hiểu sai về con người bạn. Khi bạn bị ai đó tung tin đồn thất thiệt hoặc nói xấu sau lưng, đó chính là khi bạn bị bắt nạt.
Bị tung tin thất thiệt
Bị tung tin thất thiệt
5. Bạn bị cô lập
Nếu bạn cảm thấy mình bị tách biệt/hay cô lập bởi đồng nghiệp và sếp thì cũng có nghĩa là bạn đang bị bắt nạt. Đó có thể là hai hoặc ba giáo viên túm tụm lại nói chuyện với nhau ngay trước mặt bạn, họ cố gắng nói để bạn nghe thầy nhưng lại không cho bạn tham gia vào câu chuyện đó. Hoặc bạn luôn bị bỏ rơi, bị cô lập, không được rủ đi ăn trưa hay hội họp với cả nhóm.
Một biểu hiện bạn bị cô lập
Một biểu hiện bạn bị cô lập
6. Chọc gậy bánh xe
Tôi phải nói rằng đây là điều không mấy tốt đẹp khi chúng ta là giáo viên, nhưng tình trạng này không phải là hiếm gặp. Tôi đã từng nghe chuyện một giáo viên không dám làm bất kì một điều gì khác biệt, không dám thay đổi dù là một chút trong công việc giảng dạy. Lí do chỉ vì chị tổ trưởng chuyên môn sẽ nhân cơ hội đó thể chỉ trích, để tố cáo với cấp trên. Một số giáo viên khác thì cố tình tạo ra những tình huống, những thay đổi gây khó khăn cho bạn trong việc hoàn thành trách nhiệm được giao.
7. Lên kế hoạch không thể thực hiện được
Đã bao giờ bạn bị tổ trưởng, hiệu trưởng, hiệu phó hay đơn giản là một giáo viên có kinh nghiệm giao cho một công việc vượt quá khả năng của bạn. Họ bắt bạn phải thiết kế lại toàn bộ chương trình chỉ trong 1 tuần lễ hay bắt bạn phải dạy 30 tiết/ tuần với các khối lớp khác nhau? Cũng có khi họ không ngần ngại thay đổi kế hoạch làm việc của bạn để tạo thêm khó khăn. Nếu hiệu trưởng hoặc tổ trường bộ môn luôn lên kế hoạch họp hành kéo dài tới tận phút cuối cùng trong ngày vì anh ta biết bạn sẽ phải tham gia lớp học tối hoặc bạn phải đi đón con thì chính xác là bạn đang bị bắt nạt.
8. Tranh công
Bạn làm việc vất vả ngày đêm để hoàn thành một nhiệm vụ sếp giao. Hoặc khi công việc được giao cho bạn và một đồng nghiệp khác, nhưng chỉ có một mình bạn làm việc còn người kia thì luôn nhởn nhơ, lười biếng. Rồi bỗng nhiên bạn thấy hiệu trưởng lại ngợi khen người đồng nghiệp mà chẳng đếm xỉa đến những cố gắng và nỗ lực của bạn. Có thể là hiệu trưởng không thiên vị, mà chính người đồng nghiệp đã cố tình cướp công của bạn.

Việc bị bắt nạt đối với các giáo viên nhất là các giáo viên trẻ đang diễn ra ngày càng phổ biến. Ít nhất một lần trong cuộc đời đi dạy chúng ta đều đã trải qua những tình huống như vậy. Phải nói rằng đó là điều hoàn toàn không tốt trong môi trường giáo dục nói riêng và trong bất cứ môi trường làm việc nào nói chung. Trách nhiệm của chúng ta là hãy dũng cảm đứng lên, vì khi người tốt im lặng thì những kẻ xấu sẽ có cơ hội lấn lướt.
Đã bao giờ bạn bị bắt nạt ở trường? Đó là trong tình huống nào? Bạn đã xử lí ra sao? Những kinh nghiệm của bạn là gì? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi và các đồng nghiệp nhé.
Nguyễn Hữu Long - Biên soạn.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top