Mỗi phương pháp dạy học lại đem lại những những hiệu quả khác nhau. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm mà phương pháp bàn tay nặn bột đem lại:
+ Phương pháp này kích thích tính tò mò và ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh
+ Giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt thông quan ngôn ngữ nói và viết cho học sinh, trau dồi kỹ năng xử lý tình huống, các kỹ năng phán đoán, lập luận và bảo vệ ý kiến cá nhân
+ Với phương pháp này, giáo viên không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải. Kiến thức học sinh tiếp nhận được một cách tự nhiên, không gượng ép, đó chính là kiến thức của các em chứ không phải kiểu học đối phó
+ Học sinh mạnh dạn tự tin trước đám đông, tự chiếm lĩnh kiến thực qua thực nghiệm sẽ nhớ được lâu hơn
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì phương pháp Bàn tay nặn bột ở tiểu học vẫn còn những nhược điểm và khó khăn dưới đây:
Về phía giáo viên: trang thiết bị và cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng đủ để phục vụ các thí nghiệm. Khó khăn trong việc đưa học sinh đến địa điểm điều tra.
Về phía học sinh: việc ghi vào vở thực nghiệm khó khăn, tốn thời gian. Làm thí nghiệm có thể thất bại nhiều lần
Nguồn: Tổng hợp.