Ngắm trăng, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 24, Tiết 91 - Văn bản:
NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:


- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hòa với vầng trăng.

- Hiểu ý nghĩa tư tưởng của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

- Thấy được sức hấp dẫn trong nghệ thuật của hai bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập nghiêm túc.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Kĩ năng tư duy, tự nhận thức, lắng nghe, giao tiếp...

II. Chuẩn bị:

1.
Giáo viên: KHDH; chân dung HCM và tập thơ Nhật kí trong tù; ti vi.

2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu.

III. Các hoạt động dạy và học:

Ổn định tổ chức lớp
(1’):

Lớp​
Sĩ số​
Ngày giảng​
Điều chỉnh​
8A1​
43
8A2​
42
8A3​
42
2. Kiểm tra kiến thức cũ (3’):

- Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Em hiểu ntn là “thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền của HCM có gì giống với Ng.Trãi, Ng.Khuyến,…? Vì sao?

- Nhận định nào nói đúng nhất con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế cách mạng.

D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Thời gian: 2phút

H: Kể những bài thơ của Bác mà em biết viết về chủ đề: trăng

H: Trong những bài này hoàn cảnh sáng tác có gì khác nhau

GV dẫn dắt vào bài

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

- Thời gian: 37 phút

Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung

GV: Tác giả chúng ta vừa tìm hiểu trong bài thơ: Tức cảnh pác Bó
H: Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Trong thời gian Bác bị giam cầm ở nhà tù Quảng Tây (1942 – 1943).
Nhật ký trong tù: là một tác phẩm văn học gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký" (tức Nhật ký trong tù) kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép. Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia cho tác phẩm "Ngục trung Nhật ký"
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Câu 1: Giọng bình thản
Câu 2: Giọng bối rối
Câu3+ 4: Đằm thắm, vui tươi, sảng khoái.
- GV đọc mẫu cả 3 bản: Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, gọi HS đọc.
- Nhận xét cách đọc của HS
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
-> Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
H: Bài thơ TNTT thường có bố cục như thế nào?
-> 4 phần: Khai- thừa-chuyển- hợp.
GV: Bản dịch thơ cũng theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bám sát nguyên tác, nhưng cũng có chỗ chưa lột tả hết được tinh thần của nguyên tác.
H: Đọc bài thơ, em thấy Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? -> Trong nhà tù.
H: Câu thơ đầu, Bác đã bộc bạch điều gì?
H: Em có n.xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Bác?
H: Điệp từ “không” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm khẳng định điều gì?
H: Theo em, tại sao Bác không tả những nỗi thiếu thốn khác mà chỉ nhắc đến rượu và hoa?
-> Vì đó là những gì quan trọng nhất gắn với tâm hồn thi sĩ. Uống rượu, ngâm thơ, chờ hoa quỳnh nở và ngắm trăng là thú vui của thi sĩ muôn đời...
GV: Cái thiếu thốn của người tù là thiếu cơm, thiếu áo, thiếu tự do. Nhưng dường như Bác không hề nói tới. Cái Bác nói ở đây là cái thiếu của thi nhân. Lúc này đây, Bác không phải là người tù nữa, mà bác là một thi nhân thực thụ. Tâm hồn ấy giúp Bác vượt qua hoàn cảnh thực tại.
H: Em có nhận xét gì về lời tâm sự của Bác?
GV: liên hệ h/cảnh thực tại trong nhà tù qua một số bài thơ khác

H: Trước cảnh đẹp của đêm trăng, tâm trạng của Bác được giới thiệu qua câu thơ nào?
GV: giải nghĩa: “nại nhược hà”: Không biết làm thế nào.
H: Em hiểu tâm trạng của Bác lúc này ra sao?
GV: Câu thơ thứ hai là cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đến sững sờ của đêm trăng.-> Tư chất nghệ sĩ đích thực của Hồ Chí Minh và dáng vẻ ung dung kì lạ của người tù CM.
H: Vì sao người tù lại có tâm trạng xốn xang ấy?
-> Mất tự do, thiếu rượu, thiếu hoa để thưởng thức trăng trong khi thiên nhiên đẹp, lộng lẫy và thơ mộng thế kia.
H: Nỗi nhớ rượu và hoa, sự cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của người nghệ sĩ được diễn tả bằng cảm nhận gì? Em hiểu được điều gì trong sự cảm nhận ấy?
-> Tâm sự thanh cao, vượt lên hoàn cảnh hiện thực.
H: Sau những phút giây bối rối, xúc động trước vẻ đẹp của đêm trăng, Bác đã làm gì?
- Ngắm trăng ( Không rượu, hoa, tự do)
? Nhận xét gì về cấu trúc của hai câu thơ này ? Tác dụng?
- Nhân hướng song tiền khán/ minh nguyệt.
Nguyệt/ tòng song khích khán/ thi gia.
? Hai câu thơ tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì ? Hiệu qủa của biện pháp NT ấy?
- NT đối: nhân – nguyệt.
minh nguyệt- thi gia.
- NT nhân hóa: ánh trăng
?Với nghệ thuật đối và nhân hoá giúp em hiểu mối q.hệ giữa trăng và nhà thơ ntn?
-Tạo sự cân đối hài hoà nhịp nhàng giữa con người và thiên nhiên
GV: Bác chủ động tìm đến với trăng, vượt lên trên hoàn cảnh thiếu thốn..cho dù nhà tù có khắc nghiệt đến đâu cũng không ngăn cản nổi sự giao hoà giữa người và trăng
H: Qua đây, em có nhận xét gì về con người Bác?
GV: Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên là điều thường nhật ở Bác. Nhưng trong hoàn cảnh tù đày như vậy mà Bác vẫn dành trọn tình cảm cho trăng. Song sắt của nhà tù cũng trở nên bất lực vì:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

ánh trăng mang ý nghĩa khát vọng tự do và vẻ đẹp thanh cao tinh khiết-> Vì vậy dù trong hoàn cảnh nào người cũng dành tình yêu cho thiên nhiên.
VD: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng...
H: Câu 4 - Cách xưng hô của nhà thơ có gì đặc biệt?
-> Không phải “người tù”, không phải “phạm nhân” mà là “thi gia”,
? Vì sao khi ngắm trăng và được trăng ngắm, người tù bỗng thấy mình trở thành thi gia ? Việc B tự nhận là “thi gia” có ý nghĩa gì
- Trăng xuất hiện khiến người tù quên đi thân phận tù đày của mình, tâm hồn được tự do rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên
- Cách xưng hô đó là sự hoá thân kì diệu, là phút thăng hoa toả sáng của tâm hồn nhà thơ, thấm thía cánh nhìn và cảm xúc mới mẻ của Bác.
? Hình ảnh song sắt đứng giữa người tù và vầng trăng có ý nghĩa gì ?
- Hình ảnh song sắt chính là sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù nhưng đã bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn (tự do) tri âm, tri kỉ tìm đến nhau.
? Qua cảnh ngắm trăng giúp em hiểu gì về con người Bác ?
- Yêu thiên nhiên, mong muốn giao hòa với thiên nhiên.
- Phong thái ung dung, lạc quan vượt lên hoàn cảnh tù ngục => Đó chính là chất thép của người chiến sĩ CM
GV: Ngắm trăng là bài thơ thể hiện một cách cụ thể và sinh động vẻ đẹp phong phú hài hoà của 1 tâm hồn, 1 nhân cách vĩ đại.Hình ảnh Bác trong bài thơ là một vị khách tiên, khách tự do trong ngục tù, Bài thơ được coi là một khúc hát tự do của bác.
? Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ ?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán mang dáng vẻ cổ điển.
- Sử dụng phép đối, phép nhân hoá linh hoạt.
- Hình ảnh thơ giản dị.


? Qua đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn Bác



HĐ chung



Lắng nghe





















Lắng nghe






HĐ chung

HĐ chung

Lắng nghe



HĐ chung
HĐ chung


HĐ chung





Lắng nghe





HĐ chung



HĐ chung



HĐ chung

Lắng nghe


HĐ chung



HĐ chung




HĐ chung


HĐ chung




HĐ chung





HĐ chung
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
SGK
2. Tác phẩm:
- H.cảnh stác: trong thời gian Bác bị giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch (TQ) 1942-1943, rút từ tập NKTT





















- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt



II: Đọc, hiểu văn bản
* Câu 1















-> Tả thực cuộc sống thiếu thốn, cực khổ của người tù.
* Câu 2:

-> Tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác – người thi sĩ trước vẻ đẹp sững sờ của đêm trăng.









* Câu 3,4:












-> Trăng và người là đôi bạn tri kỉ, tri âm, tìm đến với nhau, hiểu nhau.






=> Bác có tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một tâm hồn nghệ sĩ, một nhân cách lớn với tư thế ung dung tự chủ, lạc quan của người tù HCM
III. Tổng kết
1/ Nghệ thuật:

2/ Nội dung:
+ Ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 3p
? Đọc diễn cảm 2 bài thơ
HS: 2 hs đọc bài
GV: nhận xét, đánh giá
H: Viết đoạn văn bộc lộ t/c của em với Bác Hồ kính yêu
HS: viết đoạn văn, trình bày
GV: nhận xét, đánh giá
*/ Hoạt động 5 : Tìm tòi, mở rộng
-Thời gian: 2p
H: Sưu tầm, chép lại một số bài thơ, đoạn thơ của Bác mà em yêu thích nhất?
- HS thực hiện ở nhà
GV: kiểm tra vào giờ sau
- Học thuộc lòng + Phân tí
- Đọc và soạn: “Chiếu dời đô”
IV. RKN: ...................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
692

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top