Ngày tết của các chú bộ đội 22/12, lớp 5 tuổi

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
. Thể dục: Hô hấp 1, tay 1, bụng 2, chân 2, bật 1.

- Hô hấp 1: Hai tay khum trước miệng làm động tác “gà gáy’’.

- Tay 1: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai, hai tay đưa thẳng lên cao, đưa tay sang ngang, ra phía trước, hạ xuống theo người.

- Bụng 2: Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngức, 2 tay thả xuống đưa tay ra trước, bắt trước ngực.

- Chân 2: Nhảy đưa 2 chân sang ngang, 2 tay rang ngang, nhảy đưa 2 chân về.

- Bật 1: Bật tại chỗ theo nhịp hô.

III. Hoạt động góc:

- Góc phân vai: Đóng vai chú bộ đội hành quân, chú bộ đội nấu ăn.

- Góc TH: Vẽ, nặn chú bộ đội, cắt dán tô màu chú bộ đội.

- Góc ÂN: Hát múa các bài về chú bộ đội.

- Góc xây dựng: Xây doanh trại.

- Góc thư viện: Xem tranh ảnh về các hoạt động của chú bộ đội.

1. Mục tiêu:

- Kiến thức: Trẻ biết nhận vai chơi, biết thể hiện tốt vai chơi, chơi theo nhóm. Biết công việc của bác thợ xây, thợ phụ. Biết sử dụng các đồ dùng đồ chơi để thể hiện tốt vai chơi.

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp, lắp ghép khéo léo trong khi chơi. Rèn kĩ năng thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi, nhóm chơi cho trẻ .

- Thái độ: Trẻ biết kính trọng, yêu quý, biết ơn các chú bộ đội. Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ nhường nhịn với bạn khi chơi.

2. Chuẩn bị:

- Góc phân vai: Trang phục chú bộ đội, ba lô, đồ dùng nấu ăn.

- Góc xây dựng: Gạch, bộ lắp ghép, nhà lắp ghép,cây, thảm cỏ..

- Góc tạo hình: Bút màu, bút chì, giấy A4 cho trẻ vẽ, đất nặn.

- Góc âm nhạc: Đàn, xắc sô, xoong loan, mõ. Các bài hát về chủ đề...

- Góc thư viện: Sách tranh ảnh các hoạt động của các chú bộ đội.

3. Tổ chức hoạt động:

1. HĐ1: Gây hứng thú giới thiệu và thỏa thuận vai chơi.


- Cho trẻ hát bài “Cháu thương chú bộ đội”. Trẻ hát

- Trò truyện về nội dung bài hát. Trẻ trò truyện cùng cô

- Giao dục trẻ yêu quí kính trọng chú bộ đội. Trẻ lắng nghe

- Dẫn trẻ đến các góc chơi.

* Góc xây dựng:

- Đây là góc gì? Góc XD.

- Góc xây dựng các con sẽ chơi gì? Chơi xây doanh trại cho chú bộ đội.

- Xây doanh trại cho chú bộ đội cần có đồ chơi gì? Gạch, bộ lắp ghép, nhà lắp ghép,cây, thảm cỏ..

- Với trò chơi này cần có những vai chơi gì? Vai bác thợ xây, thợ phụ, thợ hồ ạ

- Công việc của bác thợ xây là gì? Xây nhà doanh trại, hàng rào....

- Công việc của thợ hồ? Trộn vữa sách vữa chuyển vật liệu cho bác thợ xây.

- Vậy ai sẽ đóng làm bác thợ xây? Ai phụ hồ nào? Trẻ tự nhận vai chơi

* Góc phân vai:

- Góc này là góc gì? Góc phân vai.

- Góc phân vai có những đồ chơi gì? Đồ dùng xoong, nồi, bếp ga... Trang phục chú bộ đội, ba lô.

- Các con sẽ chơi gì ở góc chơi này? Chơi đóng vai chú bộ nấu ăn, chú bộ đội hành quân.

+ Trò chơi chú bộ nấu ăn cần có đồ dùng gì? Đồ dùng xoong, nồi, bếp ga...

+ Chú bộ đội hành quân có vai chơi gì? Thủ trưởng, binh sỹ.

- Ai làm người Thủ trưởng, ai là những người binh sỹ. Trẻ tự nhận vai chơi.

- Người Thủ trưởng làm công việc gì? Hô 1,2.

- Những người binh sỹ làm công việc gì? Đeo ba lô đi hành quân.

* Góc tạo hình:

- Góc gì đây? Góc tạo hình.

- Góc tạo hình có đồ dùng gì? Bút chì, bút màu, giấy A4, đất nặn, kéo, hồ.

- Những đồ dùng này các con chơi gì? Vẽ, nặn, cắt dán tô màu chú bộ đội.

- Ai vẽ chú bộ đội? Ai nặn chú bộ đội? Ai cắt dán chú bộ đội? Trẻ tự nhận vai chơi.

* Góc âm nhạc:

- Còn đây là góc gì? Góc âm nhạc.

- Góc âm nhạc có đồ chơi gì? Dụng cụ âm nhạc sắc sô, mõ, trống, các bài hát về chú bộ đội.

- Ở góc chơi này cần có vai chơi gì? Biểu diễn hát múa, gõ mõ, sắc sô các bài về chú bộ đội.

- Bạn nào gõ nhạc? Những ai biểu diễn? Trẻ tự nhận vai chơi.

- Bạn gõ nhạc làm công việc gì? Dùng sắc sô, mõ gõ đúng nhịp bài hát.

- Còn các bạn biểu diễn? Hát, múa đúng nhịp điệu của các bài hát

* Góc thư viện:

- Góc thư viện có gì? Tranh ảnh về các hoạt động của các chú bộ đội.

- Những đồ dùng này các con sẽ làm gì? Làm sách về chú bộ đội ạ

- Những ai ở góc chơi này? Trẻ tự nhận.

- Các con đã biết mình chơi ở góc nào chưa. Rồi ạ.

HĐ2: Qúa trình chơi

- Cô bao quát và gợi ý cho từng nhóm chơi.

- Trong quá trình chơi trẻ gặp khó khăn cô có thể xử lý tình huống và có thể nhập vai chơi cùng trẻ nếu trẻ chưa biết chơi. Sự tham gia vào trò chơi của cô sẽ giúp trẻ mở rộng trò chơi theo hướng trải nghiệm với các hoạt động của trẻ.

- Cô động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, không áp đặt trẻ theo ý thích của cô.

- Cô có thể cho trẻ đổi nhóm chơi, đổi vai chơi với nhau.

HĐ3: Nhận xét

- Cô có thể nhận xét ngay trong quá trình chơi của trẻ, cho trẻ tự nhận xét các nhóm chơi với nhau.

- Cho trẻ giới thiệu về kết quả chơi của mình. Nhóm trưởng các nhóm đứng lên giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.

- Cô nhận xét chung nêu gương nhóm chơi tốt động viên những nhóm chơi kém cố gắng trong buổi chơi sau.

* Kết thúc: Cho trẻ hát bài cất dọn đồ dùng đồ chơi vào góc.
Nguồn Th
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top