Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 18 sẽ giúp các em thêm về kĩ năng đọc hiểu văn bản. Bên cạnh đó còn đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua 2 tác phẩm lớn : " Phú sông Bạch Đằng ", và " Hiền tài là nguyên khí quốc gia".
HỌC KÌ 2
Tiết 52, 53 – KHDH.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: PHÚ VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ) Trương Hán Siêu
I. Mức độ cần đạt
1. Về kiến thức:
Giúp HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như:
– Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
– Thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
– Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn đồng thời thấy được đặc sắc nghệ thuật của Phú sông Bạch Đằng.
– Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử anh hùng của thời đại nhà Trần với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn… giúp Hs hiểu sâu sắc và có hệ thống về hào khí Đông A và nội dung yêu nước trong văn học trung đại.
– Tích hợp phân môn tiếng Việt ( Tiết 55: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; Tiết 56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.)
– Tích hợp kĩ năng ( Tiết 50: Trình bày một vấn đề)
2. Về kĩ năng
– Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú trung đại.
-Hệ thống kĩ năng như sử dụng công nghệ thông tin, sưu tầm tư liệu, phân tích, đánh giá, so sánh, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, phản biện…
3. Về phẩm chất:
+ Tình cảm yêu quí, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt những bài phú thời xưa có giá trị như một tác phẩm văn học;
+ Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc;
+ Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
+ Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Về năng lực, HS có năng lực thực hành bộ môn như:
+ Cảm thụ, phân tích một văn bản văn học;
+ Chọn lọc, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử theo chủ điểm, chủ đề;
+ Bình luận vấn đề xã hội về tư tưởng đạo lí, trách nhiệm công dân, học sinh.
II. Chuẩn bị
1/GV: Giáo án, SGV, băng tư liệu về các trận chiến trên sông Bạch Đằng, các hình ảnh minh họa.
2/HS: Đọc văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài
-Tìm đọc lại kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí về các chiến công trên dòng sông Bạch Đằng
-Chuẩn bị bài văn thuyết minh bằng hình ảnh về tác giả Trương Hán Siêu và sông Bạch Đằng theo nhóm đã phân công
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những yêu cầu khi lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh ?
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
-Phương tiện: Máy chiếu.
-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
-Phương tiện: Sách giáo khoa, giấy A4
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút, HĐ nhóm, bàn tay nặn bột.
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 18 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
HỌC KÌ 2
Tiết 52, 53 – KHDH.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: PHÚ VIỆT NAM THỜI KÌ TRUNG ĐẠI
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
(BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ) Trương Hán Siêu
I. Mức độ cần đạt
1. Về kiến thức:
Giúp HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học như:
– Hiểu được nội dung chủ yếu của bài phú: hoài niệm và suy ngẫm của tác giả về chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
– Thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả với việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
– Nắm được đặc trưng cơ bản của thể phú về mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn đồng thời thấy được đặc sắc nghệ thuật của Phú sông Bạch Đằng.
– Tích hợp kiến thức về văn hóa và truyền thống lịch sử anh hùng của thời đại nhà Trần với những chiến công vang dội ở các bài thơ văn đã học như Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải, Hịch Tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn… giúp Hs hiểu sâu sắc và có hệ thống về hào khí Đông A và nội dung yêu nước trong văn học trung đại.
– Tích hợp phân môn tiếng Việt ( Tiết 55: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh; Tiết 56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh.)
– Tích hợp kĩ năng ( Tiết 50: Trình bày một vấn đề)
2. Về kĩ năng
– Làm quen và rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu một tác phẩm văn học được viết theo thể phú trung đại.
-Hệ thống kĩ năng như sử dụng công nghệ thông tin, sưu tầm tư liệu, phân tích, đánh giá, so sánh, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, phản biện…
3. Về phẩm chất:
+ Tình cảm yêu quí, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật đặc biệt những bài phú thời xưa có giá trị như một tác phẩm văn học;
+ Niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc;
+ Lòng yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam;
+ Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Về năng lực, HS có năng lực thực hành bộ môn như:
+ Cảm thụ, phân tích một văn bản văn học;
+ Chọn lọc, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử theo chủ điểm, chủ đề;
+ Bình luận vấn đề xã hội về tư tưởng đạo lí, trách nhiệm công dân, học sinh.
II. Chuẩn bị
1/GV: Giáo án, SGV, băng tư liệu về các trận chiến trên sông Bạch Đằng, các hình ảnh minh họa.
2/HS: Đọc văn bản trong SGK, trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài
-Tìm đọc lại kiến thức lịch sử, văn hóa, địa lí về các chiến công trên dòng sông Bạch Đằng
-Chuẩn bị bài văn thuyết minh bằng hình ảnh về tác giả Trương Hán Siêu và sông Bạch Đằng theo nhóm đã phân công
IV. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Những yêu cầu khi lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh ?
3. Tổ chức dạy và học bài mới:
HĐ 1. KHỞI ĐỘNG
-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
-Phương tiện: Máy chiếu.
-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - GV giao nhiệm vụ: +Sông Bạch Đằng ghi dấu những chiến công oanh liệt nào của nhân dân ta? Ý nghĩa lịch sử của những trận chiến đó. - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và dẫn vào bài mới: | - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. - Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. - Có thái độ tích cực, hứng thú. |
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: HS nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học để thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
-Phương tiện: Sách giáo khoa, giấy A4
-Phương pháp, kĩ thuật: Đọc ghi nhớ, tư duy, trình bày một phút, HĐ nhóm, bàn tay nặn bột.
Hoạt động của GV - HS | Kiến thức cần đạt |
Tích hợp kiến thức lịch sử, địa lí GV cho Hs xem bức tranh di tích đền thờ Trương Hán Siêu trên núi Non nước nay thuộc thành phố Ninh Bình, Bảo tàng lịch sử tỉnh, khu di tích đền Trần (Nam Định) để tìm hiểu các hiện vật về chiến thắng trên sông Bạch Đằng HS tìm hiểu kiến thức lịch sử, áp dụng kĩ năng trình bày một vấn đề và nội dung văn thuyết minh để làm việc ở nhà theo nhóm, chuẩn bị thuyết minh trước lớp. Tích hợp kiến thức làm văn: Văn thuyết minh * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Giáo viên giao nhiệm vụ - HS thảo luận khoảng 5 phút - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét chéo. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. NHIỆM VỤ CỤ THỂ: Nhóm 1: Thuyết minh những nét chính về tác giả Trương Hán Siêu HS trả lời: - Trương Hán Siêu (? - 1354) - Người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (Ninh Bình). - Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm. Nhóm 2: Thuyết minh về vị trí địa lí và những chiến công gắn với địa danh sông Bạch Đằng GV chốt và nhắc lại kiến thức cơ bản. GV giới thiệu về thể phú trung đại và dẫn dắt đến bài Phú sông Bạch Đằng – Từ đặc điểm của thể phú cổ thể hãy phân chia bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng - Thể loại phú. - Ra đời khoảng 50 năm sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần 3 (1288). - Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung - Bố cục: 4 phần. (HS Vận dụng kiến thức văn thuyết minh, lịch sử, địa lí để tìm hiểu vấn đề. Phát huy kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm ( Năng lực thu thập thông tin, Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra, Năng lực trao đổi, hợp tác) | I. TÌM HIỂU CHUNG 1) Tác giả - Là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. 2) Tác phẩm - Thể loại : phú cổ thể. - Hoàn cảnh ra đời : khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. - Bố cục: |
Thao tác 1: Tìm hiểu văn bản Đọc VB: GV mời một HS đọc văn bản. GV nhận xét ( Cách đọc diễn cảm ,cách ngắt nhịp, lưu ý đọc theo cảm xúc của từng đoạn). CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: -GV chia lớp thành 04 nhóm, phát phiếu học tập. -GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ -Hs hoàn thành phiếu học tập ở nhà và chuẩn bị bài thuyết trình theo nhóm Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1 Cử đại diện trình bày về nhân vật Khách và cảm hứng với cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi để làm sáng rõ vấn đề. (Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận. Năng lực sử dụng ngôn ngữ) Đại diện nhóm 1 trả lời : - Khách – là sự phân thân của tác giả, tư thế ung dung, tâm hồn khoáng đạt. - Địa danh TQ: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang Ngũ Hồ,... => Khách là người đi nhiều, biết rộng mang tráng chí bốn phương, qua nhiều miền sông bể bằng trí tưởng tượng, bằng sự hiểu biết. - Địa danh Việt: Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng => Cảnh thực, cụ thể. - Tâm trạng khách: + Vui thú trước cảnh nước trời kì vĩ, tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích. + Lúc buồn tiếc vì cảnh xưa thật đáng tự hào giờ đìu hiu hoang quạnh, tiếc thương những người anh hùng đã khuất. => Tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc. Gv nhận xét và chốt ý Gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi để giúp làm sáng rõ vấn đề: 1. Nhân vật Khách – sự phân thân của tác giả Trương Hán Siêu lại tìm đến thiên nhiên với mục đích gì? 2. Các địa danh được nhân vật khách nhắc đến làm sao khách có thể đến trong một sớm một chiều được? Vậy những địa danh ấy có ý nghĩa như thế nào? Qua đó thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn và tráng chí của nhân vật khách? 3. Bạch Đằng giang được cảm nhận với những sắc thái như thế nào? 4. – Cảm xúc của khách trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: phấn khởi, tự hào hay buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đã lùi vào quá khứ? Lí giải? GV bình và chuyển ý: Cái thế giới mà nhân vật Khách tìm đến không phải là thiên nhiên tĩnh: một vầng trăng lạnh, một đám mây cao, một dòng sông vắng mà thiên nhiên ông tìm đến là một thế giới hải hồ rộng lớn. Cảm hứng về cuộc viễn du mở đầu bài phú thực ra là sự chuẩn bị một không khí thích hợp cho người đọc trước khi bước vào thế giới hùng vĩ của sông Bạch Đằng lịch sử. GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng các bô lão, các nhóm làm việc theo hướng dẫn. Nhóm 2: Làm phiếu học tập số 2 Cử đại diện trình bày về nhân vật Bô lão và câu chuyên về Bạch Đằng Giang lịch sử Các thành viên trong nhóm bổ sung thêm Nhóm còn lại nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi để làm sáng rõ vấn đề. Gv nhận xét và chốt ý GV có thể đặt thêm 1 số câu hỏi nếu như nội dung trình bày của nhóm chưa đề cập đến: 1. Các bô lão là nhân vật có thật hay do tác giả hư cấu? Vai trò của hình tượng các bô lão trong bài phú? 2. Chiến tích trên sông Bạch đằng được gợi lại như thế nào qua lời kể của các bô lão? 3. Qua lời bình luận của các bô lão, trong các yếu tố: thời thế (thiên thời), địa thế núi sông (địa lợi) và con người thì yếu tố nào là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất làm nên thắng lợi? 4. – Lời ca của các bô lão và của khách nhắc tới hình ảnh Trần Quốc Tuấn nhằm khẳng định điều gì? Đại diện nhóm 2 trả lời: - Thái độ hiếu khách, kính trọng khách “vái”. - Kể cảnh chiến trận: + Lực lượng: “Thuyền tàu muôn đội”, “Giáo gươm sáng chói”. Quy mô lực lượng hùng hậu, khí thế quyết liệt. + Thái độ của giặc: kiêu ngạo, khoác lác “Những tưởng… bốn cõi” - Trận chiến diễn ra gay go, ác liệt: “được thua chửa phân”... Những hình ảnh kì vĩ, mang tầm trời đất được đặt trong thế đối lập “nhật nguyệt/mờ, trời đất/ đổi”. - Kết quả: ta với lòng yêu nước với sức mạnh chính nghĩa đã chiến thắng “thế cường” của giặc. - Thái độ và giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào. Lời kể súc tích, cô đọng. - Nguyên nhân ta thắng, địch thua: + Trời đất cho nơi hiểm trở + Nhân tài giữ cuộc điện an -> 2 nhân tố dẫn đến chiến thắng nhưng vai trò và vị trí con người là nhân tố quyết định. Gv mở rộng: So sánh với bài thơ Bạch Đằng Giang của Nguyễn Sưởng: – Điểm tương đồng: + Cảm hứng ngợi ca, tự hào về chiến thắng và cảnh núi sông hiểm trở, hào hùng. + Khẳng định vai trò có tính chất quyết định chiến thắng của địa thế núi sông và con người tài đức. – Điểm khác biệt: + Nguyễn Sưởng đặt hai yếu tố trên ngang hàng + Trương Hán Siêu đã khắc phục hạn chế đó khi nhấn mạnh vai trò cốt yếu của con người. Gv bình và chuyển vấn đề: Từ miêu tả và trữ tình, tác giả chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống động biến hóa hẳn lên. Đoạn văn tràn đầy cảm hứng lịch sử mang âm hưởng anh hùng ca, tác giả đã tạo được không khí trang nghiêm đĩnh đạc, làm nền cho miêu tả trận chiến Nhóm 3: Trong lời ca của các bô lão có đề cập tới chân lí của chính nghĩa. Đó là chân lí gì? - Lời tuyên ngôn khẳng định chân lí của các bô lão là gì ? Lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì ? GV nhận xét, bổ sung. Nhóm 3: Trong lời ca của các bô lão có đề cập tới chân lí của chính nghĩa. Đó là chân lí gì? - Lời tuyên ngôn khẳng định chân lí của các bô lão là gì ? Lời ca nối tiếp của khách nhằm khẳng định điều gì ? Đại diện nhóm 3 trả lời - Lời ca của các bô lão: bất nghĩa: tiêu vong; anh hùng: lưu danh. -> Tuyên ngôn về chân lý vĩnh hằng, là quy luật từ ngàn xưa đến nay. GV nhận xét, bổ sung. Nhóm 4: Tiếp nối lời ca của khách đã ca ngợi và rút ra bài học gì cho hậu thế? Tích hợp kiến thức giáo dục công dân: Gv liên hệ với thực tiễn: Bài phú đã khắc họa một cảnh trí mĩ lệ của Tổ Quốc với tất cả hình bóng chiến công oanh liệt của quân dân ta thời trước, đồng thời gợi lên cho chúng ta những con em đất Việt ngày nay trong thế hệ Hồ Chí Minh một bài học sâu sắc về sự quyết tâm bảo vệ bằng bất cứ giá nào cho trọn vẹn non sông gấm vóc mà tổ tiên để lại cho mình. Đại diện nhóm 4 trả lời - “Anh minh hai vị thánh quân... đức cao”. Giữa “địa linh” và “nhân kiệt” thì con người là yếu tố quyết định. - Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp. | II. ĐỌC –HIỂU : 1) Hình tượng nhân vật "khách" - "Khách" xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao. Người thích ngao du sơn thủy ,muốn đến nhiều nơi ,muốn đi nhiều chỗ ,không phải chỉ ngao du sơn thủy mà còn tìm hiểu lịch sử dân tộc. - Tráng chí bốn phương của "khách" được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt). - Cảm xúc vừa vui sướng, tự hào vừa buồn đau, nuối tiếc. Tâm trạng hoài niệm và nhớ tiếc anh hùng xưa ( Từ cảnh ước lệ → cảnh thực : của Đại Than ,Đông Triều ….) +Vui trước cảnh vật vừa hoành tráng ,vĩ đại ,vừa thơ mộng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”... + Tự hào trước những chiến tích quá khứ vẻ vang nhưng đau thương hiện về từng chi tiết + Buồn đau nhớ tiếc vì chiến trường xưa oanh liệt nay trơ trọi hoang vu ,thời gian xóa mờ nhiều dấu vết. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng. 2) Hình tượng bô lão - Các bô lão đến với "khách" bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc "Ngô chúa phá Hoằng Thao", các bô lão kể cho "khách" nghe về chiến tích "Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã" - Cuộc đối đầu giữa : ý chí yêu nước ,quyết bảo vệ Đất nước, nhân nghĩa của ta > < mưu mô chước quỷ của giặc - Diễn biến: trận chiến ác liệt mang hình tượng kỳ vỹ , tầm vóc đất trời - Kết thúc : Giặc thất bại ,chuốc nhục muôn đời Nước sông chảy hoài mà nhục quân thù không rửa nỗi ; “Trận Xích Bích... chết trụi” - Lời kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào. Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,... - Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: + Chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua :Trời đất cho nơi hiểm trở. + Khẳng định vị trí, vai trò của con người . Điều quyết định là “ ta có nhân tài giữ cuộc điện an” “ Đai vương coi thế giặc nhàn “ .Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lý sâu sắc . - Cuối cùng là lời ca của các vị bô lão mang ý nghĩa tổng kết có giá trị như một tuyên ngôn về chân lý : Bất nghĩa ( như Lưu Cung ) thì tiêu vong chỉ có người nhân nghĩa ( Ngô Quyền ,Trần Hưng Đạo ) thì lưu danh thiên cổ. 3) Lời ca cũng là lời bình luận của Khách - Ca ngợi sự anh minh của "hai vị thánh quân" - Ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí : Trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có "đức cao". |
Hãy khái quát những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú. Gv cho Hs xem lại băng tư liệu về chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng để củng cố và ghi nhớ kiến thức lịch sử đã học và thấy được giá trị nghệ thuật của tác phẩm HS trả lời và GV chốt ý: - Bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, ngôn từ vừa trang trọng vừa gợi cảm. | III. Tổng kết bài học: 1. Giá trị nội dung: – Lòng yêu nước. – Tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa. – Tư tưởng nhân văn cao đẹp: + Khẳng định và đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa. + Nỗi niềm cảm khái trước sông Bạch Đằng trong hiện tại. 2. Nghệ thuật: – Cấu tứ: đơn giản mà hấp dẫn. – Bố cục: chặt chẽ. – Hình tượng nghệ thuật: sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. – Ngôn ngữ: trang trọng, hào sảng vừa lắng đọng, gợi cảm. ” Bài phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong VHTĐVN. |
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 18 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Đính kèm
Sửa lần cuối: