giáo án Ngữ văn 10 tuần 25 + 26: Chủ đề tích hợp thơ trữ tình trung đại và biện pháp tu từ

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 25 + 26 là sự kết hợp của hai tuần học bởi ở hai tuần này tổng hợp kiến thức đã học của giữa kì. Tại bài học này các em tìm hiểu đọc hiểu văn bản trữ tình trung đại, đây là một chủ đề tích hợp thơ trữ tình trung đại và biện pháp tu từ tổng hợp toàn bộ kiến thức.

6898




CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:

THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ





A. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHỦ ĐỀ VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN

I.CÁC BÀI TRONG CHỦ ĐỀ

Truyện Kiều (Phần 1: tác giả).

Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 6 tiết.

Từ tiết 73 đến tiết 78

B.MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ.

Kiến thức

a. Kiến thức chung

- Giúp HS
: Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các trích đoạn trong Truyện Kiều nói riêng và cả tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

- Thấy được bi kịch cuộc đời và vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều qua các trích đoạn.

- Biết tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép đối của các câu thơ, đoạn thơ trong 2 văn bản: Trao duyênChí khí anh hùng.

- Lồng ghép, vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu và làm văn.



b. Kiến thức cụ thể của từng phần:

*. Những yếu tố về thời đại, gia đình và cuộc đời làm nên thiên tài Nguyễn Du cùng sự nghiệp văn học vĩ đại ông.

- Những nội dung và nghệ thuật chủ yếu của Truyện Kiều.

*. Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm .

*. Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

- Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.

*.-Nhận diện, phân tích cấu tạo của phép điệp và phép đối.

-Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của hai phép tu từ trên.

-Bước đầu biết sử dụng hai phép tu từ trên trong những ngữ cảnh cần thiết.











2. Kĩ năng

a. Kĩ năng chung:


- Rèn kĩ năng cảm thụ đoạn thơ trong truyện thơ Nôm (yếu tố trữ tình).

- Kĩ năng phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ: phép điệp và phép đối.

b. Kĩ năng từng phần:

*. Nhìn nhận sự tiếp nhận với mức độ phổ thông một đỉnh cao văn học.

*. Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

*.Củng cố kĩ năng đọc - hiểu một đoạn thơ trữ tình.

*Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay có chứa biện pháp tu từ là phép điệp và phép đối.



3. Phẩm chất

* Trân trọng và cảm phục một thiên tài văn học.

*. Cảm thông với bi kịch tình yêu dang dở của Thuý Kiều;

- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Kiều qua đoạn trích.

*. Giáo dục lí tưởng sống cao đẹp của tuổi trẻ

- Cảm phục, ngưỡng mộ vẻ đẹp của người anh hùng;

*.Có ý thức tìm tòi và cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ, vận dụng khi làm văn.

* Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV qua phép điệp, phép đối.



4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm, đoạn trích, các kiến thức liên môn như lịch sử, địa lí, GDCD…

- Năng lực đọc – hiểu các đoạn trích trong Truyện Kiều;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của các đoạn trích;

- Năng lực phân tích, cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

- Năng lực đọc diễn cảm…

Tóm lại, qua chủ đề, định hướng năng lực cho HS như sau:

- Năng lực đọc hiểu văn bản ,​

- Năng lực giao tiếp,

- Năng lực giải quyết vấn đề,

- Năng lực công nghệ thông tin,

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,

- Năng lực tổng hợp vấn đề,​

- Năng lực tự học,

- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn…​



C. CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

1. Đối với giáo viên:


– Đọc chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, SBT, SGV, sách tài liệu.

– Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh” năm 2014

– Sưu tầm dẫn chứng cụ thể minh họa, tham khảo tài liệu liên quan đến bài giảng để liên hệ mở rộng kiến thức cho HS

– Phiếu học tập A4, bút dạ, băng đĩa…

– Máy chiếu, Máy soi…

2. Chuẩn bị của HS

( Phần này yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà): GV Giao dự án thực hiện (Thời gian trước một tuần tổ chức hoạt động trên lớp):

Tìm tài liệu liên quan đến Nguyễn Du và sự nghiệp sang tác của ông

Đọc văn bản, tập trả lời các câu hỏi ở phần luyện tập



D. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRUYỆN THƠ NÔM TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ PHÉP TU TỪ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.



Nhận biết
Thông hiểuVận dụng Vận dụng cao
Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Du.
Nêu khái niệm phép điêp, phép đối.
– Nêu được các thông tin về văn bản.
– Nhận biết được bố cục từng phần trong 2 đoạn trích.




Nhận diện được nhân vật trong đoạn trích
Chỉ ra được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và các đặc điểm nghệ thuật.
Nhận những câu thơ, đoạn thơ có phép điệp và phép đối trong các văn bản của chủ đề.
- Trình bày đặc điểm thơ Nguyễn Du. (Nội dung và nghệ thuật).
– Lí giải được mối quan hệ/ảnh hưởng của từng văn bản
– Lí giải các chi tiết nghệ thuật.
– Lí giải ý nghĩa, tác dụng của các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

– Lí giải những cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các đoạn trích.
Chỉ ra hiệu quả của phép điệp và phép đối (những ví dụ đơn giản)






– Lí giải được quan điểm, tư tưởng của Nguyễn Du gửi gắm trong văn bản..
– Phân tích đặc điểm ngôn ngữ của các nhân vật .
- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của từng trích đoạn nói riêng và Truyện Kiều nói chung.
- Vận dụng hiểu biết về thể loại để phân tích, lí giải về các vấn đề đặt ra trong các văn bản.
- Đọc diễn cảm, cảm thụ nét độc đáo về nội dung nghệ thuật của các trích đoạn, tác dụng nghệ thuật của những câu thơ trong Truyện Kiều có chứa phép điệp và phép đối.
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để phân tích, lí giải giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Phân tích tác dụng nghệ thuật của phép điệp và phép đối (ngữ liệu từ 2 đoạn trích)


– So sánh, nhận xét, đánh giá bằng việc đưa ra những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản dựa trên những hiểu biết về Truyện Kiều nói riêng và thể loại thơ Nôm nói chung. (dành cho lớp khối C, D)

– So sánh, nhận xét, đánh giá tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các đoạn thơ.(dành cho lớp khối C, D)
– Ngâm thơ, sưu tập tranh ảnh, tư liệu, chuyển thể thành kịch bản đóng vai Thúy Kiều hoặc Từ Hải trong một phân cảnh nào đó.







- Trình bày những kiến giải riêng về một vấn đề trong văn bản (dành cho lớp khối C, D)


- Giải quyết một vấn đề trong thực tiễn

- Liên hệ, mở rộng. So sánh với những văn bản cùng đề tài, thể loại

- Cảm nhận của bản thân về những chi tiết tiêu biểu trong các văn bản của Truyện Kiều.


Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 25 + 26 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
1,495

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top