giáo án Ngữ văn 10 tuần 28: Các thao tác nghị luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 28 được soạn các hoạt động từ cách đơn giản đến luyện tập từng phần minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Tại bài này, các em sẽ nâng cao kĩ năng phần tập làm văn, đọc hiểu văn bản nghị luận, các thao tác nghị luận, luyện tập viết văn bản nghị luận và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

6902



Tiết 82 - KHDH

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ: VĂN NGHỊ LUẬN

CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN


I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm thao tác nghị luận .

- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận : giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp.

- Yêu cầu vận dụng các thao tác phù hợp với từng vấn đề nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận diện và phân tích vai trò của các thao tác nghị luận đã học qua các văn bản nghị luận.

- Vận dụng các thao tác nghị luận phù hợp với các vấn đề để nâng cao hiệu quả của bài văn nghị luận.

3. Phầm chất

- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt trong quá trình nghị luận;

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan các thao tác nghị luận

- Năng lực đọc – hiểu các văn bản để nhận diện các thao tác nghị luận;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về mục đích, ý nghĩa của các thao tác nghị luận

- Năng lực phân tích, so sánh sự khác nhau giữa các thao tác nghị luận;

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Các ngữ liệu văn bản.

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

III. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

2. Kiểm tra bài cũ: -Phân tích các khái niệm về nội dung của Truyện Kiều ?

-Phân tích các khái niệm về nghệ thuật của Truyện Kiều ?

3. Tổ chức dạy và học bài mới:




HĐ 1. KHỞI ĐỘNG

-Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học.

-Phương tiện: Máy chiếu.

-Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
- GV giao nhiệm vụ: Trong đoạn văn dẫn dưới đây, tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng thao tác nghị luận cụ thể nào?
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lậu.
Núi sông, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Tử Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu nhiều lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tác giả đã chứng minh cho luận điểm “Nước đại Việt ta thực sự là một nước đọc lập, có chủ quyền , bằng cách chia luận điểm đó thành các mặt, rồi xem xét kĩ càng từng mặt.
-Có nền văn hiến lâu đời
-Có núi sông, bờ cõi riêng
– Văn hoá, phong tục khác biệt
– Người anh hùng tài giỏi khiến Tổ quốc bao đời nay có thể làm một phương (các đế nhất phương) trường tồn trong lịch sử
=> Thao tác phân tích.
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong quá trình làm văn nghị luận, không những ta xác định luận điểm, luận cứ…mà còn phải sử dụng các cách để hình thành đoạn văn, bài văn. Đó chính là các thao tác nghị luận.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.


- Có thái độ tích cực, hứng thú.
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Giáo viên giao nhiệm vụ

- HS thảo luận khoảng 5-7 phút

- Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét chéo.

- GV nhận xét vàchuẩn kiến thức.




Hoạt động của GV - HSKiến thức cần đạt
✧GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi ở phần I – SGK tr 131.
HS thảo luận nhóm theo đơn vị bàn ( thời gian 3 phút ) để trình bày.
Bài tập 1. Nêu ví dụ để chứng tỏ trong thực tế người ta vẫn hay nói đến từ "thao tác". Từ các ví dụ, hãy cho biết từ "thao tác" được dùng với ý nghĩa nào?
- Chỉ một việc làm nào đó.
- Chỉ việc thực hiện một số động tác bất lì trong khi làm việc.
- Chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
Bài tập 2. Thao tác nghị luận có những điểm tương đồng và khác biệt gì so với các loại thao tác khác?
✵Thao tác nghị luận là gì ?
✧GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm.
✧GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm.
(NL hợp tác, NL giải quyết vấn đề)
A. Tìm hiểu chung :
I. Khái niệm :
1. Ví dụ ( SGK ) :
+ Từ thao tác được dùng để chỉ việc thực hiện những động tác theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật nhất định.
+ Thao tác nghị luận cũng là một thao tác, do đó, cũng bao gồm những quy định chặt chẽ về động tác, trình tự kĩ thuật và yêu cầu kĩ thuật.
+ Tuy nhiên, trong thao tác nghị luận, các động tác đều là hoạt động của tư duy và được làm để nhằm mục đích cuối cùng là thuyết phục người nghe ( người đọc ) nghe theo ý kiến bàn luận của mình.

2. Khái niệm : Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.
HS đọc ngữ liệu II.1.
HS đọc hiểu và điền vào chỗ trống những thao tác nghị đã học.

✧GV dẫn dắt HS nhớ lại các thao tác nghị luận.

✧GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo đơn vị bàn các câu : a, b, c.

✧GV quan sát, định hướng cho các nhóm.


✧GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung cần nắm.










✧GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu II2 ( thao tác so sánh )

✧GV nhận xét, diễn giảng và chốt lại nội dung.
✧GV gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 1 – SGK tr 134.
✧GV quan sát, giải đáp thắc mắc cho các nhóm ( nếu có ).
✧GV nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung.
✧GV hướng dẫn tìm hiểu kĩ vấn đề đặt ra cấp thiết trong đời sống để có những ý kiến bàn luận xác đáng có sức thuyết phục.
II. Một số thao tác nghị luận cụ thể :
1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp :
a. Điền đúng trình tự :
- Tổng hợp.
- Phân tích.
- Quy nạp.
- Diễn dịch.
b. Vận dụng thực hành :
( b )
- Thao tác phân tích nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm sáng rõ các nguyên nhân khiến cho thơ văn được đến thời đại bây giờ.
- Dùng phép phân tích + quy nạp.
( c )
- Dùng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý bộ phận của một kết luận chung.
- Còn bài “Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn dùng thao tác quy nạp, những dẫn chứng khách quan được sử dụng ở đó làm cho kết luận càng có sức thuyết phục.
2. Thao tác so sánh :
a. So sánh để thấy sự giống nhau.
b. So sánh để thấy được sự khác nhau.
Vậy so sánh có hai loại chính.
c. Câu đúng : 1, 3, 4.
*Ghi nhớ - SGK.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 10 tuần 28 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 10 tuần 28.docx
    43.1 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top