Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án bài 5: Những nẻo đường xứ sở

Bước chân con người thì nhỏ mà thế giới thì bao la. Mỗi lần đọc thêm một trang sách, ta như được đến một vùng đất mới. Văn học mở ra trước mắt ta những chân trời mới.

Ở bài học này, chúng ta cùng nhau soạn những tiết học sau:

- Giáo án Cô Tô

- Giáo án Hang én

- Giáo án Cửu Long Giang ta ơi

- Giáo án Tiếng Việt thực hành

- Giáo án Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Giáo án Nói và nghe Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

7138

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Những nẻo đường xứ sở


BÀI 5: NHỮNG NẺO ĐƯỜNG XỨ SỞ

…………………………………………………..

Môn: Ngữ văn 6 – Lớp:…

Số tiết:
18 tiết​

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí;

- Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt);

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt;

- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến;

- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

TIẾT 58: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng

- Nhận biết và phân tích được các đặc điểm nghệ thuật của thể kí.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Từ đầu học kỳ đến giờ, chúng ta đã học rất nhiều VB với rất nhiều thể loại văn học. Em hãy kể tên lại các thể loại văn học mà chúng ta đã cùng tìm hiểu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, kể tên những tác phẩm văn học đã đọc và thấy yêu thích. Nêu thể loại của các tác phẩm văn học vừa kể và một số thể loại khác.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thể loại kí qua hai VB Cô Tô (Nguyễn Tuân) và Hang Én (Hà My). Đầu tiên, chúng ta cùng đi vào phần Tri thức ngữ văn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung của bài học, nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy đọc phần tri thức ngữ văn liên quan đến kí, du kí và cho biết kí và du kí là gì.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm:
- Nghĩa gốc của từ “kí” là ghi chép một sự việc gì đó để không quên. Từ chỉ hoạt động (động từ) được chuyển thành danh từ, xác lập một thể loại văn học – kí.
- Kí không phải một loại tác phẩm văn học thuần nhất mà có nhiều biến thể. Tiêu chí để phân loại kí:
+ Phương thức tạo dựng cấu trúc tác phẩm: kí là sự kết hợp của tự sự, trữ tình, nghị luận cùng các thao tác tư duy khoa học.

- Kí là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thật;
- Trong kí có kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc;
- Với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự việc.
Du kí
- Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Cô Tô

7139

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Văn bản Cô Tô

TIẾT 59 – 60: VĂN BẢN 1. CÔ TÔ

(Nguyễn Tuân)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất trong đoạn trích Cô Tô. HS nhận ra cách kể theo trình tự thời gian của đoạn trích (từ ngày thứ tư đến ngày thứ năm, thứ sáu trên đảo; miêu tả Cô Tô trong trận bão và sau bão); xác định được người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi”; nhận biết được các biện pháp tu từ, các chi tiết miêu tả đặc sắc;

- HS nhận biết được vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. Vẻ đẹp của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt; vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương;

- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, lối miêu tả và xây dựng hình ảnh,…

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cô Tô;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cô Tô;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất tốt đẹp: yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

+ Kể tên những nơi em đã từng được đến tham quan. Chia sẻ một số điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.

+ Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ, trả lời câu hỏi;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu VB Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin chính về nhà văn Nguyễn Tuân và tác phẩm Cô Tô.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS:
+ Đọc và tìm hiểu nghĩa của những từ được chú thích ở chân trang;
+ Ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung từng phần của VB (phần miêu tả bão biển đọc khác với phần tả cảnh bình yên trên đảo,…);
+ Lưu ý trong khi đọc VB, chủ yếu sử dụng hai chiến lược hình dung và theo dõi bằng các câu hỏi gợi ý:
Đoạn 1: Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan nào?
Đoạn 2: Chú ý những từ ngữ miêu tả cảnh biển Cô Tô sau bão
Đoạn 3: Cảnh bình minh trên biển
Đoạn 4: Chú ý nơi đông vui và gợi sức sống nhất trên đảo
+ Em hãy đọc phần thông tin và nêu các nét chính về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Dựa vào phần tri thức ngữ văn đã học, em hãy nêu thể loại và phương thức biểu đạt của VB;
+ Bố cục của VB gồm mấy phần? Nội dung của các phần là gì? Gợi ý: Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ những vị trí nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Giải nghĩa từ khó
2. Tác giả

- Họ tên: Nguyễn Tuân;
- Năm sinh – năm mất: 1910 – 1987;
- Quê quán: Hà Nội;
- Ông là nhà văn có phong cách độc đáo, lối viết tài hoa, cách dùng từ ngữ đặc sắc. Thể loại sở trường của ông là kí, truyện ngắn. Kí của Nguyễn Tuân cho thấy tác giả có vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực đời sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn), Sông Đà (tùy bút),…
3. Tác phẩm
- Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập , xuất bản lần đầu năm 1976.
















4. Đọc – kể tóm tắt

- Thể loại: Kí;
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả;
- Bố cục: 4 phần
+ Từ đầu… quỷ khốc thần linh: Cơn bão biển Cô Tô;
+ Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tôlớn lên theo mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô một ngày sau bão (điểm nhìn: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô);
+ Mặt trờinhịp cánh: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (điểm nhìn: nơi đầu mũi đảo);
+ Còn lại: Buổi sớm trên đảo Thanh Luân (điểm nhìn: cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản Cô Tô;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIÊN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
GV có thể bổ sung thêm: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, bút pháp tài hoa, miêu tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ chiến sự, những từ Hán Việt tinh anh (liên hệ với VB Người lái đò sông Đà).























NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS:
+ Biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh, bầu trời, cây, nước biển, mặt trời,…)?
+ Em có nhận xét gì về cảnh Cô Tô trong và sau bão? Từ đây em có thấy hình ảnh trong kí có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
+ Em hãy chỉ ra câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ Năm trên đảo Cô Tô… theo mùa sóng ở đây.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển? Em có nhận xét gì về những từ ngữ ấy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.








NV4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:
+ Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?
+ Kết thúc bài Kí Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về hình ảnh chị Châu Hòa Mãn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những con người bình dị trên đảo như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Khung cảnh Cô Tô nếu thiếu chi tiết giếng nước ngọt sẽ thiếu sự sinh động, thiếu hình ảnh con người, mà chỉ là một quần đảo thiên nhiên đơn thuần, ở giữa biển. Nếu thiếu giếng nước ngọt, con người không thể sinh sống ở Cô Tô. Giếng nước ngọt là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân nơi đây. Nếu không miêu tả chi tiết này, tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân thực sự đã thiếu đi một chi tiết rất quan trọng.
+ Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh:
Biển cả – người mẹ hiền
Biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con
Người dân trên đảo – lũ con lành của biển
Kết thúc bằng tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Sự dữ dội của trận bão

- Các danh từ: Cánh cung, hỏa lực, trống trận;
- Cụm tính từ + động từ mạnh: buốt, rát, liên thanh quạt lia lịa, trời đất trắng mù mù, thúc, âm âm rền rền, vỡ tung, rít lên, rú lên, ghê rợn;
- Lượng từ: ba ngàn thước, trăm thước không gian rộng, bao la cho thấy sức gió mạnh, đẩy con người ra đi rất xa;
- Các từ, cụm từ Hán Việt: hỏa lực, thủy tộc, quỷ khốc thần linh;
- Biện pháp so sánh:
mỗi viên cát như viên đạn mũi kim bắn vào má;
gió như người bắn: chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn;
sóng như vua thủy;
gió rú rít như quỷ khốc thần linh so sánh làm nổi bật sự kì quái, rùng rợn của những trận gió.
- Thủ pháp tăng tiến:
Gác đảo nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết. Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung. Tiếng gió càng ghê rợn […] như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh:
+ Từ vây dồn bung hết, ép vỡ tung Thủ pháp tăng tiến miêu tả sức mạnh và hành động của cơn gió, làm cho hình ảnh sống động như thật;
+ “càng”: cấp độ được tăng thêm Từ miêu tả những cửa kính bị vỡ miêu tả tiếng gió “ghê rợn” so sánh với hình ảnh kì quái, sử dụng từ Hán Việt: “quỷ khốc thần linh”.
Sử dụng các từ ngữ gây ấn tượng mạnh, tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão
Cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Miêu tả cơn bão như trận chiến dữ dội, để cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
2. Cảnh Cô Tô sau cơn bão yên ả, tinh khôi
- Cụm tính từ, động từ:
Bầu trời – trong trẻo, sáng sủa, trong sáng >< cảnh bão trời – trắng mù mù
Núi đảo, nước biển – Xanh mượt, lam biếc đặm đà
Cát – vàng giòn
Cá – trong bão: biệt tăm biệt tích, bão tan: lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi tài nguyên phong phú
Khác với cách miêu tả trận bão biển, biển sau bão không còn được miêu tả bằng những từ ngữ tạo cảm giác mạnh, kịch tính mà được miêu tả bằng các hình ảnh giàu màu sắc, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi của Cô Tô.
- Cảm xúc của tác giả: cách dùng từ gần gũi với dân chài: động bão, mẻ cá giã đôi, mùa sóng;
Kể bằng hình ảnh trong kí có tác động lớn đến cảm nhận của người đọc.



3. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo Cô Tô

- Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ:
+ Khi mặt trời chưa nhú lên: chân trời trong, sạch như tấm kính độ trong, sạch và sáng
+ Khi mặt trời bắt đầu nhú lên:
mặt trời như lòng đỏ trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm kết hợp từ mới lạ: hồng hào: chỉ màu sắc, thăm thẳm: chỉ độ sâu;
bầu trời: mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh hình ảnh nên thơ, tưởng tượng phong phú, lối viết độc lạ, tài hoa;
Hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ Tài quan sát, tưởng tượng
Bức tranh cực kỳ rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển;
- Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên Cách đón nhận công phu và trang trọng
Thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.
4. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo;
- Rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang, gốm, các thuyền chờ mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để ra khơi đánh cá;
- Nước ngọt chỉ để uống, vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Nước ngọt rất quý
Nguồn nước ngọt sinh hoạt chính của người dân Cô Tô;
Chi tiết không thể thiếu khi miêu tả Cô Tô
- Hình ảnh chị Châu Hòa Mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh:
Biển cả – người mẹ hiền
Biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con
Người dân trên đảo – lũ con lành của biển
Kết thúc bằng tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

-
GV yêu cầu HS: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của tác phẩm khác mà em biết).

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành Tiếng Việt

7140

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt

TIẾT 61: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận diện được biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- HS biết sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong ngữ cảnh;

- Năng lực sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh trong việc viết câu văn, đoạn văn.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy nhắc lại khái niệm về biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong các tiết học trước, chúng ta đã được học về biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh. Trong tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ và so sánh trong ngữ cảnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

a. Mục tiêu:
Nắm được các khái niệm về ngôn ngữ thơ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Nêu lại kiến thức về biện pháp ẩn dụ và so sánh. Lấy ví dụ cho từng biện pháp.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Khái niệm
1. Ẩn dụ
2. So sánh
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học: biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; dấu câu; đại từ nhân xưng.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức chơi điền từ ngữ vào các ô ở cột phải tương ứng với các từ ngữ ở cột trái để chỉ ra những sự vật đã ngầm được nhắc đến.
quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ…………………
mâm bạc…………………
mâm bể…………………
cái chất bạc nén…………………
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi, viết các từ tương ứng;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành bài tập 2 SGK trang 114.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.











NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Đọc bài tập 3 SGK trang 114, sau đó đọc lại VB Cô Tô và tìm ba câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong VB này.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc bài tập 3 và đọc lại VB Cô Tô;
- HS hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Luyện tập
Bài tập 1 SGK trang 113 – 114

a.
quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệmặt trời
mâm bạcbầu trời sáng và lấp lánh
mâm bểmặt biển
cái chất bạc nénđộ sáng và sự lấp lánh
b. Biện pháp tu từ được sử dụng: ẩn dụ
Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cụ thể ở đây là tăng vẻ đẹp cho hình ảnh thiên nhiên ở Cô Tô.











Bài tập 2 SGK trang 114
a. Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
- Biện pháp tu từ: so sánh. So sánh mỗi một hạt cát như một viên đạn mũi kim, so sánh việc cát bắn vào má (do gió bão) mạnh và đau buốt như bị viên đạn mũi kim bắn vào So sánh hợp lý vì hạt cát nhỏ, viên đạn mũi kim cũng nhỏ, khi bắn chỉ tập trung làm đau buốt một điểm.
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Cụ thể là làm rõ và cụ thể hóa cảm giác bị cát bắn vào mặt. Từ đó cho thấy sự dữ dội của cơn bão ở Cô Tô.
b. Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa. Gió bão vốn là các hiện tượng tự nhiên, vô tri vô giác, đã được gán với các đặc điểm như con người: biết chờ cho « chúng tôi » vào hết trận địa cánh cung bãi cát, biết tăng thêm hỏa lực.
- Tác dụng: làm cho gió bão trở nên sinh động, câu chuyện được kể trở nên hấp dẫn.
Bài tập 3 SGK trang 114
Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động.
Ba câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong VB này:
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi
Cách so sánh cho người đọc hình dung một không gian trong veo (tấm kính), rất sạch (lau hết mây, hết bụi), gợi một cảm giác nhẹ nhõm và tinh khiết, trong lành, tầm mắt như được mở rộng ra khi nhìn "chân trời", "ngấn bể".
+ Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền như vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm trống trận.
So sánh hình ảnh sóng thúc lẫn nhau vào bờ như vua thủy; so sánh âm thanh của sóng thúc vào bờ với âm thanh của trống trận mà vua thủy cho các loài thủy tộc rung thêm: âm âm, rền rền gợi nhịp điệu, độ hăng say, dữ dội của trống trận trong trận chiến tăng sức gợi cho sự dữ dội của những đợt sóng.
+ Nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh
So sánh tiếng gió với tiếng khóc của quỷ, không chỉ đơn giản là tiếng khóc của quỷ mà còn là tiếng khóc của quỷ dành cho thần linh sự kỳ quái, ghê rợn, đáng sợ Tiếng gió rú rít được tăng sức gợi cảm, khiến người đọc cảm nhận được sự đáng sợ, ghê rợn của gió và thấy được sức mạnh của một cơn bão. Đồng thời thấy được cách lựa chọn hình ảnh so sánh tài hoa, độc đáo, mới lạ của nhà văn Nguyễn Tuân.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Hang én

7142

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Văn bản Hang én

TIẾT 62 – 63: VĂN BẢN 2. HANG ÉN

(Hà My)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của bài kí Hang Én;

- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người;

- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hang Én;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Hang Én;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề.

- HS nhận biết được vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Vẻ đẹp đó khiến con người vừa ngỡ ngàng vừa thán phục, nó đánh thức bản tính tự nhiên, khát vọng hòa đồng với tự nhiên của con người;

- HS nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể: cách dùng biện pháp tu từ, cách tạo dựng không gian nghệ thuật, việc sử dụng các chi tiết miêu tả,...

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu về thể loại kí qua VB Cô Tô của Nguyễn Tuân. Trong tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu thể loại kí qua VB Hang Én.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS .

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu và đặt câu hỏi HS:
+ Em hãy nêu những thông tin cơ bản của VB “Hang Én”;
+ Dựa vào phần Tri thức ngữ văn đã học trong các tiết trước, em hãy cho biết VB thuộc thể loại nào? Nhân vật “tôi” đã kể hành trình khám phá hang Én theo trình tự nào? Nêu tác dụng của trình tự đó với VB;
+ Cho biết phương thức biểu đạt của VB là gì;
+ Bố cục VB gồm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ HS nêu những thông tin cơ bản của VB, PTBĐ, bố cục;
+ Thể loại: Kí. Kể theo trình tự thời gian, tuyến tính Phù hợp với thể loại kí, cho thấy sự tuần tự, câu chuyện trở nên chân thật và người đọc dễ hình dung.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Thông tin về văn bản

- Trích dẫn văn bản viết giới thiệu về hang Én trên trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình; truy cập: 14/10/2020;
- Tác giả: Hà My.
2. Đọc, kể tóm tắt
- Thể loại: Kí;
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm;
- Bố cục: 2 phần chính:
+ Phần 1: Từ đầu... lòng hang chính: Hành trình đi đến hang Én;
+ Phần 2: Còn lại: Khám phá vẻ đẹp bên trong hang Én:
Tiếp... trần hang cao vài trăm mét: Kích thước của hang Én;
Tiếp... đôi cánh ấy sẽ lành hẳn: Những con chim én trong hang Én;
Tiếp... tạo tác của tự nhiên: vẻ đẹp thiên nhiên ở sau hang Én;
Tiếp... tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều: Hang Én khi trời tối;
Tiếp... hết: Hang Én vào sáng hôm sau.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được nội dung và nghệ thuật của VB Hang Én.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi và tái hiện hành trình đến hang Én:
+ Cách thức di chuyển vào hang Én có gì đặc biệt?
+ Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?
+ Em hãy tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm nhận gì về rừng nguyên sinh?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.





NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Kích thước của hang Én được thể hiện qua các số liệu nào? Các số liệu đó nói lên điều gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy sự hòa mình của du khách với thiên nhiên? (Gợi ý: khi cho chim én ăn, khi sống trong hang Én buổi tối hôm trước và sáng hôm sau); Việc hòa mình với thiên nhiên có khó khăn không? Em hãy thử hình dung về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mình với đầy đủ tiện nghi (điện, nhà, phòng ngủ, v.v... ) để trả lời câu hỏi;
+ Em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa “biết sợ con người”?
+ Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ tự nhiên không? Vì sao?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các số liệu nói về kích thước của hang Én cho thấy hang Én rất rộng lớn;
+ Những chi tiết cho thấy du khách hòa mình với thiên nhiên: cho chim én ăn, sinh hoạt ở hang Én tối hôm trước và sáng hôm sau;
+ Sự “sống” của đá và của loài én “chưa biết sợ con người” cho thấy hang Én phải được kiến tạo từ rất lâu mới có được như hôm nay và nó vẫn còn nguyên sự nguyên sơ so với những nơi khác đã bị con người không có ý thức tàn phá;
+ Cách tác giả miêu tả cho thấy sự hòa nhập của con người với tự nhiên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.


























































NV3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS:
+ Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người? (GV gợi ý HS dựa vào những chi tiết như hành trình để đến được hang Én, điều kiện sống trong hang Én)
+ Hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
- Dự kiến sản phẩm:
+ HS nêu quan điểm đồng tình hoặc không về ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm.
+ Hành trình khám phá hang Én đánh thức ở con người: mở rộng tầm mắt với những trải nghiệm thú vị khi được sống cùng thiên nhiên hoang sơ, vừa là thử thách đối với sức khỏe và kỹ năng sinh tồn của con người trong điều kiện thiếu thốn Thiên nhiên là người mẹ vừa nuôi dưỡng vừa dạy dỗ con người.
+ HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của VB.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hành trình đến hang Én

- “Phải xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao, ngoằn ngoèo, lội khoảng ba mươi quãng suối và sông”
Đến được hang Én là một thách thức, đòi hỏi con người có nghị lực, sự quyết tâm, kiên trì và khát vọng chinh phục
- Chỉ có cách đi bộ cách duy nhất để đến được hang Én có thời gian để khám phá và hòa mình vào thiên nhiên:
+ Thách thức, nguy hiểm: dốc cao gập ghềnh; đường mòn, trơn; cây cổ thụ chắn ngang, vòm dây leo giăng kín; lội sông, trèo ngược vách đá cao hiểm trở;
+ Vẻ đẹp:
+ một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai;
+ cây cổ thụ tán cao vút, hoa phong lan nở, nhiều côn trùng, chim chóc;
+ con đường, thảm cỏ (cách dùng từ “thảm”, không phải “bãi), tiếng chim, đàn cá bơi, đàn bướm quấn quýt cả vào chân người;
+ các từ, cụm từ chỉ cảm xúc: thích nhất, yêu vô cùng, ngỡ mình đang đi trong một giấc mộng đẹp;
Các từ ngữ miêu tả thiên nhiên có độ gợi cảm cao, thể hiện thái độ, tình cảm yêu mến của người viết.
2. Vẻ đẹp bên trong hang Én
a. Kích thước
- Số đo: rộng nhất là 110m2, cao nhất là 120m, sông ở hang chính len lỏi qua hang ngầm khoảng 4 km;
- Cách so sánh để cụ thể hóa, dễ hình dung: có thể chứa được hàng trăm người, tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng.
Cụ thể hóa hang Én cho người đọc: Hang Én rất cao, rộng, dài Con người trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn
b. Vẻ đẹp trong hang Én
- Sự kiến tạo của tự nhiên:
+ Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường;
+ “Bờ sông cát mịn, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo”;
+ Dải hóa thạch sò, ốc, san hô; nhũ đá, măng đá, ngọc động
tuyệt đẹp, trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên
Những vật vô tri nhưng đều có sự sống, sinh thành, biến hóa qua chiều dài của lịch sử địa chất.
Chiều sâu của lịch sử, cội nguồn của sự sống trên hành tinh.
- Sinh vật tự nhiên sống trong hang Én: chim én
+ Tính từ: “dày đặc”;
+ Nhân hóa, cách dùng từ, viết câu thể hiện tình cảm, cảm xúc:
Én bố mẹ, én anh chị, én ra ràng, bạn én thiếu niên
Ngủ nướng; say giấc;
“Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!” dấu ba chấm để thể hiện sự bất ngờ ở phía sau: bạn én thiếu niên ham ngủ lối viết giàu cảm xúc, tình cảm;
không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách; ung dung mổ cơm trong lòng bàn tay
- Khung cảnh trong hang Én thay đổi theo thời gian:
+ Tối:
Bóng tối trùm trong hang, khoảng trời trên cửa hang vẫn sáng rất lâu;
Đàn én bay về hang; tứ bề tiếng chim líu ríu, chíu chít, tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái lều;
Tiếng nước chảy âm âm.
+ Sáng:
Năm giờ: luồng nắng ban mai rực rỡ sáng bừng cả lòng hang, tương bật điện từ tối sang sáng, con người chưa kịp thích nghi;
Khói mơ lãng đãng trên mặt nước do nắng và hơi nước mỏng cộng lại vẻ đẹp thơ mộng, bình yên, trong trẻo của buổi sáng. Cách dùng từ đảo ngữ: không phải “khói mơ lãng đãng” mà là “lãng đãng khói mơ”;
Không khí mát lành, tinh khiết.
c. Sự hòa mình của con người với tự nhiên
- Cách con người tương tác với tự nhiên:
+ Cách gọi hang Én: cái tổ được Mẹ Thiên Nhiên ban tặng. “Cái tổ” gợi cảm giác nguyên thủy, ấm áp, gần gũi. “Mẹ Thiên Nhiên”: gọi thiên nhiên là “Mẹ”, viết hoa các tiếng thái độ ngưỡng vọng, biết ơn, trân trọng sự dồi dào, phong phú, vẻ đẹp của thiên nhiên;
+ Thời xa xưa, tộc người A-rem đã sống trong hang Én, có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao thế hệ leo vách đá con người sống giữa thiên nhiên, hòa hợp và thích ứng với thiên nhiên;
+ Tộc người A-rem khi ra ngoài sinh sống: vẫn giữ lễ hội “ăn én”;
+ Cư xử với đàn bướm: thái độ yêu thích, bước đi cùng đàn bướm, ngắm cánh hồ điệp monh manh thái độ trân trọng, nâng niu vẻ đẹp mong manh;
+ Cư xử với chim én: đặt lên vai, cho ăn trong lòng bàn tay sự gần gũi, thân thiện;
+ Sống trong hang:
Ngồi bệt trên cát, chân trần trực tiêp tiếp xúc với thiên nhiên, không cần vật bảo hộ, ngăn, kê, lót.
Tối: Ngắm sông, ngắm trời;
Sáng: ngoài người ra khỏi lều
Tâm trạng, thái độ: yêu thích, cảm phục, ngưỡng vọng, kết giao với tự nhiên, cảm thấy được sống an nhiên trong cái “tổ” của “Mẹ Thiên Nhiên”.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc tăng khả năng liên tưởng, tưởng tượng và khơi lên tình cảm trong lòng người đọc;
- Lối kể tuyến tính phù hợp với thể kí giúp câu chuyện trở nên gần gũi, sống động, chân thực với người đọc
2. Nội dung
VB cho thấy vẻ đẹp hoang dã, nguyên sơ của hang Én và thái độ của con người trước vẻ đẹp của tự nhiên.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cuộc thi vẽ tranh tưởng tượng về hang Én dựa vào VB đã học;

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về hang Én.

GV gợi ý HS chú ý đến những chi tiết như phải đi bao lâu, bao xa mới đến được hang Én, bên trong hang Én có gì đặc biệt, cách sinh hoạt ở hang Én, v.v...

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Thực hành tiếng Việt

7143

Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Thực hành tiếng Việt

TIẾT 64: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận biết được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- HS nhận diện được các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu văn, đoạn văn;

- Năng lực nhận diện và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa trong VB văn học và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

3. Phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trong các tiết học thực hành tiếng Việt trước, chúng ta đã tìm hiểu về các dấu câu, cụ thể là dấu ngoặc kép. Em hãy nêu lại định nghĩa về dấu câu, dấu ngoặc kép và nêu tác dụng của chúng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời;

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang trong câu, đoạn văn và luyện tập phân tích các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết

a. Mục tiêu:
HS nắm được khái niệm, tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang; nêu và phân tích các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIÊN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm:
+ Các nhóm hãy nêu lại khái niệm của dấu ngoặc kép, dấu phẩy, dấu gạch ngang và các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã được học trong các bài học trước;
+ Lấy ví dụ cho từng loại dấu câu và biện pháp tu từ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Dấu câu
1. Dấu ngoặc kép

- Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu;
- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp;
- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt;
- Trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm.
2. Dấu phẩy
- Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu;
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép;
- Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng;
- Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
3. Dấu gạch ngang
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê;
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại;
- Ngăn cách các thành phần chú thích với thành phần khác trong câu;
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau;
- Phiên âm tên nước ngoài;
- Dùng trong cách để ngày, tháng, năm.
II. Biện pháp tu từ
1. So sánh

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Nhân hóa
- Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS: Đọc và hoàn thành lần lượt các bài tập trong SGK trang 118.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
Bài tập 1 SGK trang 118
a. Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về thuở sơ khai đến với tôi ngay khi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.
- Nghĩa của từ trong ngoặc kép: “ngược dòng” bơi ngược, lội ngược, không thuận theo lẽ thông thường.
Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: “ngược dòng” được hiểu theo cách đặc biệt, là quay về tìm hiểu những điều từ xa xưa, lúc sự sống mới bắt đầu, như đi ngược với thời gian tuyến tính đang chảy trôi ở hiện tại.
b. Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.
Nghĩa của các từ trong ngoặc kép: “sảnh chờ”: phòng lớn dùng làm nơi tiếp khách, là nơi để tạm dừng, chờ cho việc đi lại tiếp theo.
Tác dụng khi đưa vào dấu ngoặc kép: so sánh không gian hang ngoài của hang Én rộng và đẹp giống như sảnh chờ, báo hiệu ngoài hang đầu tiên bên ngoài, sẽ còn những hang phía bên trong Cụ thể hóa, giúp người đọc dễ hình dung về không gian trong hang Én, gợi sự tò mò về các hang tiếp theo ở hang Én.
Bài tập 2 SGK trang 118
a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng, trong bản A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
Tác dụng của:
- Dấu phẩy:
+ Dấu phẩy (1): ngăn cách các vế trong câu, vế sau giải thích và làm sáng tỏ nghĩa cho vế trước;
+ Dấu phẩy (2) (3): liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề phía trước. Cụ thể: bàn chân mỏng và ngón dẹt có cùng đặc điểm chung là những bộ phận dưới cùng, tiếp giáp với mặt đất của cơ thể con người.
- Dấu ngoặc kép: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo cách đặc biệt. Cụ thể ở đây là từ “ăn én”, không phải là ăn thịt chim én mà là tên một lễ hội của nười A-rem để lưu giữ ký ức họ đã từng sống trong hang động.
- Dấu gạch ngang: là thành phần phụ chú cho thành phần đứng trước nó là “bàn chân mỏng, ngón dẹt” giải thích vì sao người A-rem lại có đặc điểm sinh học đặc biệt như vậy.
b. Hô-oát Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn “sống” trong hành trình tạo tác của tự nhiên.
Tác dụng của:
- Dấu phẩy:
+ Dấu phẩy (1): ngăn cách thành phần giải thích với thành phần chính (ở đây là chủ ngữ của câu), vế sau giải thích, bổ sung thêm ý nghĩa cho vế trước: ở đây bổ sung thêm thông tin cho biết Ho-oát Lim-bơ là người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam;
+ Dấu phẩy (2): ngăn cách các vế câu, vế sau làm thành phần phụ chú cho vế trước và nhấn mạnh vào vế sau giúp sự diễn đạt trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận. Cụ thể ở đây vế trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới bổ sung thêm cho trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới.
+ Dấu phẩy (3): ngăn cách các vế, các thành phần của câu;
+ Dấu phẩy (4): liệt kê sự vật, hiện tượng cùng loại với với sự vật, hiện tượng liền kề phía trước. Cụ thể ở đây là liệt kê nhũ đá, măng đá, ngọc động. Chúng là những sự vật có cùng tính chất.
- Dấu ngoặc kép:
+ “Sống” theo nghĩa thông thường: tồn tại ở hình thái có trao đổi chất với môi trường ngoài, có sinh đẻ, lớn lên và chết (Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê);
+ “Sống” được để trong ngoặc kép trong ví dụ: nhấn mạnh và hiểu theo nghĩa cụ thể, đặc biệt: các măng đá, nhũ đá, ngọc động vẫn tiếp tục được bồi đắp, bào mòn trong hành trình tạo tác của tự nhiên. Đó là một sự hiển nhiên, sinh động cho thấy tất cả mọi vật đều ở trạng thái vận động.
- Dấu gạch ngang: “xen-ti-mét”: phiên âm từ tiếng nước ngoài. Cụ thể là từ từ “centimet”, chỉ đơn vị đo độ dài.
Bài tập 3 SGK trang 118
Những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các VB Cô Tô, Hang Én:
- VB Cô Tô:
+ Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh : “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi”
Tác dụng khi sử dụng: trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp. Ở đây, tác giả Nguyễn Tuân trích dẫn lại lời của nhân vật anh hùng Châu Hòa Mãn theo lối trực tiếp.
- Vb Hang Én:
+ Bạn sẽ thấy những “thương hải tang điền” còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô,… nơi vách đá
“Thương hải tang điền”: bãi bể nương dâu. Dùng để chỉ những biến đổi lớn lao. Đây là điển cố được sử dụng nhiều trong văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam cổ trung đại.
Tác dụng khi sử dụng: tăng khả năng gợi cảm cho sự diễn đạt, ngầm ý nói sự thay đổi từ biển sang hang động còn để lại dấu tích ở các hóa thạch.
Bài tập 4 SGK trang 118
a. Bữa tối, một chú én tò mò sa xuống bàn ăn, cánh bị thương không bay lên được.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa. Chim én được gọi bằng “chú”.
b. Sáng hôm sau, tôi vẫn thấy nó thản nhiên đi lại quanh lều bên một bên cánh còn hơi sã xuống.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa. Chim én được miêu tả với những từ ngữ, cử chỉ, điệu bộ như con người : “thản nhiên”, “đi lại”.
Tác dụng: biện pháp tu từ nhân hóa ở đây không những làm cho con chim én được miêu tả trở nên gần gũi, sống động như người mà còn có tác dụng thẩm mỹ. Tác dụng thẩm mỹ giúp lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn.
Bài tập 5 SGK trang 118
a. Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa. Gọi chim én là “bạn”, cũng phân chia thành các độ tuổi và tính cách như con người: “thiếu niên”, “ngủ nướng”, “say giấc”.
Tác dụng: biện pháp tu từ nhân hóa ở đây không những làm cho con chim én được miêu tả trở nên gần gũi, sống động như người mà còn có tác dụng thẩm mỹ. Tác dụng thẩm mỹ giúp lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn.
b. Chúng đậu thành từng vạt như đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.
- Biện pháp tu từ: so sánh. Vẻ đẹp của đàn bướm khi đậu trên mặt đất được ví với hoa lá được ai ngẫu hứng trên mặt đất.
Tác dụng: tăng sức gợi cho sự miêu tả, diễn đạt hình ảnh đàn bướm đậu thành từng vạt đẹp, rực rỡ như hoa lá và cho thấy cảm xúc của người viết trước vẻ đẹp.
c. Cửa thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.
- Biện pháp tu từ: so sánh. So sánh cửa thứ hai ở hang Én thông lên mặt đất cao, rộng, sáng như giếng trời khổng lồ.
- Tác dụng: giúp cho đối tượng so sánh trở nên cụ thể hóa, dễ hình dung, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, tạo cảm giác choáng ngợp trước không gian sáng rộng, và trong trẻo.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Cửu Long Giang ta ơi

7144

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Cửu Long Giang ta ơi


TIẾT 65 – 66: VĂN BẢN 3. CỬU LONG GIANG TA ƠI

(Trích, Nguyên Hồng)​

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt


- HS nhận biết được tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước của nhà thơ thể hiện qua ngôn ngữ VB, cụ thể là nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cửu Long Giang ta ơi;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cửu Long Giang ta ơi;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Bằng những kiến thức về địa lý Việt Nam, em hãy cho biết sông Cửu Long bắt nguồn từ con sông nào và sông Cửu Long chảy qua những địa danh nào của Việt Nam?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Trong các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu các VB về chủ đề Những nẻo đường xứ sở qua những địa danh như Cô Tô, hang Én. Trong tiết học này, thầy/cô trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hình ảnh sông Cửu Long thông qua VB Cửu Long Giang ta ơi của nhà văn Nguyên Hồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm của VB;
+ Nêu phương thức biểu đạt và bố cục của VB.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả

- Tên: Nguyên Hồng;
- Năm sinh – năm mất: 1918 – 1982;
- Quê quán: sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng;
- Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, v.v… Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.
2. Tác phẩm
- Các tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), v.v…
- VB Cửu Long Giang ta ơi được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9.
3. Đọc, kể tóm tắt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm;
- Bố cục:
+ Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học;
+ Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động;
+ Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
Nắm được các đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS:
+ Em hình dung như thế nào về “tấm bản đồ rực rỡ”? Nhân vật trong bài thơ có cảm xúc như thế nào khi nhìn tấm bản đồ ấy?
+ Nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
NV2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV lần lượt đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Em hãy tìm những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông.
+ Hình ảnh người nông dân Nam Bộ được tác giả khắc họa qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó gợi cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?
+ Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhiều hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Em thích những hình ảnh nào? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật/chủ thể trữ tình

- “Ngày xưa ta đi học”:
+ “Tấm bản đồ rực rỡ”: tấm bản đồ trong bài giảng của thầy giáo trở nên đẹp đẽ lạ thường, không chỉ là hình ảnh sông Mê Kông mà còn tượng trưng cho Tổ quốc thiêng liêng.
Tấm bản đồ trong cảm nhận của cậu học trò mười tuổi như mở ra một không gian mới, gợi niềm háo hức, mê say.
- Hình ảnh người thầy trở nên kỳ diệu, như có phép lạ: “gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ”;
- “Ta đi… bản đồ không nhìn nữa”: câu thơ mang tính chất tự sự, ngầm bên trong là trữ tình
So sánh với ngày mười tuổi, nhân vật trữ tình không còn nhìn vào bản đồ mê say; thay vào đó là bắt tay vào lao động, gây dựng đất nước, Tổ quốc, tiếp nối truyền thống ông cha:
“Những mặt đất
Cha ông ta nhắm mắt
Truyền cháu con không bao giờ chia cắt”
Ý thức được truyền thống, trân trọng những giá trị, sự tiếp nối các thế hệ trên mảnh đất quê hương.
Sự thay đổi của nhân vật trữ tình gắn với sự thay đổi trong hành động: từ nhỏ tuổi sang lớn lên, từ ngồi học sang bước đi, từ nhìn bản đồ mê say đến không nhìn nữa. Nhưng tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc càng ngày càng lớn dần, đằm sâu.
- “Ta đã lớn”:
+ “Thầy giáo già đã khuất”: câu thơ tự sự, vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa nói lên sự đổi thay của thời gian, và hình ảnh thầy giáo không còn là hình ảnh to lớn như đạo sĩ trước kia. Nhưng hình ảnh thầy lại đọng lại là một kỷ niệm của cậu bé năm mười tuổi. Câu thơ có sự suy niệm, hồi tưởng;
+ “Thước bảng to nay thành cán cờ sao”: hình ảnh mang ý nghĩa hình tượng: những điều thầy dạy đã được các học trò tiếp thu và thực hành, tiếp tục xây dựng quê hương, Tổ quốc. Nhịp thơ 3/5: vế sau dài hơn vế trước tạo giọng điệu kể, thủ thỉ, tạo nên sự xúc động.
+ “Những tên làm man mác tuổi thơ xưa
Đã thấm máu của bao hồn bất tử”
Tiếp tục mạch cảm xúc của khổ cuối bài thơ, khẳng định giá trị vĩnh cửu (“bất tử”) của những người đã cống hiến vì Tổ quốc.
- Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông:
+ Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát
+ Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền

+ Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ đau đớn, nhưng cố gắng vô cùng vì tương lai.
+ Đọc lên nước mắt đều muốn ứa
Hình ảnh dòng sông Mê Kông đối với tác giả có sự gần gũi, thân thiết, gắn bó sâu sắc như tình cảm với những người thân ruột thịt. Dòng sông Mê Kông chảy cùng với những sinh hoạt của người dân, bồi đắp và tạo nên sản vật trù phú cho người dân, cùng người dân trải qua những lao động vất vả.
Tình yêu, sự trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với dòng Mê Kông và những người nông dân Tình yêu đối với quê hương, đất nước.
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông
- Trong dòng chảy của nó, sông Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau;
- Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ - Việt Nam (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú – gắn liền với tính chất của người mẹ:
+ Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh;
+ Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng
Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa
Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền

chín nhánh Mê Kông – cách nói khác ám chỉ sông Cửu Long, nhưng đồng thời còn cho thấy số lượng của những nhánh Mê Kông nhiều, màu mỡ, đầy phù sa. Từ nổi váng ở cuối, kết thúc bằng thanh T, giúp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc;
Thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp ngữ: Chín nhánh Mê Kông; Ruộng bãi Mê Kông, Bến nước Mê Kông Nhấn mạnh, tạo cảm giác nhiều, và khơi lên cảm xúc.
+ Sầu riêng thơm dậy, suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả, v.v...
+ Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ
3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ
- Cuộc sống của người nông dân Nam Bộ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương... Truyền cháu con không bao giờ chia cắt.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật

- Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng;
- Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc;
- Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao;
- Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v...
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) nêu những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước được thể hiện trong bài thơ.

- GV hướng dẫn: Nhìn bao quát toàn bộ đoạn trích để thấy những dòng thơ thể hiện từng chặng đường đời của nhân vật trữ tình: Mười tuổi thơ; Ta đi… bản đồ không nhìn nữa, Ta đã lớn…

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

7145

Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt


TIẾT 67 – 69: VIẾT

VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS biết chọn một cảnh sinh hoạt để viết bài văn miêu tả theo đúng các bước;

- HS được khơi gợi óc quan sát, khả năng sáng tạo và nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống.

2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Em hãy kể lại một cảnh sinh hoạt mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. Cảnh sinh hoạt đó cho em những suy nghĩ, cảm nhận gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, báo cáo kết quả hoạt động.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi: Theo em, một bài vưn tả cảnh sinh hoạt cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt
- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt;
- Tả bao quát quanh cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính);
- Tả hoạt động cụ thể của con người;
- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động;
- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo

a. Mục tiêu:
Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi:
+ Bài viết này có bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần?
+ Cảnh sinh hoạt được tả trong bài viết tham khảo là cảnh gì?
+ Tác giả đã sử dụng những từ ngữ như thế nào để miêu tả cảnh sinh hoạt?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
- Bài viết tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài văn tả cảnh sinh hoạt:
+ Giới thiệu cảnh sinh hoạt: chợ phiên vùng cao;
+ Tả quang cảnh chung: cái nhìn bao quát, đi từ bên ngoài vào trong, từ xa đến gần (“chợ họp trên sườn núi”, “từ trên cao nhìn xuống”, “vào chợ”);
+ Tả cảnh hoạt động cụ thể của con người: phụ nữ, đàn ông, em bé có những hoạt động riêng;
+ Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động;
+ Thể hiện thái độ, suy nghĩ của người viết (“Chợ phiên là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng các dân tộc thiểu số phía bắc Việt Nam).
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu:
Nắm được cách viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc.
- Hướng dẫn HS tìm ý.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, lựa chọn cảnh sinh hoạt, tìm ý cho đoạn văn theo Phiếu học tập sau:
Em sẽ tả cảnh gì?…………….
Cảnh sinh hoạt diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?…………….
Nhìn bao quát, khung cảnh hiện lên như thế nào?…………….
Cảnh sinh hoạt có những chi tiết nào đặc sắc?…………….
Trong cảnh sinh hoạt, con người có những hoạt động gì?…………….
Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó?…………….
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
. Các bước tiến hành
Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài;
- Tìm ý;
- Lập dàn ý.
Viết bài
Chỉnh sửa
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập;

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Nói và nghe Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

7146

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Nói và viết chia sẻ một trải nghiệm

TIẾT 70: NÓI VÀ NGHE

CHIA SẺ MỘT TRẢI NGHIỆM VỀ NƠI EM SỐNG HOẶC TỪNG ĐẾN

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:


- HS kể và miêu tả được một trải nghiệm của chính mình về khung cảnh hay hoạt động mà mình quan sát hoặc trực tiếp tham gia;

- HS biết cách nói và nghe phù hợp: Với tư cách người nói, HS có thể dựa trên bài đã viết, phát triển và làm phong phú hơn cho phần nói, biết phát huy những lợi thế của giao tiếp trực tiếp bằng lời; với tư cách người nghe, HS biết lắng nghe và phản hồi tích cực.



2. Năng lực

a. Năng lực chung


- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em đã từng sống hay từng đến những đâu? Hãy chia sẻ về một kỷ niệm khiến em nhớ mãi ở nơi đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Bài học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành nói và nghe về chủ đề Chia sẻ một chủ đề về nơi em sống hoặc từng đến.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói

a. Mục tiêu:
Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu rõ yêu cầu HS xác định mục đích nói, bám sát mục đích nói và đối tượng nghe;
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nói;
- GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, nhóm, góp ý cho nhau về nội dung, cách nói;
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành
Trước khi nói

- Lựa chọn đề tài, nội dung nói;
- Tìm ý, lập ý cho bài nói;
- Chỉnh sửa bài nói;
- Tập luyện.
Hoạt động 2: Trình bày bài nói

a. Mục tiêu:
Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp, các HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá điền vào phiếu.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
2. Trình bày bài nói
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

a. Mục tiêu:
Nắm được cách đánh giá bài nói/trình bày.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV hướng dẫn HS đánh giá bài nói/ phần trình bày của bạn theo phiếu đánh giá.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện đánh giá theo phiếu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV điều phối:
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận;
+ HS tương tác, nhận xét, đặt câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.
C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói

b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, thực hành nói và nghe lại.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: HS thực hành nói lại, dựa trên những góp ý và đánh giá của giáo viên và các bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
 

Trần Ngọc

S.Moderator
Giáo án Đọc mở rộng

7147

Giáo án Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc mở rộng

TIẾT 71: ĐỌC MỞ RỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ Yêu cầu cần đạt


- HS chia sẻ với các bạn và thầy cô kết quả tự đọc các VB có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB trong bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở. Qua việc chia sẻ kết quả đọc mở rộng, HS thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học;

- HS nêu được nội dung cơ bản của VB đọc; trình bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí.

2. Năng lực

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

3. Phẩm chất

- Những phẩm chất được gợi ra từ nội dung của VB đọc;

- Ý thức tự giác, tích cực của HS.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV


- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV gợi dẫn và đặt câu hỏi:

+ Trong các bài học vừa qua, chúng ta đã được thầy/cô hướng dẫn đọc 1 VB cụ thể. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tự chọn ra các VB đã được yêu cầu để tiến hành đọc mở rộng.

+ Các em đã lựa chọn ra những VB nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi;

- GV nhận xét, đánh giá.


B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu:
Thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, và kỹ năng được học để tự đọc những VB mới có đặc điểm thể loại và nội dung gần gũi với các VB đã học (trình bày được một số yếu tố của thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ, nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ; nhận biết được người kể chuyện, cách ghi chép và cách kể chuyện trong bài kí).

b. Nội dung: HS sử dụng các VB có cùng đặc điểm thể loại (thơ lục bát, kí) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài: bài 1 bài 4. Quê hương yêu dấu và bài 5. Những nẻo đường xứ sở, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm chọn một VB có cùng đặc điểm thể loại (thơ lục bát, kí) và cùng chủ đề với các VB đã học trong những bài trước, tiến hành đọc, trình bày nội dung và nghệ thuật của VB.
- GV gợi ý:
+ Để hoàn thành tốt tiết học hôm nay, các em hãy đọc lại phần Tri thức ngữ văn trong các bài học trước để nắm vững về thể loại, cũng như cách phân tích các đặc điểm nghệ thuật;
+ Đối với VB thể kí, chú ý các kể, tả sự kiện cho mang tính chất chân thật hay không (người kể chuyện có tham gia vào câu chuyện hay không)? Cách kể chuyện có gì đặc biệt? (tuyến tính – theo thời gian hay phi tuyến tính)? Nêu tác dụng của cách kể này.
+ Đối với VB thơ lục bát, chú ý phân tích số tiếng, số dòng, vần, nhịp và những nét độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng.

KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Hình thức hỏi – đáp;
- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;
- Hấp dẫn, sinh động;
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.
- Báo cáo thực hiện công việc;
- Phiếu học tập;
- Hệ thống câu hỏi và bài tập;
- Trao đổi, thảo luận.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top