giáo án Ngữ văn 6 tuần 25 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25 được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Buổi học cuối cùng " và " Đêm nay Bác không ngủ ", phương pháp tả người và nhân hóa .

6824


Tuần:
Tiết: 97
Ngày soạn:
Ngày dạy:


Đọc hiểu

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

(An- phông- xơ Đô-đê)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.

- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả trong tác phẩm, ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.

- Nắm được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện: Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.

2. Kĩ năng:

- Đọc, kể tóm tắt ...

- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

Giáo dục tình yêu tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, HÒA BÌNH.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng, biết lắng nghe và tìm hiểu những vẻ đẹp ngôn ngữ dân tộc.

- Năng lực giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về tiếng nói của mỗi dân tộc

- Biết trân trọng tình yêu quê hương với nhiều khía cạnh khác nhau.

- Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,...


D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp (1 phút).

Ngày giảngLớpSĩ số
6A1
6A2
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

Câu hỏiĐáp án- biểu điểm
? Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Buổi học cuối cùng”?
? Nêu cảm nhận của em về thầy giáo Ha-men trong bài?
* Yêu cầu:
An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
- Lời nói: Ân cần, dịu dàng.
Kiên nhẫn giảng bài.
- Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.
3. Bài mới. ( 33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

?Cho học sinh nghe/ hát bài hát Mong ước kỉ niệm xưa, nhấn mạnh vào điệp khúc " Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại..."

Thời gian là nỗi sợ hãi của tất cả chúng ta, bởi vì nó một đi không bao giờ trở lại. Dẫu biết như thế, nhưng chúng ta thường để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa, để rồi khi chỉ còn những thời khắc cuối cùng, ta mới biết trân quý những gì ta đang có...Tiết 2 của bài Buổi học cuối cùng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cảm xúc này




Hoạt động Thầy – TròNội dung
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )





? Trước đây phrăng được giới thiệu là chú bé ntn?
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc-hiểu văn bản:
3. Phân tích:
a. Nhân vật thầy giáo Ha-men:
b. Nhân vật chú bé Phrăng:
- Trước đây: Vốn lười học, ham chơi, không ý thức được trách nhiệm của bản thân.
? Cảnh vật chú bé Phrăng đến trường được miêu tả như thế nào?
+ Trời ấm, trong trẻo
+ Tiếng sáo hốt ven rừng trên đồng cỏ… lính Phổ đang tập…
* Trên đường tới trường:
? Cảnh vật được miêu tả qua sự cảm nhận của ai?
? Phrăng quan sát, cảm nhận bằng những giác quan nào?
- mắt, tai
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?- NT: Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
? Trong cảnh vật tương đẹp như vậy tâm trạng Phrăng ra sao? Bộc lộ qua hành động, suy nghĩ nào?
+ Phrăng định trốn học…cưỡng lại …vội vã chạy đến trường.
- Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường
? Có phải những cảnh đẹp khiến Phrăng định trốn học hay còn trong còn lí do nào khác?
? Tại sao bác phó rèn nói : Đừng vội vã thế cháu ơi? Đến trường lúc nào cũng còn sớm?
- Như trách móc Phrăng lười học, như ngầm bảo đó là buổi học cuối cùng đến lúc nào chẳng được.
? Khi đến trường chú bé Prăng cảm nhận quang cảnh lớp học ra sao?
+ Thông thường: ồn ào như vỡ chợ
+ Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật
* Khi đến trường:
? Bước vào chổ, ngồi vào chỗ của mình Prăng quan sát thấy điều gì?
Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng
Dân làng lặng lẽ buồn rầu.
? Nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này?
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.
? Nhận xét gì về quang cảnh trường và quang cảnh lớp học?- Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường.
? Trong buổi học cuối cùng này tâm trạng của chú bé Phrăng có thay đổi không? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
- Ngạc nhiên: Trông thấy cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ …ai nấy đều có vẻ buồn rầu…
- Khi nghe thầy Ha- Men nói đây là buổi học cuối cùng: Choáng váng, A! Quân khốn nạn…
- Tự giận mình bỏ phí thời gian … đau lòng khi phải giã từ những quyển sách, quên đi hình phạt của thầy giáo.
- Khi thầy giáo gọi đọc bài: Lúng túng …cứ đung đưa người… lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên
* Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:
+ Ngạc nhiên:
+ Choáng váng
+ Tự giận mình , đau lòng
+ Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
? Trong lúc thầy giáo giảng bài thái độ của Phrăng ra sao? Theo em tại sao Phrăng lại có thái độ ấy?
- Khi thầy giáo giảng bài: Ngạc nhiên thấy sao mình lại hiểu bài đến thế….Chưa bao giờ tôi thấy thầy lại lớn lao đến thế.
GV: Đây là một tâm trạng rất lạ. Đó là sự đột biến trong con người chú. Sự đột biến ấy đã khơi dậy trong con người chú tình yêu sâu sắc tiếng nói của dân tộc mà bấy lâu nay chú và nhiều người khác đã từng coi thường.
? Tìm những hình ảnh so sánh , miêu tả khi Phrăng cùng cả lớp đang viết tập?
- Khi viết tập: Những tờ mẫu như những lá cờ…Những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý… Trên mái nhà chim bồ câu gù thật khẽ…
? Tại sao tác giả đưa âm thanh : Tiếng chim bồ câu gù , tiếng con bọ dừa…vào đoạn miêu tả không khí cả lớp đâng viết bài?
- Nổi rõ sự chăm chú , tập trung của lũ học trò, đối lập giữa không gian yên bình với không khí nặng nề của chiến tranh…
Yêu cầu hs thảo luận nhóm tổ: Tổng kết giá trị nội dung và NT của truyện.
? Qua buổi học cuối cùng này em có nhận xét gì về nhân vật thầy Ha-men Phrăng?
4. Tổng kết
a. Nội dung
- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt
- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, gt của tiếng nói dt.
? Nghệ thuật sử dụng ở văn bản này?
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
- XD tình huống truyện độc đáo
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, câu văn biểu cảm.
b. Nghệ thuật:
- HS đọc ghi nhớ.
- GV chốt kiến thức.
c. Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hoạt động 3: Luyện tập
  • Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...
  • Kĩ thuật: động não, trình bày, ...
  • Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. Dựa vào phần phân tích.
- HS viết bài, trình bày trước lớp.
III. Luyện tập
1. Kể tóm tắt truyện
2. Viết đoạn văn miêu tả thầy Hamen hoặc Phrăng trong buổi học cuối cùng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

?Viết một đoạn văn nói về vai trò của tiếng nói dân tộc

? Từ nội udng, ý nghĩa của văn bản, em có liên hệ gì tới việc học tiếng Việt của mình

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 25 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
434

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top