giáo án Ngữ văn 6 tuần 32: Ôn tập về dấu câu, tổng kết phần văn

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Nhiều bạn học sinh có tâm sự rằng em viết văn hay lắm nhưng không hiểu sao điểm vẫn chưa cao. Một phần là do lỗi các em hay mắc phải: lỗi dấu câu. Lỗi dấu câu ở đây là do các em chưa nắm chắc được vị trí các dấu câu và mục đích sử dụng của chúng. Đôi khi đọc hết cả một câu văn 2-3 dòng mà không thấy các em sử dụng một dấu chấm hay dấu phẩy nào để ngắt ý. Vì vậy, bài học hôm nay Ngữ văn 6 tuần 32: Ôn tập về dấu câu, tổng kết phần văn sẽ giúp các em khắc phục lỗi này


6889



Tuần:
Tiết: 127
Ngày soạn:
Ngày dạy:

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN)


A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy

2. Kỹ năng:

- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy trong khi viết

- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu

chấm than, dấu phẩy.

3. Thái độ:

Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu câu khi ngăn cách thành phần câu,… khi kết thúc câu

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Giao tiÕp: tr×nh bµy suy nghÜ, ý tëng, th¶o luËn vµ chia sÎ kinh nghiÖm c¸ nh©n vÒ c¸ch sö dông dÊu c©u phï hîp.

- Giải quyết vấn đề, ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng dấu câu thích hợp

- Năng lực sáng tạo: Biết sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích giao tiếp; So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt

B/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình, thảo luận ...

+ Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra công dụng, cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.

+ Thực hành có hướng dẫn: Viết câu, đoạn văn có sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than theo những tình huống cụ thể.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng dấu chấm, dấu hỏi, dấu than; Các kĩ thuật khác: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, trình bày một phút ...

C/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn, tranh minh hoạ (SGK) ...

- HS: Đọc truyện và soạn bài theo hướng dẫn trong SGK.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

LớpNgày giảngSĩ số
6A2
6A1
2. Kiểm tra:

? Khi viết câu, ta có thể mắc những lỗi gì ? Nêu cách chữa lỗi khi câu thiếu CN

* Trả lời.

- Các lỗi có thể mắc: Thiếu CN, thiếu VN...

- Thiếu chủ ngữ: Thêm chủ ngữ cho câu. Hoặc: Chuyển trạng ngữ thành CN...

  1. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

? Ở bậc tiểu học, em đã học những dấu câu nào.

- HS trả lời.

- GV: Các dấu câu được phân thành 2 loại: dấu đặt cuối câu và dấu đặt trong câu. Các dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than là các dấu đặt cuối câu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒNỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
HĐ 1: công dụng các loại dấu câuI. Công dụng
? Đặt các dấu chấm, dấu hỏi, chấm than vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn.
- HS làm – HS và Gv nhận xét.
1, Phân tích ngữ liệu.
1.1. Ngữ liệu – Sgk T149
- a, c: Dấu chấm than đặt cuối câu cảm thán và câu cầu khiến.
? Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.- d: Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật.
- b: Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
? Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong những câu ở ví dụ 2 có gì đặt biệt.
(Câu 2 và 4 là câu cầu khiến nhưng cuối các câu ấy dùng dấu chấm. Dâu (!), (?) đặt trong ngoặc đơn để thể hiện thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ ngữ đó).
- HS đọc ngữ liệu.
- HS làm – GV nhận xét.
- Một số trường hợp đặt biệt: Dùng dấu câu không đúng với kiểu câu, nhằm biểu đạt tư tưởng tình cảm...





1.2. Ngữ liệu – Sgk T157
Đặt dấu phẩy
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.2, Ghi nhớ:(Sgk/150)
HĐ 2: chữa một số lỗi thường gặpII. Chữa một số lỗi thường gặp
? So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu.
- 1a: dùng dấu chấm: đúng; dùng dấu (,) không thật hợp lí vì làm cho câu này trở thành câu ghép có 2 vế nhưng 2 vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau.
- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...
- HS làm và giải thích.
- 1a: Dùng dấu chấm: đúng,
dùng dấu (,) chưa hợp lí

- 1b: Dùng dấu (;) là đúng, câu có 2 vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: vừa... vừa ...
- 2 a, b: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than đặt cuối câu trần thuật: sai.


- a, b ( T 158): Đặt dấu phẩy vào đúng chỗ của nó
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
HĐ 3: luyện tập
- HS tự làm bài tập 1,2,3,4 SGK T151,152 và bài tập 1,2,3,4 SGK T59

- GV nhận xét và sửa bài
III. Luyện tập
Bài tập 2: Câu (2), (5) là sai. Câu trần thuật đặt dấu (.).
Bài tập 3: Đặt dấu chấm than câu a.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 32 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
432

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top