giáo án Ngữ văn 6 tuần 33: Tổng kết phần Tiếng việt và Tập làm văn

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 33 được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 33 được xây dựng bằng hệ thống các hoạt động được phân làm 5 hoạt động giúp cho học sinh dễ hiểu, nhận thức nhanh nhất đặc biệt chú ý đến bài học và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em tổng hợp các kiến thức về phần tiếng việt và phần tập làm văn chuẩn bị thật tốt cho bài thi cuối năm.

6896


TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN


A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về các PTBĐ đã học.

- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu VB. Bố cục của các loại VB đã học.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết các PTBBĐ đã học trong các VB cụ thể.

- Phân biệt được ba loại VB: tự sự, miêu tả, hành chính - công vụ (đơn từ).

- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.

3. Thái độ:

- GD ý thức tìm hiểu, so sánh các PTBĐ trong khi viết văn, giao tiếp.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự nhận thức: Tự nhận thức về kiến thức văn bản đã học trong chương trình NV6.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. Kĩ năng giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày về những giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học.

B/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình ...

- Kĩ thuật động não. Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về các PTBĐ đã học.

C/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Bài soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, SGK ...

- HS: Đọc và soạn bài theo hướng dẫn trong SGK.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

LớpNgày giảngSĩ số
6A2
6A1

2. Kiểm tra: kết hợp trong giờ

3. Bài mới:


HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒNỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: hệ thống các loại VB và những phương thức biểu đạt đã học:
? Em hãy dẫn ra 1 số bài văn (VB) đã học trong sách NV6, từ đó phân loại những bài văn đã học theo các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm..
1. Các loại VB và những phương thức biểu đạt đã học:
STTCác PTBĐ.Thể hiện qua các bài văn đã học.
1.




2.

3.
4.
Tự sự.




Miêu tả.

Biểu cảm.
Nghị luận.
Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng…, Thánh Gióng, Sơn Tinh…, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh, Em bé…, Cây bút thần, Ông lão…, Ếch ngồi…, Treo biển…, Thầy bói…, Lợn cưới…, Con hổ…, Mẹ hiền…, Thầy thuốc…, Bài học…, Bức tranh…, Buổi học…, Lượm…, Đêm nay…
Sông nước…, Vượt thác, Mưa, Cô Tô, Lao xao, Cây tre VN, Động Phong Nha.
Lượm, Đêm nay…, Mưa, Cô Tô, Cây tre VN, Lao Xao, Cầu LB…
Lòng yêu nước, Bức thư…

? Xác định và ghi ra vở phương thức biều đạt trong các VB sau:

STTTên VB.Phương thức biểu đạt chính.
1.
2.
3.
4.
5.
Thạch Sanh.
Lượm.
Mưa.
Bài học đường đời đầu tiên.
Cây tre VN.
Tự sự dân gian: truyện cổ tích.
Tự sự – trữ tình (biểu cảm) – thơ hiện đại.
Miêu tả – biểu cảm – thơ hiện đại.
Tự sự hiện đại: truyện đồng thoại miêu tả.
Miêu tả, biểu cảm, giới thiệu – thuyết minh – bút kí – tài liệu.

Hoạt động 2: Đặc điểm và cách làm.
? Trong SGK NV6, em đã được luyện tập làm các loại VB theo những phương thức nào? Ghi vào vở bảng sau và đánh dấu X vào.
? Theo em các VB miêu tả tự sự và đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh MĐ, ND, hình thức trình bày của 3 loại VB này. Ghi vào vở theo bảng sau:

STTPTBĐĐã tập làm.
1.
2.
3.
4.
Tự sự.
Miêu tả.
Biểu cảm.
NL
X
X

STT.Văn bản.Mục đích.Nội dung.Hình thức.
1.




2.




3.


Tự sự.




Miêu tả.



Đơn từ.


Kể chuyện, kể việc làm sống lại câu chuyện hoặc sự việc.


Tái hiện cụ thể, sống động như thật cảnh vật hoặc chân dung người.

Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết.
- Hệ thống, chuỗi các chi tiết, hành động, sự việc diễn ra theo 1 cố truyện nhất định.

- Hệ thống, chuỗi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét. Sự vật, người TN hiện ra như trước mắt... người đọc.
- Trình bày lí do, yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng để người (cơ quan, tổ chức) có trách nhiệm giải quyết.
- Văn xuôi (truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, đồng thoại, truyện dân gian,…) văn vần (thơ, vè,…).
- Văn xuôi (bút kí, truyện) văn vần (thơ, ca dao).


Theo mẫu, không theo mẫu.

? Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần: MB, TB và KB. Hãy nêu ND và những lưu ý trong cách thể hiện của từng phần. Tổng kết vào vở theo bảng sau:



STT.Các phần.Tự sự.Miêu tả.
1.

2.

3.
Mở bài.

Thân bài.

Kết bài.
Giới thiệu khái quát truyện, nhân vật hoặc dẫn vào truyện.
Diễn biến câu chuyện, sự việc 1 cách chi tiết.
Kết cục của truyện, số phận của các nhân vật. Cảm nghĩ của người kể.
Tả khái quát cảnh, người…

Tả cụ thể, chi tiết theo trình tự nhất định.

Ấn tượng chung, cảm xúc của người tả.

? Em hãy nêu mối quan hệ giữa sự việc, hiện tượng và chủ đề trong VB tự sự, cho VD cụ thể.
- Sự việc: Nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó chặc chẽ với nhau.
- Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có SV th́ì NV trở nên nhạt nhẽo không tạo thành cốt truyện.
* VD: Truyện Thánh Gióng.
Sự việc: Sự có thai kì lạ, gặp sứ giả, đánh giặc, về trời.
Nhân vật: Gióng.
Chủ đề: Bài ca chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc VN.
? Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố nào? Hãy nêu dẫn chứng về 1 nhân vật trong truyện mà em đã học.
VD: Nhân vật Dế Mèn hiện lên qua các yếu tố trên trong đoạn trích Bài học…








? Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Em hãy cho 1 VD.
* Thứ tự kể:
Theo trình tự thời gian: làm cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi.
Theo trình tự không gian miêu tả: làm cho cảnh vật hiện lên có thứ tự, dễ xem, ngắm, chiêm ngưỡng.
Không theo trình tự thời gian mà xáo trộn theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc của người kể, tả tác dụng làm cho câu chuyện hoặc bực tranh lắm sự bất ngờ, hấp dẫn, không đơn điệu.
- Ngôi kể, tả:
Ngôi thứ 3: làm cho VB câu chuyện, bức tranh trở nên khách quan, diễn ra trước mặt người đọc, người nghe, xem.
Ngôi thứ 1, số ít, người kể có thể: nhập mình vào nhân vật để kể, xưng tôi. Đóng vai người chứng kiến và kể chuyện xưng tôi tác dụng làm tăng độ tin cậy và tính biểu cảm của VB.
* Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật hiện tượng và con người.
- Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật hiện tượng và con người.
- Để tả cho thật, cho đúng, cho sâu sắc.
- Để tránh chung chung hời hợt bên ngoài, chủ quan theo ý mình.
- Các dạng bài miêu tả :
Tả cảnh thiên nhiên, tả đồ vật, con vật, tả người, tả cảnh sinh hoạt, tả sáng tạo, tưởng tượng.
? Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả?
Hoạt động 3: luyện tập
4. Nhân vật trong tự sự:
- Được đặt tên, gọi tên.
- Giới thiệu lai lịch, tính nết.
- Được miêu tả chân dung, ngoại h́ình.
- Được kể các việc làm, hành động, tài năng.
+ VD: TG, TS, DM...
- Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:
+ Chân dung ngoại hình.
+ Ngôn ngữ.
+ Cử chỉ, hành động, suy nghĩ.
+ Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người tả, kể.
5. Tác dụng của thứ tự kể và ngôi kể:

- Kể xuôi giúp người đọc dễ theo dõi diễn biến của câu chuyện. Kể ngược nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật 1 vấn đề nào đó.


- Ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do, khách quan hơn. Ngôi một chỉ cho phép kể những gì tôi biết.
+ VD: Kể ngôi 1 và 3, kể xuôi và ngược.


6. Quan sát trong miêu tả:
- Quan sát kĩ để tả cho thật, cho đúng, cho sâu sắc, tránh tả chung chung, hời hợt.







7. Các phương pháp miêu tả:
- Xác định đối tượng miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn những hả tiêu biểu, chi tiết đặc sắc.
- Trình bày kết quả quan sát được theo 1 trình tự nhất định.
Luyện tập:(13’)
Bài tập 1/157: Kể chuyện 1 đêm Bác Hồ không ngủ.
Bài tập 2/157: Viết bài văn m.tả.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 33 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
440

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top