giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22 được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ( 2 tiết )

6808


Tuần:
Tiết: 87
Ngày soạn:
Ngày dạy:




Tập làm văn

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH

VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ


A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so ánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2. Kỹ năng:

- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

- Vận dụng và nhận diện được các thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.

3. Định hướng phát triển năng lực:

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm

+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

4. Thái độ:

Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC, KHOAN DUNG, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HÒA BÌNH, TỰ DO.

Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa về chủ đề môi trường bị thay đổi.

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tự lập, tự tin, tự trọng, có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

- Yêu quê hương, đất nước, con người.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:


Ngày giảngLớpSĩ số
6A1
6A2

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- Kiểm tra nội dung bài học



Câu hỏiĐáp án- biểu điểm
- Thế nào là văn miêu tả? Trong vb Bài học đường đời đầu tiên, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả những nhân vật nào? Nhân vật đó hiện lên ntn trước ngòi bút miêu tả của tác giả.* Yêu cầu:
Văn miêu tả là loại văn nhắm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh....làm cho những sự vật ấy như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Để viết được một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải nhiều thao tác và nhiều điều kiện nhưng thao tác đầu tiên để làm bài văn miêu tả đó là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả. Vậy quan sát tưởng tượng như thế nào? Thao tác này cần làm ra sao?

Hoạt động Thầy – TròNội dung
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.
- Kĩ thuật : hỏi và trả lời
- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
Gọi học sinh đọc vd trong sgk/ tr.27
? Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung ra những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
Những đặc điểm nổi bật đó được thể hiện ở những từ ngữ nào?
I, Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
1. Phân tích ngữ liệu:
(Sgk tr. 27)
HS thảo luận nhóm: 3 nhóm , mỗi nhóm tìm ở 1 đoạn văn )
Bảng phụ:
* Đoạn văn 1: Dế Choắt gầy yếu, xấu xí:
- Người gầy gò, dài lêu nghêu..
- cánh ngắn ngủn…mặc áo gi-lê
- càng bè bè nặng nề
- râu cụt một mẩu
- mặt mũi ngơ ngơ ngác ngác..
* Đoạn văn 2: Vùng Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ, hoang sơ:
- Sông ngòi, kênh rạch bủa vây chi chít.
- Trời xanh, nước xanh…
- Tiếng rì rào…
- sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm…
- Đước dựng cao ngất…thành…
* Đoạn văn 3: Vẻ đẹp của cây gạo vaò mùa xuân
- cây gạo sừng sững như 1 tháp đèn…
- gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít…
? Để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực gì?
Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
? HS Khá: ? Việc quan sát có vai trò gì đối với việc miêu tả?- Quan sát giúp chọn được chi tiết nổi bật của đối tượng miêu tả.
?Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh?
- Cái chàng DC..như 1 gã nghiện…
- cánh như người cởi trần…
- càng đổ..như mạng nhện..
- dòng sông như thác…cá bơi như trường bơi…
- Rừng đước như 2 dãy…
- > Những liên tưởng, so sánh tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng, mang lại cho người đọc nhiều thú vị.







- Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
Gọi 1 học sinh đọc đoạn văn ở câu hỏi 3.
? HS Giỏi: ? So sánh đoạn văn đã được lược đi 1 số chữ với nguyên văn. Bỏ những chữ đó đi ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả như thế nào?
  • Những chỗ bị lược đều là những hình ảnh so sánh liên tưởng thú vị -> bỏ đi đoạn văn mất sự sinh động, không gợi được trí tưởng tượng cho người đọc.
?Muốn miêu tả được, người viết cần phải tuân theo trật tự nào?
- Muốn miêu tả được, người viết trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
- Nhận xét giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
Học sinh đọc ghi nhớ2. Ghi nhớ ( sgk)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
Hoạt động 2: Luyện tập
  • Phương pháp: định hướng, vấn đáp, đánh giá...
  • Kĩ thuật: động não, trình bày...
  • Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự học...
Bảng phụ:
Gọi HS đọc và x/định y/cầu BT
Tác giả quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
II. Luyện tập:
BT1:
Tác giả quan sát và lựa chọn những hình ảnh:
  • Mặt hồ sáng long lanh
  • Cầu Thê Húc màu son..
  • Đền Ngọc Sơn..
  • Tháp Rùa…
  1. gương bầu dục
  2. cong cong
  3. lấp ló
  4. cổ kính
xanh um
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 22 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
474

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top