giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 18 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 18 đưa ra nhằm giúp các em hiểu được chiều sâu của lòng yêu nước, đó là tùnh yêu vô cùng lớn lao. Hiểu được nội dung thông qua bài đọc: “ Nhớ rừng ", ông đồ, câu nghi vấn và cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

6769

Ngày soạn : 27/12/2020 Tiết theo PPCT : 73
Văn bản :
NHỚ RỪNG
(Tiết 1)
- Thế Lữ -

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được sơ giản về phong trào thơ mới
- Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Cảm nhận được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
- - Chăm chỉ lắng nghe.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
* Tích hợp môi trường: Bảo vệ môi trường sống của chúa sơn lâm.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung:
+ Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;
+ Năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác
- Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
Ổn định tổ chức
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:……………………………………………….
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
Ngày giảngLớpSĩ số (vắng)
8A1
8A2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
image

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
Gv tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ. Có 4 hình ảnh tương ứng với 4 câu chuyện/ tác phẩm. Em hãy đoán đó là tác phẩm nào?
GKqrFAARofgQ5SG1ON4ytsNs3EaaRt6oWCkIVAn8X04YxRL27W6UVMsLSlINm6-VpnV_akKdPJfb45w2z6nhyMKxlCuRAck5sGYEoV7on7ObefY7HL6Pbr6H4L0HFTY2J6GAyIk
YrvhrmLsiai3znFb5uVaRDxL5zvaSClvdISL-enPdAjOb3oLqkhPlq8ZrX4hGmdhTnR9voXa5ztjeSmsVOf1A0WwLUEawsgugtJOXsTrI0daE8GqbY_PFAvDhsAIK0lESc3Zh0U


Con cáo và tổ ong Con sói và bầy cừu
9vCiQ1zuY8EsmtgwlKtOILFesLx0fP12bzMSstx-pXszayWWNplYj_xVF2aBp047azXCraXg3QOUcJXvcI-v__NEj1ZJvYEf2Q4BY2Boj-2coTHP62q8bs6lp7XtY_NgFv3L9v8
0KTdnq9k4XobYzI8-zZY7sHfOoZl0tPvYolXwHbtfPawvBCW67xNpZyi9JobiwUAFQCkHM2nwDMXTFVI_fQV02TEHMdbLBJLhk7P3ITiFw7Vz1fSegfwDhpbaXVs2Stey5PBNPg

Thỏ và rùa Ca dao về con cò
(Con cò chết rũ..., con cò ăn đêm....)

Mượn hình ảnh loài vật để giáo dục hoặc truyền tải một thông điệp nào đó là cách dùng quen thuộc trong các tác phẩm văn học. Thế lữ cũng chọn cách này, thông qua hình tượng con hổ bị giam cầm để để bày tỏ nỗi niềm của mình trong bài thơ "Nhớ rừng". Đây cũng chính là nội dung tiết học của chúng ta ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
image

- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.I. Giới thiệu chun
* Cho HS quan sát chân dung...S11
? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả?
I6YjdsPN5BY2SrvH_Y1WedAiQZYu1zUwzSHhumS_3WV5O13pOO3gvPQZG2EqR3vtzyVitouhvM82uUBHVIbhB7O-14-RH5YWA0qPe3YQuZ7va1xNti2uEMRHtEb48RYGq5Q1eNg

Trình bày.
1. Tác giả


- Thế Lữ ( 1907 - 1989)
- Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ - Quê ở Bắc Ninh.
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới.
- Hồn thơ dồi dào, giàu cảm xúc lãng mạn.
* Bổ sung:
- Bút danh Thế Lữ là cách nói lái tên thật của ông Nguyễn Thứ Lễ, ngoài ra còn có hàm ý ông tự nhận mình là người lữ khách trên trần thế, sống ở đời chỉ đi săn tìm cái đẹp để vui chơi.
Thế Lữ từng học Cao đẳng mỹ thuật trung ương nên có nhiều ảnh hưởng tới sáng tác thơ. Thơ ông không chỉ dạt dào cảm xúc lãng mạn mà còn rất giàu mầu sắc nhạc điệu .
- Như chúng ta đã biết phong trào thơ mới được mở đầu = cuộc tranh luận về thơ cũ và thơ mới diễn ra khá sôi nổi, gay gắt trên báo chí và trên nhiều diễn đàn từ Bắc vào Nam. Nhưng rồi thơ mới đã toàn thắng, không phải = lí lẽ mà =1 loạt những bài thơ mới hay, trước hết là thơ của Thế Lữ.
- Hoài thanh viết: “ Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người đọc tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”.
=> Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới.
? Em hiểu gì về thơ mới?
GV: Lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ tự do
Sau: để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945. gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên...
? So với thơ cũ, thơ mới được đánh giá ntn?
GV: Tự do, phóng khoáng, linh hoạt hơn không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
? Em hãy kể tên những sáng tác chính của nhà thơ Thế Lữ?
-Tác phẩm chính:
Mấy vần thơ - Thơ ( 1935)
Vàng và Máu - Truyện ( 1934)
Bên đường Thiên lôi - Truyện (1936)
? Em biết gì về b.thơ "Nhớ rừng"?
- Bài thơ được sáng tác 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935. Năm 1943, được tuyển vào cuốn “ Thi nhân VN” => Đây là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ và cũng là bài thơ tiêu biểu nhất, hay nhất của phong trào Thơ mới chặng đầu.
GV: Bổ sung về những ảnh hưởng vang dội của bài thơ trong những năm 30 của TK XX.
-> Bài thơ được khơi nguồn từ 1 lần đi chơi vườn bách thú (HN). Tác giả mượn lời con Hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói đầy đủ tam sự u uất của 1 lớp người, 1 thế hệ những năm 1930, bất hòa với cuộc sống thực tại ….Đây là thời kỳ mà cả dân tộc ta đang chìm đắm dưới ách áp bức của thực dân phong kiến, các nhà trí thức Tiểu tư sản ý thức được điều đó nhưng lại bế tắc trong đường đi. Vì thế một số người đã tìm đến vần thơ để gửi gắm vào đó tâm sự kín đáo của mình, với cái tôi được khẳng định.
Ví dụ: Tản Đà muốn thoát ly bằng mộng tưởng, khao khát tới CS tự do rộng lớn. còn Thế Lữ thì mượn lời con Hổ để nói lên nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, sống nhục nhằn tù hãm, khao khát cuộc sống tự do, cùng với nỗi tiếc nhớ 1 thời oanh liệt, trang lịch sử hào hùng của dân tộc…
-> Bài thơ đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi, tạo được tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi là áng thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu TK 20. Đây là bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Thế Lữ và được vào tốp 10 bài thơ tiêu biểu nhất của "Thơ mới". Bài thơ là tiêu biểu cho cảm xúc lãng mạn, cho cái "tôi" cá nhân khát khao đòi tự do, đòi giải phóng khỏi những tầm thường tù túng.
2. Tác phẩm
- Viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935.
- Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bảnII. Đọc - hiểu văn bản
- Đoạn 1 + 4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội, u uất.
- Đoạn 2,3,5: Giọng vừa háo hức vừa tiếc nuối...
- Bên cạnh đó cần đọc nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, những từ ngữ bộc lộ tâm trạng, chú ý đọc liền mạch những câu thơ vắt dòng (câu thơ bắc cầu).
GV: Đọc mẫu H đọc tiếp-> Gọi 2 - 3 học sinh đọc bài thơ.
HS: Giải thích theo chú thích SGK
? Tìm từ đồng nghĩa với từ Hổ ?
- Từ đồng nghĩa với từ Hổ : Chúa sơn lâm, ông ba mươi, hùm, Cọp, ông Kễnh.
? Giải thích nghĩa của từ “sa cơ, oanh liệt”
? Từ cả ( Nghĩa là lớn) Hãy tìm từ cả với nghĩa trên trong 1 bài thơ em đã học?
1. Đọc - chú thích

? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
HS: Trình bày.
? Hãy nêu điểm nhận diện thể thơ? Số tiếng, số dòng, ngắt nhịp, gieo vần?
=> Đây là sự sáng tạo thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ (ca trù, hát nói) truyền thống
? Chỉ ra những điểm mới của bài thơ so với những bài thơ đường luật đã học?
GV: Thể thơ 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng, vần trắc hoán vị đều đặn. Đây là thể thơ vừa mới x.hiện và được s.dụng khá rộng rãi trong thơ mới
? Em có nhận xét gì về âm điệu của bài thơ?
H: Đầy nhạc tính, dồi dào âm điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt.
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Biểu cảm gián tiếp
-> GV: Nhà thơ đã dùng phương pháp miêu tả và nhân hoá để biểu cảm.
? Bài thơ có bố cục như thế nào? Chỉ ra các nội dung chính
HS: 3 phần
- Phần 1: Đoạn 1 + 4: H/ ả con hổ ở vườn bách thú
- Phần 2: Đoạn 2 + 3: Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
- Phần 3: Đoạn 5: Nỗi khao khát “giấc mộng ngàn” của con hổ.
2. Kết cấu, bố cục
- Thể thơ 8 chữ ( thơ mới)













- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm gián tiếp




- Bố cục: 3 phần




Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích3. Phân tích
- Đọc lại đoạn 1 + 4
? Đoạn thơ thể hiện điều gì?
HS: Tâm trạng của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú.
? Đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong cũi sắt của con hổ tạo ra một sự xung đột không thể dung hoà được. Vì sao?
HS: Hoàn cảnh thay đổi, con hổ không đổi thay nó không cam chịu, không chấp nhận hoàn cảnh.
? Đọc 2 câu thơ đầu. Em có nhận xét gì về âm hưởng của 2 câu thơ đó?
HS:
Câu 1: một loạt thanh trắc tạo âm thanh chối tai, sự gậm nhấm đầy uất úc.
Câu 2: Sử dụng một loạt thanh bằng trải rộng như một tiếng thở dài ngao ngán.
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ.
(Thời gian: 5 phút.
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: ? Con hổ ở vườn bách thú có hoàn cảnh ntn? Tâm trạng của con hổ được thể hiện qua những từ ngữ nào? Phân tích cái hay của từ ngữ đó?
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
- Hoàn cảnh:...
- Tâm trạng:
+ Gậm: là 1 ĐT, có nghĩa là dùng răng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một 1 cách chậm chạp, kiên trì.
+ Khối: Là 1 DT , chỉ svật đã được đóng vón, kết tụ lại thành tảng, cứng, khó tan.
Khối căm hờn -> Nỗi căm hờn, uất hận kết thành khối
Từ ngữ: Gặm, khối
-> Nỗi căm hờn lớn đúc kết thành hình, gây ấn tượng mạnh về sự tích tụ, ngưng kết không tan. Thể kiện thái độ không cam chịu (Không phải là “ngậm” muốn nghiền nát “Khối căm hờn” ấy-> Nỗi căm hờn âm thầm mà dữ dội-> Chán ghét cuộc sống tù túng.
+ Hình ảnh “nằm dài trông ngày tháng dần qua”
-> Nỗi ngao ngán trông bề ngoài tưởng như hổ đã hết thời hung dữ như đã bất lực, cay đắng cam chịu, tưởng như đã thuần hoá. Nhưng đằng sau vẻ ấy là sự căm hờn, uất hận dữ dội, mãnh liệt.
+ Từ ngữ hình ảnh...
? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy?
- Vì con hổ là chúa tể muôn loài. Tất cả đều khiếp sợ, đang tự do tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay bị mất tự do, bị nhốt chặt trở thành đồ chơi cho đám người nhỏ bé mà ngạo mạn.
? Từ sự căm hờn đó, con hổ biểu hiện một thái độ sống như thế nào?
HS: => khát vọng được sống với đúng phẩm chất của mình.
? Tâm trạng của hổ có gì gần gũi với tâm trạng của ngưòi dân mất nước lúc bấy giờ?
? Đọc khổ thơ 4?
Cách thức: 4 bước
+ Bước 1: Giao nhiệm vụ.
(Thời gian: 5 phút.
Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn.
Nội dung: điền vào bảng hai
Phân công: Bàn ...)
+ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 3: Trao đổi thảo luận.
+ Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức
? Dưới con mắt của chúa sơn lâm cảnh vườn bách thú hiện lên như thế nào?
? Nhận xét của em về cảnh đó?
? Em có nhận xét gì về giọng thơ, nhịp thơ?
- Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú là cảnh tầm thường, giả dối nhân tạo, tù túng.
- Cảnh vật vườn bách thú đựơc miêu tả:
GV: - Giải nước đen, giả suối
- Hoa chăm, cỏ xén..
- Nhận xét của em về cảnh đó:
HS: Giả dối, tầm thường, vô hồn, đơn điệu...
GV: Tất cả chỉ là đơn điệu do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất tầm thường giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm.
(? Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ?) Niềm uất hận.
- Giọng thơ, nhịp thơ:...
? Từ 2 đoạn thơ trên em hiểu cảnh tượng vườn bách thú dưới con mắt của hổ chính là gì?
GV: Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ là thái độ phủ nhận thực tại tầm thường, cũng chính là thái độ của con người trong xã hội đương thời. Là nỗi đau của người dân bị mất nước, sống trong cảnh nô lệ.
Vì vậy bài thơ có tiếng vang rộng rãi vì nó đã khơi được tình cảm yêu nước khát khao độc lập tự do của người dân Việt Nam.
3.1. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú (Đoạn 1, 4)




























- Hoàn cảnh: Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi
- Tâm trạng:




+ “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt”
-> sự căm hờn, uất hận tạo thành khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan.
+ “Ta nằm dài”: cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể
-> Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực.
+ “Khinh lũ người”: sự khinh thường, thương hại cho những kẻ (báo, gấu) tầm thường bé nhỏ, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng tầm thường.
NT: Từ ngữ hình ảnh chọn lọc, giàu sắc thái gợi tả, giọng thơ u uất.
-> diễn tả tâm trạng căm giận, uất ức, ngao ngán, chán ghét cảnh sống tầm thường, tù túng.
- Tâm trạng của con hổ cũng như tâm trạng của người dân mất nước, uất hận, căn hờn, ngao ngán trong cảnh đời tối tăm.







- Cảnh vườn bách thú ( Đoạn 4)










+ Không thay đổi, hoa chăm, cỏ xén, dải nước đen giả suối, mô gò thấp kém, vừng lá hiền lành không bí hiểm.



-> Cảnh đơn điệu, nhàm tẻ, vô hồn ... không phải là của thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm.
+ Nhịp thơ: Ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê, giọng thơ giễu cợt ở hai câu đầu. Câu tiếp theo như được kéo dài ra.
-> Cảnh tù túng đáng chán, đáng khinh, đáng ghét.
=> Cảnh vườn bách thú là thực tại xã hội đương thời, thái độ của hổ là thái độ của người dân đối với xã hội đó.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 18 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
423

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top