Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 19 tích hợp các kĩ năng về xã hội, về cuộc sống nhằm phát triển có một cuộc sống tiến bộ hơn. Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 19 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản,đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Quê hương " của Tế Hanh, Khi con tu hú, câu nghi vấn và thuyết minh về cách làm.
Ngày soạn : Tiết theo PPCT : 79
Văn bản :
QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh -
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
3. Bài mới:
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 19 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Ngày soạn : Tiết theo PPCT : 79
Văn bản :
QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh -
A. MỤC TIÊU |
1. Kiến thức - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị gợi cảm xúc trong sáng tha thiết. - Cảm nhận được bài thơ. |
2. Kĩ năng - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Biết đọc diễn cảm tác phẩm thơ. - Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đắc sắc trong bài thơ. |
3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học. |
4. Thái độ - - Chăm chỉ lắng nghe. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. * Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng. |
- Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu) |
- Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. |
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảng | Lớp | Sĩ số |
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’): - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ. | |
Cách 1: Mười lăm tuổi xa nhà ra Huế học Tôi bắt đầu cùng các bạn làm thơ Những vần điệu đầu tiên gửi về quê Mẹ Bài “Quê hương” muối mặn đến bây giờ. ( Gửi Quảng Ngãi) Với Tế Hanh, quê hương luôn là nguồn cảm hứng dạt dào trong suốt đời thơ của mình . Có người gọi Tế Hanh là nhà thơ của quê hương bởi những vần thơ viết về quê hương là phần tươi sáng lung linh nhất của ông. Để hiểu rõ hơn hồn thơ ấy, hôm nay cô cùng các em ngược dòng thời gian về với quê hương sông nước miền Trung bên sông Trà Bồng thơ mộng qua bài thơ “quê hương” của Tế Hanh. Cách 2: Cho học sinh nghe bài hát được phổ nhạc từ bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Đỗ Trung Quân và cho biết cảm xúc của em khi nghe bài hát này Hs: lắng nghe, cảm nhận và bày tỏ suy nghĩ của mình Gv: Nhận xét và dẫn dắt và bài Quê hương- hai chữ thôi nhưng gợi cho ta biết bao cảm xúc. Đó là là sự thân thuộc, nhớ thương, là tình cảm thiêng liêng, là máu thịt của ta... Cũng chính vì lẽ đó mà đây là đề tài được nhiều nhà văn, nhà thơ đề cập đến. Tế Hanh đã đóng góp vào đề tài ấy bằng bài thơ Quê hương.... | |
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’) - Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. - Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp. - Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu - Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,... | |
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. | I. Giới thiệu chung |
* Cho HS quan sát chân dung...S11 ? Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả? Trình bày. | 1. Tác giả - Trần Tế Hanh: Sinh năm 1921, quê Quảng Ngãi. - Là nhà thơ của quê hương. |
* Bổ sung: Là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào “Thơ mới”. Sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào bền bỉ. Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời thơ Tế Hanh. - GV giới thiệu những tập thơ của Tế Hanh: Hoa niên 1945), Gửi Miền Bắc(1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương(1963), Khúc ca mới (1966)... | |
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? - Năm 1939 khi tác giả mới 18 tuổi và đang học ở Huế. - Bài thơ ban đầu được in trong tập "Nghẹn ngào" (1939). Được giải thưởng của nhóm “Tự lực Văn đoàn” 1940. Sau được in lại trong tập "Hoa niên" (1945). GV: Bài “Quê hương” là bài thơ đầu tiên của thơ ca hiện đại Việt Nam viết về đề tài quê hương. Nó khơi dòng để sau này có những bài tuyệt bút nối tiếp nhau: “Núi đôi” của Vũ Cao, “ Quê hương” của Giang Nam... - Viết về quê hương, nhà thơ có chùm thơ 3 bài: Quê hương (1939), Nhớ con sông quê hương (1956), Trở lại con sông quê hương (1975) - Tình quê chân thật, giản dị, tự hào mà tinh tế giúp Tế Hanh ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe như thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng”, trên “cánh buồm giương”, cả “chất muối thẫm đẫm dần trong thớ vỏ” của chiếc thuyền trên bến. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi mà ta thường chỉ thấy mờ mờ. “Tế Hanh sở dĩ nhìn đời, nhìn cảnh sâu sắc như thế là vì người có sẵn một tâm hồn tha thiết” | 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1939 - Mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ của Tế Hanh. |
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản | II. Đọc - hiểu văn bản |
? Nêu cách đọc bài thơ? Bài thơ là tiếng lòng trong trẻo của cậu học trò xa quê- khi đọc chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, những hình ảnh nổi bật của bài thơ. + 2 câu đầu : Đọc giọng nhẹ nhàng. + 14 câu tiếp: Giọng đọc mạnh mẽ, hào sảng … + 4 câu cuối: Trầm hơn có phần suy tư, sâu lắng… - GV: Đọc mẫu 1 đoạn - 1 HS đọc, 1 HS nhận xét - GVnhận xét, sửa sai. GV: Hướng dẫn H giải thích các từ khó trong bài. | 1. Đọc - chú thích |
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào gì? HS: Thơ 8 chữ, gieo vần chân, vần liền ? Chỉ rõ phương thức biểu đạt của văn bản? - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tả, tự sự. ? Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì? - Xuyên suốt, bao trùm bài thơ là: Nỗi nhớ quê hương- tình cảm đằm thắm thiết tha đối với cảnh vật, con người, cuộc sống quê hương của nhà thơ. ? Mạch cảm xúc đó thể hiện qua bố cục bài thơ như thế nào? + 2 câu đầu: giới thiệu chung về làng tôi. + 6 câu tiếp: cảnh ra khơi đánh cá. + 8 câu tiếp: cảnh thuyền cá trở về + 4 câu cuối: Nỗi nhớ làng khôn nguôi. ? Trong bố cục đó, phần nào là tình quê trở về trong nỗi nhớ, phần nào là cảm xúc trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ? - Đoạn 1-2-3 là h.ảnh làng quê hiện về trong nỗi nhớ - Đoạn 4 là bộc lộ trực tiếp tình cảm. Vì vậy chúng ta có hai cách chia. GV mở rộng thêm và chuyển ý: Bài thơ làm theo thể thơ: 8 tiếng (Sản phẩm sáng tạo đặc trưng của phong trào Thơ mới). Xuyên suốt, bao trùm bài thơ là: Nỗi nhớ quê hương- tình cảm đằm thắm thiết tha đối với cảnh vật :con thuyền, con người và cuộc sống quê hương của nhà thơ. Chúng ta cùng đi phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc đó. | 2. Kết cấu, bố cục - Thể thơ: 8 chữ, vần chân. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự. Bố cục: 3 phần |
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích | 3. Phân tích |
? Tìm những chi tiết giới thiệu về quê hương của tác giả ? H quan sát, tìm chi tiết. ? Nhận xét về lời giới thiệu của nhà thơ ? H trình bày. G chốt, chiếu. H ghi vở. | 3.1. Hình ảnh quê hương trong tâm trí của tác giả: - nghề nghiệp: làm nghề chài lưới - vị trí địa lí: cách biển nửa ngày sông -> bằng lời thơ bình dị, tự nhiên, tác giả giới thiệu chung về làng quê mình đó là một làng chài ven biển. |
? Nhớ về quê hương làng chài, cảnh đầu tiên đọng lại trong tâm hồn nhà thơ là gì? H: Cảnh ra khơi đánh cá ? Khung cảnh của buổi sớm mai đựơc tác giả nói tới với hình ảnh thơ nào? ? Tác giả đã sử dụng các từ loại nào? Tác dụng của nó? ? Hình ảnh con thuyền có ý nghĩa gì với làng chài? H: Nó trở thành biểu tượng cho sức mạnh của làng chài. ? Nếu như hình ảnh con thuyền biểu tượng sức mạnh thể chất, về niềm sôi nổi đầy hào hứng của cuộc sống lao động người dân chài thì 2 câu thơ tiếp theo cánh buồm là biểu tượng của những gì cao quí hơn, bí ẩn hơn. Em hãy tìm chi tiết? H: Cánh buồm + giương to như mảnh hồn làng + rướn thân..thâu góp gió. ? Em hãy chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật của các hình ảnh đó? HS: So sánh độc đáo, bất ngờ, nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ. Thảo luận: Nhóm bàn Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ - Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: ? Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là 2 câu thơ hay nhất. Ý kiến của em? Phân công: bàn + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức - Đúng vậy, đây là 2 câu thơ hay vì: “Cánh buồm” (hiện thực, hữu hình) lại được so sánh với “mảnh hồn làng” (trừu tượng): HS: Con thuyền là biểu tượng của làng chài, cánh buồm mang linh hồn, sự sống đã được hoá thân nhằm kết tinh đời sống của làng chài. Nó là mảnh hồn làng với tư thế chủ động "Rướn thân..." -> Đó là cái tình quê dạt dào của Tế Hanh đã làm cho con thuyền, cánh buồm quê hương cất cánh trong thơ của ông. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự việc, sự so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn la bút pháp lãng mạn của tác giả. Khí thế dũng mãnh, sức sống mạnh mẽ của con người khi ra khơi, mang theo cả linh hồn của làng quê trong công việc lao động vất vả của mình. GV: Tác giả không tả bằng mắt, mà bằng cả tấm lòng, bằng trái tim với hồn thơ trong trẻo, dung dị. Để chi tiết hòa vào tâm trạng, gợi lên hình ảnh rung động mạnh mẽ. Phải là người có tình yêu máu thịt với quê hương thì mới có được cảm nhận về cảnh vật quê hương một cách sâu sắc và tinh tế đến vậy. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” căng phồng no gió. Cánh buồm biểu tượng cho sức sống, niềm tin, linh hồn của người dân chài. Tế Hanh đó nhận thấy trong cánh buồm biết bao hy vọng của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước, và cả niềm tự hào, kiêu hãnh, sức sống mãnh liệt và khát vọng chinh phục biển khơi của dân chài quê hương. Sau này, năm 1958 ta lại bắt gặp một hình đẹp của Huy Cận về vùng biển Quảng Ninh thân yêu của chúng ta cũng có câu thơ về hình ảnh cánh buồm thật đặc sắc: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm với gió khơi GV: Qua dòng hồi tưởng theo nỗi nhớ, cảnh ra khơi đánh cá của làng chài hiện về thật đẹp, thật sống động còn cảnh đón đoàn thuyền trở về thì sao. Cô cùng các em sang phần tiếp theo. | 3.2. Cảnh tàu ra khơi - Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. -> khung cảnh đẹp trời, dấu hiệu bình yên tốt đẹp. - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. -> NT so sánh, động từ mạnh diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la... -> bút pháp lãng mạn, nghệ thuật so ánh, nhân hóa, ẩn dụ -> cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, rất thơ mộng và trở thành biểu tượng của miền quê làng chài luôn tràn đầy sức sống. => Cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá là một cảnh tượng đẹp: cả thiên nhiên và con người đều hiện ra với vẻ đẹp đầy sức sống, đầy hứa hẹn. |
GV: Cảnh đoàn thuyền trở về được miêu tả qua những chi tiết nào? GV: Em nhận xét gì về bức tranh lao động ấy? GV: Bốn câu sau miêu tả những gì? GV: Hình ảnh người dân chài được miêu tả ntn? Phân tích những hình ảnh thơ đó? GV: Trong câu Chiếc thuyền im...sử dụng nghệ thuật gì? Em cảm nhận hai câu thơ này ntn? Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi say sưa của con thuyền và còn cảm thấy con thuyền như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Cũng như người dân chài, con thuyền ấy cũng thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi. GV: Qua tìm hiểu ba khổ thơ đầu em thấy bức tranh miền biển hiện lên ntn? GV bình thêm: Một bức tranh đẹp có hình ảnh thiên nhiên, hình ảnh con người luôn đan xen, hòa quyện. Con người gắn bó với biển, yêu biển như một thực thể. G tích hợp giáo dục biển đảo: ? Suy nghĩ của em sau khi xem những bức ảnh sau? Em nghĩ như thế nào về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ đất nước hiện nay? | 3.3. Cảnh đoàn thuyền trở về * Cảnh đón thuyền về - Ngày hôm sau ồn ào… ... dân làng tấp nập... Nhờ ơn trời... -> Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui, sự sống. * Hình ảnh người dân đánh cá - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. -> Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn -> khắc họa vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn, thơ mộng của người dân chài lưới: nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi của biển khơi. * Hình ảnh con thuyền: - Chiếc thuyền im… Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. -> NT nhân hoá -> Con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn tinh tế. |
? Theo em có phải chỉ đến khổ cuối này tác giả mới diễn tả nỗi nhớ về “ quê hương của mình”? H: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ, xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ – là tình cảm da diết nhớ về quê hương của nhà thơ.. Nhớ làng, nhớ quê, nhớ thuyền, nhớ biển.... ? Tác giả đã bộc bạch nỗi nhớ của mình ntn? ? Các hình ảnh nào đã trở về trong nỗi nhớ ? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Hs: suy nghĩ, trả lời ? Trong nỗi nhớ sâu nặng đó, theo em điều gì sâu đậm nhất với tác giả? HS: Cái mùi nồng mặn GV bình: Mỗi con người khi đi xa vẫn thường lưu giữ trong mình một hương vị của quê nhà để nhớ. Nếu người dân đồng bằng Bắc bộ khi xa nhớ “Canh rau muống, cà dầm tương”..thì người dân miền biển nhớ hương vị của biển cả “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. ? Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn đó như thế nào? Tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? H: Mùi nồng mặn: nồng hậu, mặn mà đằm thắm của gió biển, của nước biển, của mùi cá...Đó là hương vị riêng của quê hương. - Nỗi nhớ của tác giả vừa cụ thể, thắm thiết, bền bỉ cho dù xa cách. Tình cảm ấy như chất muối thầm đẫm trong những câu thơ. GV: Nỗi nhớ của tác giả thật đa dạng: nhớ màu nước xanh, nhớ con thuyền, nhớ cánh buồm vôi... đặc biệt nhớ “mùi nồng mặn”, mùi riêng biệt của xứ biển, mùi rong rêu, mùi của sóng, của gió, của cá...Mùi, hương vị quen thuộc của và thân thương của “mảnh hồn làng” nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ. Nỗi nhớ thường trực “ Thoáng trông hay thoáng trong ý nghĩ tâm tưởng, dù ở chân trời nào, khoảng không nào hương vị mặn nồng của biển cả cứ vấn vương mãi, dềnh lên trong nỗi nhớ suốt chặng đường xa quê của mình. Bài thơ “Quê hương” là khúc dạo đầu cho khúc tâm tình yêu quê ấy. Năm 1956 khi Tập kết ra Bắc phải rời xa quê nhà ông đã viết trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” thật cảm động: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng ... - Và rồi đến tận năm 1975 khi hai miền thống nhất được trở về với dòng sông quê mình ông lại có bài thơ “ Trở lại con sông quê hương” - Quê hương cứ trăn trở mãi trong lòng Tế Hanh và quê hương đã trở thành hồn thơ của người con vùng biển yêu quê thật mặn nồng ấy! | 3.4. Nỗi lòng người xa quê - Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá. - Hình ảnh: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi - Nhịp thơ da diết, điệp từ nhớ -> nhấn mạnh nỗi nhớ quê của tác giả - nỗi nhớ sâu đậm của tác giả Đó là nỗi nhớ màu sắc, cảnh vật, nhớ hình dáng con thuyền, nỗi nhớ đó kết đọng lại trong một mùi vị đặc trưng của làng chài “mùi nồng mặn” ở đó có nắng, có gió, có vị muối, có tình quê sâu nặng. => Tác giả gắn bó sâu sắc với quê hương, quê hương luôn sống mãi trong lòng tác giả. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết ? Qua phân tích em cảm nhận được những nét đặc sắc nào về nội dung của bài thơ? ? Em hãy nhắc lại những giá trị nghệ thuật của văn bản? ? Đọc ghi nhớ SGK/ T18 | 4. Tổng kết 4.1. Nội dung- Ý nghĩa * Nội dung: - Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển. - Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. - Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả. * Ý nghĩa Bài thơ là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. 4.2. Nghệ thuật - Hình ảnh so sánh, nhân hoá, ĐT, TT, từ láy, câu cảm thán. - Giọng thơ mượt mà, sâu lắng. - Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng. 4.3. Ghi nhớ: SGK/ T18 |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập. - Phương pháp: PP vấn đáp, thảo luận, - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút... | |
III. Luyện tập | |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh. - Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: động não, trình bày. ? Trở lại với phong trào “ Thơ mới” qua các bài “ Ông đồ” ( Vũ Đình Liên), “ Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “ Quê hương” (Tế Hanh) em hãy so sánh bút pháp lãng mạn trong các văn bản ấy? - Nhớ rừng: bút pháp lãng mạn thể hiện tâm sự chán ghét thực tại nhưng lại bất lực trước thực tại.. - Ông đồ: mang nặng niềm hoài cổ, nhớ tiếc quá khứ, nét đẹp truyền thống với những câu thơ thật buồn. - Quê hương: một nỗi nhớ bâng khuâng, hình ảnh thơ chân thực, bay bổng, lãng mạn khỏe khoắn. |
Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 19 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
Đính kèm
Sửa lần cuối: