giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 20 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Điểm
6,649
Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 20 phát triển được các kĩ năng mềm qua hình ảnh của Bác, đó là hình ảnh mang phong thái ung dung, lạc quan. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Tức cảnh Pác Pó " , câu cầu khiến và thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

6772


Ngày soạn : Tiết theo PPCT : 83
Tiếng Việt :

Văn bản:TỨC CẢNH PÁC PÓ
- Thơ Hồ Chủ Tịch-


A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.
- Hiểu cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công.
- Vận dụng vào cảm thụ văn học.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Yêu quê hương, đất nước.
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác, tích cực.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số
Ngày giảngLớpSĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập
3. Bài mới:


HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Cách 1:
- Gv tổ chức trò chơi: Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ liệt kê các địa danh gắn liền với cuộc đời Bác Hồ. Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng.
- Hs thực hiện yêu cầu, báo cáo kết quả: Làng Sen, trường Dục Thanh, Bến Nhà Rồng, Cao Bằng(Núi các- Mác, suối Lê Nin, Hang Pác Bó) Chiến khu Việt bắc, tân Trào, quảng trường Ba Đình, đường Trường Sơn....)
- Gv quan sát, định hướng, nhận xét
- Gv: Từ câu trả lời dẫn dắt vào bài
Bác Hồ- vị cha già kính yêu luôn là niềm tự hào của chúng ta. Nơi nào ghi dấu ấn của Bác, nơi đó đã trở thành miền đất thiêng liêng của dân tộc. Hang Pác Bó là một địa danh như thế. Như lịch sử đã ghi nhận, sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài để tìm ra con đường cứu nước, ngày 28/1/1941 (năm Tân Tỵ), đồng chí Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) đã trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giành độc lập tự do cho Việt Nam. Nơi Người đặt chân đầu tiên về Tổ quốc là mốc 108, nơi Người ở đầu tiên khi về nước hoạt động là núi rừng Pác Bó, thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi “non xanh, nước biếc, rừng thẳm, đất thiêng”, cảnh vật hữu tình, nên thơ, hùng vĩ, người dân chất phác, hiền lành, thuần hậu, đầy tình yêu quê hương, đất nước. Nơi đây cũng là nguồn cảm hứng đề Bác viết bài thơ Tức Cảnh Pác Bó - nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay.
Cách 2:
Gv: Cho học sinh nghe bài hát Pác Bó hát mãi tên Người( ca sĩ Bắc Đức hoặc Tiếng hát giữa rừng Pác Bó (ca sĩ Anh Thơ)/ Đêm Trường Sơn nhớ Bác
Gv hỏi: Bài hát nhắc đến địa điểm nào? Em biết gì về nơi đó?
- Hs: lắng nghe, cảm nhận và trả lời
- Gv: Dẫn dắt vào bài: Không phải ngẫu nhiên Hang Pác Bó trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao văn nghệ sĩ mà bởi nơi đây đã ghi dấu ấn của Bác- nơi đầu tiên Bác đặt chân về nước sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Chính nơi đây Bác cũng đã khơi nguồn cảm hứng để Bác viết bài thơ Tức cảnh Pác Bó...

Cách 3: Khởi động bằng kể chuyện
Theo hồi kí của ông Dương Đại Lâm, Lê Quảng Ba, Hoàng Tô, và lời kể của các bà Nông Thị Trưng, Hoàng Thị Hoa..., những người con ưu tú của quê hương Hà Quảng thì được biết những ngày Bác ở Pác Bó chỉ được ăn toàn cháo bẹ, rau rừng, măng vầu tre nứa, rất ít được ăn cơm, ăn thịt, họa hoằn Bác câu được con cá, bắt được con cua ở suối Lê nin hoặc thỉnh thoảng quần chúng cơ sở đem cho vài quả trứng gà vịt, một ít thịt lợn, bởi ngày ấy làng Pác Bó cũng như các làng bản khác đều nghèo khổ.
Có bữa nhìn thấy Người cố nuốt, họ đã rơi nước mắt cảm thương cho nỗi khó khăn của “Ông ké cách mạng”. Có lần bà Lân Thị Hò (mẹ của Kim Đồng) đưa cơm cho Bác ở một nơi bí mật trên núi đằng sau làng Nà Mạ, Bác chỉ ăn một nửa, một nửa dành để nấu cháo cho một đồng chí đang bị ốm. Thấy vậy, bà đã nói với Bác: “Bảc á, hỏ Bảc lai lố nỏ. Hiết rừ đây á!?” (Nghĩa là: Bác ơi, khổ Bác quá, Bác ơi! Biết làm sao được đây!?). Người già Pác Bó kể lại, nghe vậy, Người chỉ lặng im. Và Người đã tâm sự nỗi lòng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
- Gv hỏi: Nêu cảm nhận của em về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó qua đoạn văn trên
Đúng như ông bà ta từng nói "Vạn sự khởi đầu nan", thời gian đầu sau khi về nước hoạt động CM, Bác đã có cuộc sống rất gian khổ ở Pác Bó. Liệu người chiến sĩ Nguyễn Ái Quốc có đầu hàng trước những khó khăn ấy không, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ" Tức cảnh Pác Bó để hiểu rõ hơn điều này
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ
Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?
Nhóm 2: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Nhóm 3: Đọc văn bản, nhận xét về giọng điệu và phương thức biểu đạt của bài thơ.
Nhóm 4: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên bài thơ cùng thể thơ này?
HS: Thảo luận nhóm, và báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Gv nhận xét, đánh giá

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (cảnh khuya, rằm tháng giêng, nam quốc sơn hà). Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của 1 bài tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên sự phóng khoáng mới mẻ.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.



Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu
- Gọi 1 HS đọc 3 câu thơ đầu.

?Câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật đó?



? Em hiểu ntn về từ “cháo bẹ, rau măng”?
Từ đó, m hiểu nghĩa câu thơ thứ hai ntn ?

Hs suy nghĩ, trả lời

? Cách hiểu nào phù hợp với giọng điệu bài thơ hơn ?
? Tâm trạng của Bác được thể hiện trong câu thơ ntn ?
GV liên hệ bài Cảnh rừng Việt Bắc.
Cảnh rừng VB thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.
...Non xanh nước biếc tha hồ dạo.
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
Hs suy nghĩ, trả lời
?Câu thơ thứ ba sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nổi bật? Giá trị biểu đạt của biện pháp đó?

- Đ/k làm việc thiếu thốn, khó khăn không thể cản trở tư tưởng CM “chông chênh” là từ láy miêu tả rất tạo hình và gợi cảm. Ba chữ “dịch sử Đảng” toàn vần trắc toát lên cái khoẻ khoắn mạnh mẽ, gân guốc.


? Qua phân tích, em hiểu ba câu thơ đầu ntn?
Hs suy nghĩ, trả lời
* Thảo luận nhóm
?Thú lâm tuyền của Bác có gì khác thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi trong “Bài ca Côn Sơn”?
- Thú lâm tuyền của Bác là thú lâm tuyền của một chiến sĩ yêu thiên nhiên nơi suối rừng không tách rời với yêu công việc làm cách mạng.
- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là thú lâm tuyền của một ẩn sĩ lánh đời.







- Đọc câu thơ 4.
?Câu thơ kết cho ta thấy Bác quan niệm về cuộc đời cách mạng ntn?
?Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng trong bài thơ này ntn?
Học sinh suy nghĩ thảo luận
Liên hệ: Bác nói cái sang của người CM, kể cả khi chịu cảnh tủ đày : NKTT.
- Hôm nay xiềng xích thay dây trói. Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung
- Tuy bị tình nghi là gián điệp.




?Câu thơ kết cho ta hiểu thêm gì về Bác?
HS: Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui được sống với rừng suối). Theo em, thú lâm tuyền ở Bác có gì khác với người xưa?
- Không phải thú ở ẩn lánh đời mà là thú được sống hoà hợp với TN để làm CM và cứu nước. ở Bác, thú lâm tuyền hoà hợp với niềm vui được làm cm sống hoà nhịp với lâm tuyền và vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ đó là biểu hiện của đời CM của người. Vì vậy nhân vật trữ tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến sĩ.

*Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút
? Nhắc lại những nét đặc nổi bật về NT của bài thơ?
? Qua bài thơ em cảm nhận được gì về cuộc sống sự nghiệp của người chiến sĩ cộng sản giữa rừng Pác Bó ?




I. Tìm hiểu chung
1. Chú thích
a. Tác giả
- Hồ Chí Minh


b. Tác phẩm: 2 - 1941
- Giọng điệu: thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh.
- Phương thức: tự sự và biểu cảm (biểu cảm là chính).

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.









c. Từ khó.
Đọc

II. Tìm hiểu văn bản
1. Ba câu thơ đầu
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
Phép đối -> diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng có nề nếp.
Giọng kể tự nhiên -> Bác Hồ sống ung dung, thoải mái, gắn bó với thiên nhiên, hòa điệu với nhịp sống núi rừng.
- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

-> Cách nói đùa vui hóm hỉnh -> cháo bẹ rau măng luôn có sẵn, thể hiện cảm giác thích thú bằng lòng.









- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
-> Từ láy “chông chênh” -> điều kiện làm việc của Bác hết sức gian khổ, tạm bợ.
-> Vần trắc “dịch sử Đảng” -> tạo lời thơ khỏe khoắn, đồng thời khắc họa hình tượng người chiến sĩ vừa chân thực, vừa sinh động lại vừa như có 1 tầm vóc lớn lao 1 tư thế uy nghi, lồng lồng giống như 1 tượng đài về người lãnh tụ cách mạng.
=> Ba câu thơ đầu thể hiện tình yêu thiên nhiên, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên nơi suối rừng Pác Bó của Bác (thú lâm tuyền).












2. Câu thơ kết
- Sang: sang trọng, giàu có
- ở đây là sự sang trọng, giàu có về mặt tư tưởng của những cuộc đời, làm CM lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không bị khó khăn, gian khổ, thiếu thốn khuất phục.
- Còn là cái sang trọng, giàu có của 1 nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp tự tin, thư thái với thiên nhiên đất nước.
- Còn là cái sang trọng, giàu có của người tự thấy nhiều hữu ích cho CM cả trong gian khổ thiếu thốn Cảnh ấy, cuộc sống cách mạng ấy quả thật là đẹp “thật là sang”
-> Bác là người luôn lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.






III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Giọng đùa vui hóm hỉnh.
- Tạo được tứ thơ độc đáo bất ngờ sâu sắc.
2. Nội dung:
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
* Ghi nhớ/ SGK/30

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 20 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giao Vien,
Trả lời
0
Lượt xem
474

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top