giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 21 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 8 được xây dựng các hoạt động giúp các em làm việc nhóm hiệu quả và phát triển khả năng giao tiếp trong học tập. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản,đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Ngắm trăng " , Đi đường, câu cảm thán và thuyết minh viết bài số 5 .

6775


Ngày soạn : / /20 Tiết theo PPCT : 87

Văn bản :

NGẮM TRĂNG



HỒ CHÍ MINH

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên thắm thiết và phong thái ung dung trong bất kì hoàn cảnh nào của Hồ Chí Minh thể hiện qua bài “Ngắm trăng”. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ
- Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.
- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa của dân tộc
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số

Ngày giảngLớpSĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập

3. Bài mới:




HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Gv: Em đã bao giờ rơi vào tâm trạng bế tắc, bất lực, hay mất phương hướng chưa? Những lúc như thế em thường làm gì
( Khóc, buồn bã, lo lắng, sợ hãi...)
Cuộc đời này làm gì có ai chưa trải qua những vấp ngã, khó khăn, thử thách nhưng mỗi người có cách đối mặt khác nhau. Có người gục ngã, lo sợ, chỉ biết khóc, nhưng cũng có người luôn ung dung, tự tại, lạc quan và bản lĩnh. Nhắc đến điều đó, ta không thể nào không nhắc đến Bác Hồ với bài thơ " Ngắm trăng".
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?





Cho HS đọc phần chú thích SGK
H: Giới thiệu những nét chính về Nhật kí trong tù và bài thơ Ngắm trăng?






- GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện tâm trạng sảng khoái.
- Yêu cầu HS xem phần giải thích từng yếu tố Hán Việt để hiểu nghĩa bài thơ?

GV: Nêu thể thơ của bài?

GV: Em nhận xét gì về bản dịch thơ so với nguyên tác và phần dịch nghĩa?
GV bổ sung: bản dịch thơ có phần chưa sát với nguyên tác:
Câu thơ dịch thứ hai làm mất đi cái cảm xúc xốn xang, bối rối của một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.
Câu cuối, bản dịch làm mất đi cấu trúc đăng đối, giảm đi sức truyền cảm của câu thơ.

- Đọc lại 2 câu đầu
GV: Câu thơ đầu cho thấy Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
GV: Nhà tù có bao nhiêu cái không? (cơm không no, đêm thiếu ngủ, không giặt giũ) ? Tại sao ở đây Bác chỉ nói đến 2 thứ “rượu” và “hoa”?
- Ngắm trăng là cái thú thanh nhã của những bậc tao nhân mặc khách. Thi nhân xưa ngắm trăng lúc tâm hồn thư thái, uống rượu trước hoa mà thưởng trăng, như thế mới trọn vẹn nhã thú.
GV: Bác nhắc đến rượu và hoa có hàm ý gì?
GV bổ sung: thể hiện niềm khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu có hoa.
GV: Trước cảnh trăng đẹp, Bác có tâm trạng ra sao?
GV: Em hãy so sánh cách diễn đạt của câu thơ thứ 2 trong bản phiên âm và bản dịch?
- Bác cảm thấy bối rối, xốn xang trước cảnh đẹp đêm trăng. Câu dịch Cảnh đẹp đêm nay... chưa chuyển tải được cái áy náy, bối rối trong lời tự hỏi của Bác.
H: Tâm trạng xốn xang, bối rối ấy cho thấy Bác là người ntn?
- Đọc 2 câu cuối

GV: Trong 2 câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ “nhân” và “thi gia”có gì đáng chú ý?
GV: Câu thơ còn sử dụng nghệ thuật gì?
GV: Nghệ thuật nhân hóa và cấu trúc đăng đối này có hiệu quả diễn đạt ntn?
- Sự đảo ngược ấy lại tạo nên 1 thế đối rất đẹp giữa câu trên và câu dưới: nhân và nguyệt là 1 cặp đối thể hiện cuộc giao hoà tuyệt đẹp của người và trăng. Người thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sổ nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng sáng giữa trời cao rộng. Và vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ.
GV: Hai câu thơ cuối giúp em hiểu thêm gì về Bác?
- Mở đầu bài thơ là nhà tù và người tù, đến cuối bài thơ thì nhà tù vẫn ở đó nhưng chỉ thấy trăng và nhà thơ, không còn thấy người tù đâu cả, người tù đã vượt ngục - Cuộc vượt ngục tinh thần ấy không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên mãnh liệt và sâu sắc mà còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù - chiến sĩ - thi sĩ HCM. Người có thể ung, bất chấp hiện thực tàn bạo đen tối của nhà tù để đến giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp - phong thái ung dung tự tại đó chính là chất chiến sĩ trong con người Bác.
-> Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ của Bác.

GV: Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật độc đáo của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890-1969), là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn hóa lớn, là nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ...Cả cuộc đời Người hi sinh cho dân tộc Việt Nam...
2. Tập Nhật kí trong tù
- Nhật kí trong tù viết 1942, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và giải đi gần ba mươi nhà lao thuộc 13 huyện của tỉnh Quảng Tây (TQ).
- NKTT được viết bằng chữ Hán gồm 133 bài và một bài đề từ.



3. Tác phẩm
- Ngắm trăng trích trong NKTT.
- Đọc, giải nghĩa từ
- Thể thơ : thất ngôn tứ tuyệt.
- Bản dịch của Nam Trân : thơ tứ tuyệt.














II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu thơ đầu
- Trong tù không rượu cũng không hoa
->Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trong tù, thân tù, lại không có rượu có hoa để thưởng nguyệt.
- Bác không nói đến rượu và hoa như là những nhu cầu sinh hoạt bình thường của con người mà chỉ nói cái cần đối với thi nhân.







- Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
(Đối thử lương tiêu nại nhược hà?)
-> Tâm trạng xúc động, xốn xang, bối rối trước cảnh đêm trăng đẹp.




-> Bác là người yêu thiên nhiên một cách say mê, rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên (đó chính là tâm hồn nghệ sĩ của Bác).
2. Hai câu sau
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia)
-> Nghệ thuật nhân hóa, cấu trúc đăng đối, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau. Ở mỗi câu chữ chỉ người và chữ chỉ trăng được đặt ở 2 đầu, giữa là cửa nhà tù, nhưng có sự đảo ngược: câu trên theo trật tự người - trăng câu dưới theo trật tự trăng - người.
-> Làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng, cả hai đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau.
->Thể hiện tình yêu trăng tha thiết của Bác, Bác coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ.















III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Bài thơ tứ tuyệt, giản dị mà hàm súc.
- Cấu trúc đăng đối.
- Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.
2. Nội dung:
Bài thơ cho tháy tinh thần yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
? Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ trong đó có sử dụng câu cảm thán

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 21 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 21 Văn lớp 8.docx
    199.1 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top