giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 22 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 22 được soạn đầy đủ, chi tiết và mới nhất theo đúng thông tư của BGD. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 22 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Thiên đô chiếu " , câu phủ định và chương trình địa phương .

6776


Ngày soạn: / /20 Tiết

Văn bản :

CHIẾU DỜI ĐÔ

LÍ CÔNG UẨN

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Chiếu.
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Qua bài thơ có thái độ tự hào và tin tưởng vào một vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, bảng phụ).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: dạy học theo nhóm, PP giải quyết một vấn đề, PP dự án, PP nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, KT hỏi và trả lời, KT tóm tắt tài liệu theo nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số

Ngày giảngLớpSĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Cách 1: ? Giáo viên chia nhóm thành 4 tổ, nhiệm vụ của các tổ là: Kể tên các kinh đô của nước ta. Nhóm nào trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ được phần quà

Cách 2: &Chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc,… của em về vị trí, vai trò của Thủ đô đối với một đất nước.



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSNỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )
GV: Dựa vào chú thích SGk và kiến thức lịch sử, em hãy giới thiệu một vài nét về Lí Công Uẩn ?
GV giới thiệu thêm về tác giả.

GV: “Chiếu dời đô” ra đời trong hoàn cảnh nào?



GV: Trình bày hiểu biết của em về thể chiếu nói chung và đặc điểm của bài Chiếu dời đô?

GV: giải thích thêm về câu văn biền ngẫu.

GV: “Chiếu dời đô” thuộc kiểu văn bản nào?
GV: Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì? Vấn đề đó được trình bày thành mấy luận điểm?



H: Giải nghĩa(1);(2);(3);
(6);(9).....
- GV nêu hướng dẫn HS đọc: trang trọng, mạnh mẽ.
- GV đoc mẫu văn bản.
- Gọi HS đọc


GV: Theo Lí Công Uốn, việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?



GV: Tác giả viện dẫn việc dời đô ấy nhằm mục đích gì?





GV: Để làm sáng tỏ luận điểm 2, tác giả đưa ra chứng cớ nào?




GV: Em nhận xét gì về lời văn tác giả sử dụng trong đoạn 2?


GV: Lợi thế của Đại La được khẳng định trên những phương diện nào?



GV: Qua phân tích những lợi thế của Đại La, cho ta hiểu gì về vị vua Lí Thái Tổ?

GV: : ở luận điểm này, tác giả đã chọn hình thức diễn đạt nào?









GV: Nhắc lại những nét đặc nổi bật về NT của bài chiếu?



GV: Qua bài chiếu em cảm nhận được nội dung gì ?



GV: Em học hỏi được điều gì về cách viết văn nghị luận qua văn bản “chiếu dời đô”
I. Tìm hiểu chung
1. Chú thích
a. Tác giả
- Lí Công Uẩn (974-1028) tức Lí Thái Tổ, là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, có công sáng lập vương triều nhà Lí.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời :1010 vua Lí Thái Tổ có ý định dời đô Hoa Lư đến Đại La.
- Thể loại :
+Chiếu là thể văn do vua viết để ban bố mệnh lệnh cho nhân dân, đó thường là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ mà vua nêu ra và yêu cầu nhân dân thực hiện.
+Chiếu dời đô được viết bằng văn xuôi chữ Hán, có xen câu văn biền ngẫu.
- Phương thức biểu đạt : nghị luận
- Vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải dời đô.
- Các luận điểm :
+Nêu sử sách làm tiền đề.
+Soi sử sách vào tình hình thực tế.
+Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô.
c. Từ khó.



2.Đọc



II. Đọc hiểu
1. Viện dẫn sử sách làm tiền đề.
- Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô vì muốn đóng đô ở những nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn -> vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
=> Viện dẫn sử sách Trung Quốc có nhiều đời vua cũng từng dời đô để mưu toan nghiệp lớn và đã đem lại những kết quả tốt đẹp: vương triều phồn thịnh đất nước vững bền, Lí Công Uốn muốn nói đến việc chuẩn bị dời đô của mình là không có gì khác thường, trái với quy luật.
2. Soi sử sách vào tình hình thực tế.
- Nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ -> triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi.
=> Việc dời đô là tất yếu.
-> Bên cạnh lí lẽ lời văn có tính chất tâm tình -> tác động tới tình cảm người đọc, tăng sức thuyết phục.
3. Khẳng định Đại La là nơi tốt nhất để định đô
- Lợi thế của thành Đại La:
+ Về vị trí địa lí: ở nơi trung tâm trời đất; thế rồng cuộn hổ ngồi. Đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng.
+ Về vị thế chính trị, văn hóa: là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương; là kinh đô bậc nhất…
- Cách diễn đạt:
+ Câu văn biền ngẫu, kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
+ Kết hợp lí và tình đặc sắc, lập luận giàu sức thuyết phục.
+ Câu đối thoại -> sự đồng cảm giữa đức vua và thần dân -> mang tính chất dân chủ, giàu sức thuyết phục.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và tình cảm.



2. Nội dung:
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

* Ghi nhớ/ SGK/51
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập
- Phương pháp:
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: ( )
?Nhắc lại các luận điểm chính của văn bản?

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 22 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 22 văn lớp 8.docx
    167.5 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top