giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 24 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 24 đưa ra tinh yêu có lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc... Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản,đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Nước Đại Việt ta " , hành động nói và ôn tập về luận điểm.

6782


Tiết 100

Văn bản:

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

( Nguyễn Trãi)

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu sơ giản về thể cáo.
- Nắm được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của “Bình Ngô đại cáo”
- Hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
- Nắm được đặc điểm văn chính luận của “Bình Ngô đại cáo”.
2. Kĩ năng
- Biết Đọc- Hiểu một văn bản viết theo thể cáo.
- Thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân.
- Năng lực hợp tác: sự hợp tác giữa các cá nhân khi được giao nhiệm vụ thảo luận nhóm.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt; trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cahs sử dụng câu ghép.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: tìm hiểu, thu thập tư liệu... về kiểu câu ghép.
4. Thái độ
- Có lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc...
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh).
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan, tranh, usb
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số

Ngày giảngLớpSĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập

3. Bài mới:



Hoạt động của GV và HSNội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3’):
image

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
qoQM1mQ0a5ZuauU0WoJvHyXMoH5vz99sV_Kz1cQWrgcDhJd7FHwKH476Ml4mI1nNkTFgpgmMHYLM1Z4e2Wu8w1tLrtKNpyk_RHTrJpUA5KONRl6MPY1efQR_HRWxqOdhYCiWtUI
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
image

- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.I. Giới thiệu chung:
? Hãy giới thiệu nhưng nét khái quát về thân thế và sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Trãi ?
H: Trình bày về tác giả .
GV: chốt lại ghi bảng :
- Nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài. Sinh ra trong một thời kì lịch sử đầy biến động và bão táp. Triều Trần suy đồi, nhà Hồ lên thay, chưa được bao lâu phải đương đầu với hoạ xâm lăng của bọn phong kiến phương bắc. Năm 1407 nước ta bị giặc Minh xâm lược và thống trị. Nước mất, nhà tan, cha bị bắt, đày sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi không bao giờ quên lời cha dặn: “Con là người có tài, có hiếu, hãy trở về lo rửa hận cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu.”
- Sau 10 năm bị giam lỏng ở thành Đông Quan(Thăng Long ), Nguyễn Trãi trốn thoát, vào Lam Sơn tụ nghĩa, dâng lên Lê Lợi “ Bình Ngô sách” với chiến Lược tâm công ( đánh vào lòng người). Từ đó ông trở
thành cánh tay phải đắc lực của Bình Định Vương:
+ Thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo công văn, giấy tờ, thủ tục
để giao thiệp với quân Minh.
+ Cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn việc quân mưu
Kháng chiến thắng lợi.
=> Ông là người “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời”. Những bức thư địch vận của ông “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”.
- Có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh để giành độc lập dân tộc.
- Chiến tranh kết thúc thay mặt Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.
- Đem hết tài năng và sức lực XD đất nước hoà bình với tư tưởng nhân nghĩa. Ông bị bọn gian thần ghen ghét, chống lại. Chúng khép ông vào tội mưu sát vua và ông đã bị chu di tam tộc qua vụ án “Lệ Chi Viên”.
- Anh hùng và bi kịch đều ở mức tột cùng.
1. Tác giả
Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442 )
- Nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới => Nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn đức, toàn tài.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài cáo?
GV bổ sung: Bình Ngô đại cáo do N.Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, TQ sạch bóng quân thù, đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng => áng Thiên
cổ hùng văn, Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2.
- Ở lớp 7 bài thơ “ Sông núi nước Nam” được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất và “BNĐC” được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2: vì cả 2 đều thể hiện ý thức ĐLDT, niềm tự hào DT, cùng khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, của chân lí chính nghĩa; khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của DT.
? Vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh có liên quan như thế nào đến tác phẩm?
+ Dảng “Bình Ngô sách” với chiến lược tâm công.
+ Thừa lệnh Lê Lợi viết công văn, giấy tờ, thư từ, giao thiệp với quân Minh.
+ Thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.
? Bài cáo có vai trò, ý nghĩa như thế nào ?
H: Được xem là bản tuyên ngôn độc lập sau đại thắng quân Minh.
2. Tác phẩm
- Trích Bình Ngô Đại Cáo công bố ngày 17 tháng chạp năm 1428 - ta đại thắng quân Minh.
? Em hiểu nhan đề tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” nghĩa là thế nào ?
H: Bình Ngô Đại Cáo có nghĩa là công bố cho mọi người biết về một sự nghiệp lớn: đánh dẹp giặc Minh xâm lược, thống nhất đất nước.
G: Bình: yên, bằng phẳng; Ngô: chỉ giặc Minh; cáo: thông cáo; đại: lớn. Gọi giặc Minh là giặc Ngô vì: Chu Nguyên Chương trước khi khởi nghiệp ở đất Ngô, rồi xưng là Ngô Vương sau trở thành Minh Thành Tổ nên tác giả dùng tên Ngô để gọi quân nhà Minh .
- GV đưa bố cục lên bảng phụ: 4 phần :
- Phần đầu: Kđ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí ĐLDT.
- Phần 2: Lập bảng cáo trạng tố cáo tội ác giặc Minh.
- Phần 3: phản ánh quá trình cuộc kh/n Lam Sơn từ những ngày đầu gian khổ cho đến khi tổng phản công thắng lợi.
- Phần cuối: Lời tuyên bố kết thúc chiến tranh, khđịnh nền độc lập vững chắc, đất nước bước sang 1 kỉ nguyên mới và nêu lên bài học lịch sử.
? Nêu vị trí của doạn trích “Nước Đại Việt ta” trong kết cấu bài cáo?
- “Nước Đại Việt ta”:
+ Thuộc phần mở đầu của Bình Ngô đại cáo. Đoạn trích có ý nghĩa tiền đề cho toàn bài. Tất cả các nội dung sau đều xoay quanh tiền đề đó.
Hoạt động 2: Đọc, chú thích, tìm hiểu kết cấu bố cục, phân tích văn bản.II. Đọc-hiểu văn bản
? Nêu yêu cầu đọc?
- Giọng điêụ hào hùng, trang trọng, tự hào.
- Lưu ý đọc nhịp nhàng, cân đối những câu văn biền ngẫu.
G: Đọc mẫu. Nhận xét, sửa sau khi HS đã đọc bài.
H: 1- 2 em đọc lại toàn bộ đoạn trích.
? Em hiểu như thế nào về từ " nhân nghĩa" và "điếu phạt" ?
? Giải nghĩa từ " văn hiến"?
1. Đọc, chú thích
? Tựa đề của tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” cho thấy đây là một tác phẩm được sáng tác ở thể nào ? Hãy thuyết minh về thể loại văn học này ?
H: Thể loại cáo & học sinh trình bày đặc điểm của thể loại cáo theo chú thích sgk .
? Thể cáo so với thể chiếu, thể hịch có điểm nào giống nhau & khác nhau ?
Hs: * Giống nhau:
- Cùng là thể văn nghị luận cổ được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết, được công bố công khai.
- Kết cấu chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén.
- Được viết băng văn vần , văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.
* Khác nhau:
- Chiếu là loại văn bản để ban bố mệnh lệnh. - Hịch là loại văn bản đẻ cổ vũ kêu gọi nhằm khích lệ tưởng tình cảm của người nghe.
- Cáo dùng để trinh bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết .
? Phương thức biểu đạt?
Là văn bản nghị luận. được viết bằng phương thức lập luận lấy lí lẽ và dẫn chứng làm rõ tính chất tinh thần độc lập và thuyết phục người đọc, người nghe.
? Nội dung đoạn trích gồm mấy ý lớn
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về chủ quyền ĐL của DT Đại Việt
- Sức mạnh của nhân nghĩa và ĐL dân tộc.
2. Kết cấu - Bố cục :
Thể loại: Thể cáo
( sgk/ 67)




















- PTBĐ: Nghị luận



- Bố cục: 3 phần

? Đọc 2 câu thơ đầu, nêu ND 2 câu thơ?
H: Nêu như bảng chính.
G: Nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản làm nền tảng triển khai toàn bộ bài cáo. Tất cả những ND được phát triển về sau đều xoay quanh nguyên lí này.
- Nhân nghĩa là lòng yêu thương con người và sự hiểu biết làm điều phải thuận theo đạo lí.
? Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ở 2 câu thơ
? “Yên dân, trừ bạo “ có ý nghĩa như thế nào?
H: - “Yên dân” là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc.
- “Trừ bạo” là thương dân mà tiêu diệt kẻ bạo ngược để bảo vệ dân lành.
? Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô, người dân được nói tới ở đây là ai ? Kẻ bạo ngược là ai ?
Hs : - Dân : Quân dân Đại việt .
- Kẻ bạo ngược : Quân Minh xâm lược.
? Từ việc tìm hiểu các nội dung trên em thấy tư tưởng Nguyễn Trãi có gì khác so với tư tưởng Nho giáo?
H: Tự pbyk
G khái quát: Đặ.t trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết bài cáo, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Đó là tư tưởng thân dân, tiến bộ. Nhân nghĩa trong phạm trù nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người. Còn nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không những chỉ trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với tư tưởng nho giáo.
? Từ đó em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh?
Hs: Kháng chiến chính nghĩa vì dân, vì nền độc lập dân tộc. Thuận lòng trời, hợp lòng người, được thần và dân cùng ủng hộ => Điều đó gợi chúng ta liên tưởng tới “Truyền thuyết Hồ Gươm”, tới minh chủ Lê Lợi và thanh gươm thần với 2 chữ thuận thiên.
G: Tư tưởng nhân nghĩa đã được triển khai như thế nào ở đoạn thơ sau.
3. Phân tích
3.1.Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa: Yên dân – trừ bạo.



















-> Gắn liền với yêu nước chống giặc ngoại xâm
-> Tư tưởng thân dân tiến bộ.














? Sau khi nêu nguyên lý nhân nghĩa, tác giả đã khẳng định điều gì?
Hs : Trình bày: mục 2.
? Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc qua những yếu tố căn bản nào?
Hs : - Trình bày như bảng chính.
? Có ý kiến cho rằng Nước Đại việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dần tộc trong “Sông núi nước Nam”. Đúng hay sai ? Vì sao?
G gợi ý:
- Trong bài “Sông núi nước Nam” ý thức dân tộc được thể hiện ở những yếu tố nào ?
- Niềm tự hào DT được thể hiện qua từ ngữ nào?
- So với “Sông núi nước Nam” thì “Nước Đại Việt ta” đã bổ sung những yếu tố nào và được phát triển ntn?
H: Trong bài “Sông núi nước Nam” khẳng định qua hai yếu tố:
- Chủ quyền.
- Cương vực lãnh thổ .
=> Ý thức DT, niềm tự hào DT được thể hiện sâu sắc qua từ “Đế”. -> Đến “Nước Đại Việt ta” bổ sung 3 yếu tố …
Và tác gỉa tiếp tục phát huy niềm tự hào DT ở VB “Nam quốc sơn hà” một cách sâu sắc và mạnh mẽ “mỗi bên xưng đế một phương”.
? Đế có nghĩa là gì ? Tại sao không dùng từ Vương mà lại dùng từ Đế ?
H: Đế với vương đếu là vua nhưng Đế là vua, là thiên tử, là duy nhất, là toàn quyền. Còn vương là vua của một nước chư hầu, phụ thuộc nhiều vào đế. Vương có thể có nhiều nhưng đế chỉ có một => Nêu cao tư tưởng hoàng đế là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.
? So với “ Sông núi Nước Nam” thì quan niệm về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi hơn hẳn như thế nào ? Vì sao?
H : - Hoàn chỉnh hơn, toàn diện, sâu sắc hơn.
- Toàn diện vì Nguyễn Trãi khẳng định sự tồn tại độc lập dân tộc qua 5 yếu tố cơ bản trên, còn “Sông núi Nước Nam” chỉ có hai yếu tố.
- Sâu sắc vì quan niệm về dân tộc Nguyễn Trãi đã nhận thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là hai yếu tố quan trọng xác định dân tộc, quốc gia, đồng thời thể hiện ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc một cách sâu sắc.
? Hãy phân tích nghệ thuật lập luận đặc sắc của tác giả trong đoạn trích?
G bình: NT đã đứng trên đỉnh cao thời đại “ bình Ngô”, với niềm tự hào DT, đại diện cho chính nghĩa và DT chiến thắng mà phát ngôn, mà trịnh trọng tuyên bố. Tư tưởng nhân nghĩa cùng với cái nhìn mới, sâu sắc, toàn diện của ông về quốc gia, DT đã tạo lên tầm vóc Đại Việt, sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, bành trướng của giặc phương Bắc. Tư tưởng ấy còn sáng mãi như những vì sao khuê lấp lánh, còn sáng mãi trong tâm hồn mỗi ngưòi dân Đại Việt.
3.2. Chân lý về chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt
- Những yếu tố căn bản:
+ Có nền văn hiến lâu đời.
+ Có lãnh thổ riêng.
+ Có phong tục tập quán riêng.
+ Có chủ quyền riêng trải qua nhiều thời đại.
+ Có truyền thống lịch sử hào hùng.
=> Sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở “ Sông núi Nước Nam”.
image

-> Những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc; là sự kết tinh học thuyết quốc gia khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt rất vững chắc.

-> Nâng cao vị thế nước ta ngang hàng với các dân tộc khác đặc biệt là đối với phong kiến phương Bắc (Trung Quốc)



- Hai câu cuối: Nước Đại Việt trọng nhân nghĩa nên ở thời nào cũng có người hào kiệt
-> Khái niệm về quốc gia dân tộc toàn diện, sâu sắc.





- Từ ngữ có tính chất hiển nhiên( vốn có, lâu đời), câu văn biền ngẫu, phép liệt kê, so sánh. -> thuyết phục cao.
? Luận điểm nào tiếp tục được khẳng định ở đoạn thơ cuối ?
H: mục (3)
? Những minh chứng lịch sử nào được đưa ra để khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa và chân lý độc lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt ? Nhận xét những dẫn chứng ấy ?
H: Lưu Cung … Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử. Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, đối xứng nhấn mạnh sự thất bại của kẻ thù và chiến thắng vẻ vang của ta.
? Đối chiếu với VB “Sông núi nước Nam” để thấy rõ sức mạnh của chính nghĩa được khẳng định ở cả 2 văn bản này như thế nào?
H: - “Sông núi nước Nam” tác giả khẳng định: kẻ xâm lược là giặc bạo ngược (nghịch lỗ) làm trái lẽ phải, phạm phải sách trời (thiên thư) sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
Trong VB “Nước Đại Việt taT”, nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, tác gỉa đưa ra những minh chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh của chính nghĩa với những tên tuổi cụ thể, “ chứng cớ còn ghi” .
? Em có nhận xét như thế nào về chứng cứ tác giả đưa ra?
- Chứng cứ lịch sử xác đáng, rõ ràng - nối tiếp TT TT của Lý Thường Kiệt.
Cớ sao.....
Chúng bay sẽ bị.....
* Tiêu đề cho bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ chiến đấu cho tự do, độc lập.
? Nếu coi đây là một bản tuyên ngôn độc lập theo em nội dung ấy được thể hiện ở phần nào ? Vì sao?
- Phần đầu “Nước Đại Việt ta” Là một định nghĩa hiếm ở thế hỷ XV về một quốc gia độc lập.
Nguyễn Trãi là người đi trước thời đại cũng là lẽ đó.
? Khái quát trình tự lập luận của tác giả ? Nội dung toát lên từ lập luận ấy ?
Liên hệ so sánh sự kế thừa.
3.3. Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc






- Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu.














-> Dẫn chứng cụ thể sinh động, giọng điệu mỉa mai khinh bỉ.
=> Khẳng định sự thất bại thảm hại của giặc. Nêu cao sức mạnh chính nghĩa.




Tích hợp:
Suy nghĩ của em về việc bảo tồn những giá trị văn hóa qua các hình ảnh?
HZfzCwXw2P2MNIYxG8LPzhFN1M0Ay_WiyfEoUbcmf9BXwGoID4ScpKnxZ9AJotAUkQHBGEuCyel5eTalYAa_DJAGrhSpX20zjiYOdCuafDxgqGZVl2yKzHPi8uFgXQ76RvUPtj0
Hoạt động 3: Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật.4. Tổng kết
? Khái quát giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
4.1. Nghệ thuật
- Thể văn biền ngẫu
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng.
? Qua văn bản, em rút ra được vấn đề gì?
? Ý nghĩa văn bản?
4.2. Nội dung – ý nghĩa:
Nội dung: Khẳng định nền độc lập chủ quyền của đất nước, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
- Ý nghĩa: "Nước Đại Việt ta" thể hiện quan niệm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc và có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.
4.3. Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)
image

Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng viết đoạn văn liên quan đến chủ đề.
- Phương pháp: PP vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: học theo cá nhân.
- Phương tiện: máy chiếu.
- Kĩ thuật: động não...
Hoạt động 4: Luyện tậpIII Luyện tập
G tổ chức cho H thi đọc diễn cảm.
H cho điểm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4’)
image

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: động não
? Em có suy nghĩ gì về hành động của Trung Quốc trên thềm lục địa của nước ta?
H chia sẻ.

Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 24 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • Tuần 24 văn lớp 8.docx
    595.3 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top