giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 25 mới nhất

Giao Vien

Moderator
Xu
0
Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 25 xác định giá trị bản thân: sống có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc. Đặc biệt là giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 25 được xây dựng bằng hệ thống hình ảnh minh họa giúp cho học sinh dễ hiểu và hứng thú hơn trong khi làm bài. Mục đích của bài học giúp các em đọc hiểu văn bản,đưa ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân qua văn bản và có những kĩ năng viết văn, nghị luận qua văn bản : " Bàn về phép học " và viết bài tập làm văn số 6 .

6783
Ngày soạn: 26/2/2020 Tiết 103

Văn bản:

BÀN VỀ PHÉP HỌC

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Có những hiểu biết bước đầu về thể tấu.
- Hiểu được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Nắm được đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
2. Kĩ năng
- Biết Đọc - Hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp.
4. Thái độ
- Xác định giá trị bản thân: sống có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc.
* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức các giá trị sống: trách nhiệm, hạnh phúc, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:
+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.
+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)
- Học sinh:
+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.
+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp
: (1 phút)Kiểm tra sĩ số

Ngày giảngLớpSĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):
- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ.
Gv chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm thi đọc những câu nói về tầm quan trọng của việc học (ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ...)
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
Học, học nữa, học mãi
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Đời sống thì có hạn, sự học thì vô hạn
Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt cả đời
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của đất nước
Học hành có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đời của mỗi con người. Để học tập có hiệu quả, phương pháp học là nhân tố cần phải lưu tâm nhiều nhất. Chính vì thế, từ xưa đến nay, có không ít người đã đề cập, bàn bạc đến việc này. Một trong những người luôn quan tâm đến cũng có nhiều tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục và với đất nước, đó là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Với “ Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, ông đã có bài tấu dâng lên vua Quang Trung- Nguyễn Huệ trong đó có bàn luận về phép học. Nội dung bài tấu đó như thế nào? Vấn đề về phép học của người xưa được thể hiện ra sao? và còn có ý nghĩa đối với ngày nay hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: Bàn về phép học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (23’)
- Mục tiêu: tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP vấn đáp.
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất một nhiệm vụ, trình bày một phút,...
Hoạt động 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.I. Giới thiệu chung
? Giới thiệu những nét khái quát về Nguyễn Thiếp?
Hs : Trình bày theo chú thích sách giáo khoa.
* Gv: - Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ 1771 do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo, lúc đầu đánh đổ chế độ chính trị của họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan giặc Xiêm (1785). Sau đó kéo quân ra Bắc đánh đổ họ Trịnh và đánh giặc Thanh. Trước khi đại phá quân Thanh cuối 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung. Mùa xuân 1789, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đa lập nên chiến công vĩ đại quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Từ một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, Quang Trung đã trở thành một anh hùng dân tộc vĩ đại. Và sau khi đất nước được thống nhất, Quang Trung xây dựng đất nước, ban bố khuyến nông, chiếu lập học.
- Chúng ta sẽ biết thêm về Ng.Huệ ở chương trình học lớp 9.
1. Tác giả

- Nguyễn Thiếp (1723-1804) :
- Là người đức trọng, tài cao được vua Quang Trung mến mộ tài năng.
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào
Hs: Ngày 10 /7/1791, Vua Quang Trung viết chiếu mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến. Và lần này ông đã làm bài tấu bàn về ba việc bậc quân vương nên biết:
+ Bàn về Quân đức (Đức của vua ): Mong bậc đế vương một lòng tu đức, lấy học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức.
+ Bàn về Dân tâm (Lòng dân): Khẳng định dân là gốc, gốc vững nước mới yên.
+ Bàn về học pháp (Phép học).
Gv: Văn bản thuộc việc thứ ba mà Nguyễn Thiếp viết trong bản tấu.
2. Tác phẩm
- Một phần bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung (8.1791).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bảnII. Đọc - hiểu văn bản
Gv : Hướng dẫn học sinh đọc bài :
- Đọc rõ ràng, giáo viên đọc mẫu 1 lần, học sinh đọc lại lần 2.
? Em hiểu từ "phép học" trong nhan đề văn bản như thế nào?
H: phương pháp học.
H: giải thích chú thích số 2, 3, 6, 7, 8.
1. Đọc - chú thích


? Văn bản là một phần của bài tấu mà Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791, vậy tấu là thể loại như thế nào ?
Hs : Đặc điểm thể tấu (SGK)
? Tấu khác với chiếu, hịch, cáo ở điểm nào?
H:
- Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua chúa ban truyền xuống thần dân còn tấu thì ngược lại, do thần dân gửi lên vua chúa.
- Vua chúa bề trên thì dùng chiếu, cáo, hịch, mệnh còn quan lại, thần dân thì dùng tấu, nghị, biểu, khải, sớ.
G: phân biệt tấu - thể văn cổ với tấu- một loại hình kể chuyện trong văn học hịên đại thường biẻu diễn trước công chúng và mang ý nghĩa thời sự, có yếu tố hài hước, mua vui.

? Nêu phương thức biểu đạt ở bài tấu này? Nguyễn Thiếp đã trình bày lên vua Quang Trung điều gì?
H:
- PTBĐ: NL .
- VĐNL: Bàn luận về phép học chân chính.
? Văn bản bao gồm những nội dung nào?
HS: 3 phần
- P1:Từ đầu -> “ điều tệ hại ấy”: Mục đích của việc học, phê phán những cách học sai trái
- P2: Tiếp theo- bỏ qua: Khẳng định quan điểm và phương pháp học chân chính;
- P3: Còn lại- tác dụng của phương pháp học chân chính.
2. Kết cấu, bố cục
- Thể loại: Tấu.




















Trên đây là Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 25 được soạn chi tiết nhất
Tài liệu đầy đủ, chi tiết và miễn phí tải xuống tại file doc dưới đây:
Tham khảo nhiều hơn tại: https://giaoanchuan.com/
 

Đính kèm

  • văn 8 tuan 25.docx
    425.9 KB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top