Tuần 5 - Tiết 20:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
- Nắm được cách thay đổi người kể, lời kể chuyện cho phù hợp
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, thay đổi lời kể chuyện cho phù hợp với người kể chuyện
3. Thái độ: Thông qua các văn bản tự sự giáo dục cho học sinh bài học về hạnh phúc gia đình về tình bạn cao quý...
4. Năng lực: Năng lực nhận thức, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, soạn bài và chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh tham khảo, HKDH, MC....
2. Học sinh:
- Đọc phần ví dụ và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu các BT trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Tổ chức (1)
2. Kiểm tra kiến thức cũ(1): Kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của HS
3. Bài mới:
RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………….........
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự
- Nắm được cách thay đổi người kể, lời kể chuyện cho phù hợp
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, thay đổi lời kể chuyện cho phù hợp với người kể chuyện
3. Thái độ: Thông qua các văn bản tự sự giáo dục cho học sinh bài học về hạnh phúc gia đình về tình bạn cao quý...
4. Năng lực: Năng lực nhận thức, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ,…
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc, soạn bài và chuẩn bị các tư liệu, tranh ảnh tham khảo, HKDH, MC....
2. Học sinh:
- Đọc phần ví dụ và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Tìm hiểu các BT trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Tổ chức (1)
Lớp | Tổng số | Học sinh vắng | Ngày giảng | Điều chỉnh |
9A1 | 42 | 19/9/2019 | ||
9A2 | 42 | 19/9/2019 | ||
9A3 | 42 | 19/9/2019 |
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy | HĐ của trò | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút): HS quan sát MC 1 văn bản tóm tắt, cho biết tt văn bản nào? Vì sao em biết? | Hoạt động chung | |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’) | ||
HD HS Tìm hiểu Người kể chuyện trong văn bản tự sự (Thời gian : 15 phút) * Gọi HS đọc tình huống ở SGK . ? Trong cả 3 tình huống vừa đọc người ta đều phải tóm tắt VB . Em hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt VB tự sự? * GV kết luận: - Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thời gian và điều kiện để trực tiếp xem phim hoặc trực tiếp đọc nguyên văn một TP văn học. => việc tóm tắt VB tự sự là một nhu cần tất yếu do cuộc sống đặt ra. ? Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống mà em thấy cần vận dụng kỹ năng tóm tắt v/bản tự sự . * Tình huống 1: 1 h/sinh trong lớp vi phạm nội qui, lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho cô giáo chủ nhiêm rõ (việc gì? ai vi phạm? hậu quả?) * Tình huống 2: Kể vắn tắt cho mẹ nghe 1 thành tích nào đó của mình ở lớp, ở trường ... * Tình huống 3: Chú bộ đội kể lại 1 trận đánh * Tình huống 4: Người đi đường kể cho nhau nghe về vụ tai nạn giao thông . * HS đọc yêu cầu bài tập 1 /58. ? Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Nếu thiếu thì thiếu s/việc gì và tại sao s/việc đó lại là sự việc chính? (việc quan trọng) cần phải nêu ? - 7 sự việc mà bạn đó nêu ra đã khá đầy đủ của cốt truyện người con gái Nam Xương . - Việc quan trọng chưa nói đến đố là 1 đêm T.Sinh và con trai ngồi bên đèn , đứa con trai chỉ vào chiếc bóng... Trương Sinh hiểu vợ mình bị oan trước khi gặp Phan Lang . ? Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa ? Có gì cần thay đổi không ? - Vì thiếu sự việc “hình ảnh cái bóng” nên 7 s/việc trên từ s/việc thứ 7 là chưa hợp lí. * Tóm tắt: - Xưa có chàng Trương Sinh vừa cưới vợ xong đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và vợ trẻ là Vũ Thị Khiết còn gọi là Vũ Nương bụng mang dạ chửa. Mẹ T. Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay tươm tất ..Giặc tan T.Sinh trở về nghe lời con nhỏ, nghi ngờ vợ mình không chung thuỷ không tiếc lời mắng nhiếc vợ không để vợ thanh minh.Vũ Nương bị oan uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ chết , một đêm .... * Bỏ hoàn toàn chi tiết “mẹ già...” ? Từ tóm tắt trên em có thể rút ngắn v/bản hơn nữa mà người đọc vẫn hiểu được ? - Xưa có chàng T. Sinh vừa cưới vợ đã phải đi lính . Giặc tan, T. Sinh trở về nghe lời con nhỏ, nghi ngờ vợ mình là người không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình xuống dòng sông Hoàng giang tự vẫn. Một đêm T. Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói chính là bố Đản. Lúc đó T.S inh mới hiểu là vợ mình đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới thuỷ cung khi Phan Lang được trở về trần gian Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho T.Sinh. T. Sinh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa sông Hoàng Giang lúc ẩn, lúc hiện . ? Từ những bài tập trên em có thể rút ra nhận xét gì? * HS đọc ghi nhớ SGK/59 H. Người kể chuyện là gì ? * Người kể chuyện là người đứng ra kể toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhắc tới trong tác phẩm. HS điền vào chỗ trống trong ví dụ ( kẻ bảng) H. Em có nhận xét gì về người kể chuyện ? - Kể theo ngôi thứ nhất xưng ‘Tôi’là nhân vật trong truyện hay người chứng kiến HS đọc Ví dụ SGK H.Chuyện kể về ai và về việc gì? a- Chuyện kể về cuộc chia tay giữa ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên. H. Ai là người kể câu chuyện đó? được kể theo ngôi thứ mấy ? H. Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ? - Các nhân vật trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan (anh thanh niên vừa vào kêu lên cô kỹ sư mặt đỏ ửng, bỗng hoạ sỹ già quay lại) Các nhân vật được gọi tên Hỏi: Nếu người kể là 1 trong 3 người thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi ntn? - Xưng tôi( ngôi thứ nhất) hoặc xưng tên ( ngôi thứ ba) hoặc bằng các đại từ nhân xưng ngôi thứ ba : ông ấy, cô ây,anh ấy.... c. đoạn câu " giọng cười như đầy tiếc rẻ" là nhận xét của người nào về ai? d. Căn cứ vào đâu có thể nhận xét: người kể câu chuyện dường như thấy hết và biết tận mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật? Hỏi: Qua bài tập trên, em hiểu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự như thế nào? * Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện : giới thiệu, tả người tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể Gọi HS đọc ghi nhớ. GV hệ thống lại ND bài học - Vận dụng kiến thức về người KC, về điểm nhìn của người KC để đọc hiểu VBTS, viết VBTS | I. VAI TRÒ NGƯỜI KỂ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Hình thức kể chuyện * Ví dụ1 * Người kể chuyện xuất hiện dưới nhiều hình thức - Người kể chuyện xưng ‘Tôi’- Kể theo ngôi thứ nhất (Không nên đánh đồng người kể chuyện với tác giả ngay cả khi người kể chuyện xưng tôi.- không kể hồi kí, nhật kí) * Ví dụ2 - Người kể không xuất hiện trong câu chuyện - Kể theo ngôi thứ ba. + miêu tả đối tượng một cách khách quan - Đưa ra những nhận xét, đánh giá - nhập vào vai nhân vật để kể chuyện * Căn cứ: + Người kể vô nhân xưng. + Ngôi kể + Đối tượng được miêu tả + Điểm nhìn và lời văn. *Ghi nhớ: (SGK tr193). | |
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) | ||
- HS đọc đoạn trích SGK. So sánh cách kể ở đoạn truyện trích "Trong lòng mẹ" với đoạn truyện Lặng lẽ Sa pa Hỏi: Hạn chế và ưu điểm của cách kể ở ngôi 1? (Bé Hồng có nhìn thấy và cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của người mẹ khi cậu nằm trong lòng mẹ không?) | II. Luyện tập: Bài tập 1. Đoạn trích Trong lòng mẹ. - Người kể: nhân vật "tôi" -> bé Hồng (ngôi 1) Ưu điểm: miêu tả được những diễn biến tâm lý phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Hạn chế: không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật người mẹ, tính khái quát không cao, lời văn đơn điệu.. | |
Hoạt động 4: Vận dụng (2’) | ||
GV cho HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy bài học. | HĐ CN | |
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (HS thực hiện ở nhà – 1’) | ||
- Học phần ghi nhớ, xem lại các ví dụ và các BT đã giải - Nắm được các bước tóm tắt 1 văn bản tự sự - Viết văn bản tóm tắt hồi 14 – Hoàng Lê nhất thống chí - Nắm được một số đặc điểm của người kể chuyện trong văn bản TS để vận dụng vào bài viết TLV số 2. - Đọc phần ví dụ và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu các BT trong SGK. - Ôn lại kiến thức về ẩn dụ, hoán dụ, từ nhiều nghĩa (Nghĩa gốc, nghĩa chuyển, suy nghĩ BT số 5 trong SGK) | HĐ cá nhân | |