Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong phòng và điều trị các bệnh mãn tính

Xét về mặt y học, nếu thế kỷ trước được các chuyên gia gọi là thế kỷ của các căn bệnh truyền nhiễm thì ở thế kỷ này, người ta lại gọi đây là thế kỷ của các căn bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như tăng huyết áp, đái tháo đường,... Bởi đây là các căn bệnh liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng vậy nên hôm nay, tôi muốn chia sẻ tới các bạn những nguyên tắc xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng loại bệnh mãn tính hay gặp khác nhau.
6225

Người mắc các bệnh mãn tính có chế độ ăn khắt khe hơn với người bình thường

Xây dựng chế độ ăn trong điều trị tăng huyết áp

Khẩu phần ăn ít natri, giàu kali, calci và magie

Hạn chế bổ sung các loại muối natri ở mức dưới 6g/ngày. Nếu đang xuất hiện các triệu chứng như phù hay suy tim thì nên ăn ít hơn 2 - 4g/ngày.
Sử dụng nhiều rau và hoa quả để bổ sung thêm kali, trừ trường hợp bị thiểu niệu.
Kiêng các món ăn có nhiều muối như dưa cà, mắm tôm, mắm tép...

Kiêng các thức ăn có tác dụng thần kinh và tâm thần
Kiêng hoàn toàn cà phê, rượu bia, nước chè
Thay vào đó hãy ử dụng các loại thức ăn và thức uống có tác dụng làm giảm huyết áp như canh lá vông, hạt sen, chè sen vông.

Phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lý
+ Protid: 0.8 - 1.0g/kg thể trọng/ngày. Nên bổ sung nhiều loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ. Nếu đang có suy thận, nên giảm lượng protein bổ sung.
+ Lipid: Hạn chế các nguồn chất béo từ động vật như mỡ. Nên bổ sung lipid bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc dầu cá. Kiêng các thực phẩm chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, trứng, óc..
+ Đường: Nên hạn chế ăn nhiều đường, bánh kẹo, mật...
+ Các vitamin và khoáng chất: vitamin và khoáng chất nên được đảm bảo cung cấp đầy đủ, đặc biệt là các vitamin thuộc nhóm B, C, E, A.

Xây dựng chế độ ăn trong điều trị bệnh đái tháo đường

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh đái tháo đường chính là:
+ Không làm tăng đường huyết quá cao sau bữa ăn
+ Không làm hạ đường máu xa bữa ăn
+ Không làm gia tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, suy thận, tăng huyết áp
+ Phù hợp với nếp sống và phong tục tập quán
+ Các loại thực phẩm được sử dụng không quá đắt tiền
+ Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu bữa ăn
+ Duy trì được cân nặng đảm bảo cho sức khỏe của người bệnh

6223

Người mắc bệnh đái tháo đường thường ăn nhiều rau để bù lại năng lượng

Phân bố tỷ lệ các chất dinh dưỡng hợp lý
+ Protein: Với những bệnh nhân đái tháo đường, protein không chắc chắn khiến cho bệnh của họ trầm trọng hơn hay việc kiêng protein sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của họ. Tuy nhiên cần bổ sung thêm protein nếu trong các trường hợp bệnh nhân mất nhiều năng lượng như là phẫu thuật, có thai, cho con bú, vận động viên đang tập luyện, suy thận...
Việc bổ sung protein nên được kết hợp từ các nguồn thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

+ Lipid: Trước tiên cần tìm hiểu tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch hay không. Những bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo rối loạn lipid máu cần để ý khẩu phần chất béo mỗi ngày: Ăn món luộc hơn và món chiên rán; ăn cá và gia cầm thay cho thịt đỏ, ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp.

+ Glucid: Bệnh nhân đái tháo đường dù là typ I hay typ II đều cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều glucid. Vậy nên họ cần hạn chế các thực phẩm có chứa đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, trái cây khô, nước ngọt...

+ Vitamin và chất khoáng: Nên bổ sung đủ vitamin và chất khoáng theo độ tuổi sao cho thích hợp và cần đảm bảo các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, iod sao cho đủ lượng tối thiểu cần có.

Xây dựng chế độ ăn trong điều trị bệnh Gout (gút)
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị bệnh Gout:

+ Hạn chế đưa nhiều cơ chất có thể giáng hóa tạo thành acid uric như các thức ăn nhiều nucleotid. Hạn chế thức ăn nhiều nhân purin như thịt, cá nạc, hải sản, gia cầm, óc, gan...hạn chế các thức ăn có nhiều nhân purin kiềm như cà phê, bia. Rượu là thức uống cần kiêng hoàn toàn do chúng có thể làm hạn chế khả năng đào thải acid uric qua thận gây tăng lactat.
+ Nếu bệnh nhân béo phì quá mức nên giảm cân từ từ.

Phân bố tỷ lệ chất dinh dưỡng hợp lý
+ Protein: Nhu cầu bổ sung khoảng 0,8 - 1g/kg thân trọng/ ngày. Nếu có các biến chứng về suy thận, viêm cầu thận cấp, nên giảm lượng protein được bổ sung lại.
+ Lipid: Nên bổ sung lipid từ các nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
+ Lựa chọn các loại thực phẩm có ít nhân purin kiềm: kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm như óc, gan, măng tây, nước luộc thịt, nấm. Được phép ăn với lượng nhỏ các thực phẩm như: thịt nạc, hải sản, gia cầm, đỗ, đậu. Bên cạnh đó không được sử dụng các loại thức uống có thể gây nên các đợt gút cấp và mạn như rượu, bia, cà phê, chè.

Nguồn: Tổng hợp
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top