Nhật Bản, kinh tế, địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 22

Bài 9 : NHẬT BẢN (tiếp theo)

Tiết 2: KINH TẾ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương mại Nhật Bản.

- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản.

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự phân bố một số ngành kinh tế.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.

3. Thái độ, hành vi

Nhận thức sức mạnh và đặc điểm một số ngành kinh tế của Nhật Bản. Liên hệ để thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ Kinh tế Nhật Bản.

- Một số bảng số liệu về kinh tế Nhật Bản (Giá trị sản xuất nông nghiệp; công nghiệp; thương mại - (Nguồn: Số liệu thống kê các nước và quốc gia trên thế giới, Nxb Thống kê, 2006); số liệu trong SGV.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở, bút

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp
Sĩ số​
Ngày dạy​
A3
A6
A8
2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày đặc điểm tự nhiên Nhật Bản. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày đặc điểm dân cư Nhật Bản

3. Bài mới

Khởi động:


Em hãy quan sát một số nhãn hiệu hãng điện tử nổi tiếng (Honda; Yamaha; Vonvagen; Mecedes; Toyota; Kodar; Canon…). Cho biết những sản phẩm nào của Nhật Bản. Hãy trình bày một số hiểu biết của em về các hãng sản xuất đó?

(Các hãng sản xuất điện tử và chế tạo nổi tiếng của Nhật Bản là: Honda, Yamaha, Toyota, Kodar, Canon…GV có thể mở rộng thêm về các hãng điện tử như: Honda là nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới với số lượng hơn 14 triệu chiếc mỗi năm. Hãng Honda đóng trụ sở tại Tokyo và có niêm yết trên các thị trường chứng khoán Tokyo, Thành phố New York, Luân Đôn, Paris, Hãng Honda Hoa Kỳ đóng tại Torrance, California (Hoa Kỳ). Honda Canada đóng vùng Scarborough của Toronto, Ontario và sẽ dời về trụ sở mới tại Richmond Hill, Ontario năm 2008; Toyota là tập đoàn chế tạo động cơ lớn thứ 3 trên thế giới với nhiều loại sản phẩm từ nhỏ đến lớn. Bộ phần bán hàng toàn cầu của Toyota và chi nhánh Lexus, liên kết với Daihatsu và Hino, với tổng số lượng sản phẩm được bán ra năm 2001 là 595 triệu chiếc. Đến tháng 3 năm 2002 tập Toyota đã có tới 12 nhà máy sản xuất tại Nhật bản, và 54 chi nhánh sản xuất tại 27 quốc gia và các vùng lãnh thổ nơi sản xuất sản phẩm Lexus - và các sản phẩm (phương tiện giao thông) của Toyota. Tập đoàn với 246.700 nhân viên trên toàn cầu, và thị trường phương tiện giao thông trên 160 quốc gia)

GV: Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên tương đối khó khăn nghèo nàn song nhờ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp ở từng giai đoạn, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kì. Đặc điểm các ngành kinh tế của cường quốc này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong ngày hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm các ngành công nghiệp nổi tiếng.
- GV yêu cầu học sinh đọc bảng 9.4 trong vòng 2 phút. GV ghi lên bảng các con số: 41%, 25%, 60%, 22% và yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa.
GV chuẩn kiến thức:
Sự phát triển của ngành CN điện tử giúp NB sử dụng ít nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuât. VD tập đoàn Datsun của NB sản xuất 2,5 triệu xe hơi nhưng chỉ dùng 2400 nhân công, trong khi tập đoàn BMW của Đức sản xuất 362000 xe hơi phải dùng tới 43 000 nhân công. Hiện nay NB là nước sử dụng nhiều rô – bốt nhất thế giới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp NB (cá nhân)
- GV: Đọc mục I, quan sát hình 9.5 nêu đặc điểm công nghiệp NB theo dàn ý sau:
+ Vị trí so với thế giới
+ Cơ cấu ngành
+ Sự phân bố các trung tâm công nghiệp
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
¿ Tại sao các TTCN lại tập trung ở ven biển phía Đông đảo Hôn – su, Kiu – Xiu?
(do 1. nơi đây có các hải cảng lớn mở cửa giao lưu với các nước và các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như Tây Âu và Hoa Kì cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. 2. Nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao)
I. Các ngành kinh tế












1. Công nghiệp

- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, nhiều ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trên thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, phát triển mạnh mẽ các ngành có trình độ khoa học – kĩ thuật cao.
- Các TTCN tập trung ở ven biển phía Đông đảo Hôn – su.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ NB
- GV hỏi: Đọc mục I.2, nêu đặc điểm ngành dịch vụ theo dàn ý sau:
+ Tỷ trọng dịch vụ trong GDP
+ Giá trị thương mại thứ.... thế giới
+ Bạn hàng thương mại của NB
+ Các hoạt động dịch vụ chính
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
2. Dịch vụ
- Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản
+ Về cơ cấu: ngành dịch vụ chiếm 68% GDP (năm 2004).
+ Giá trị thương mại đứng thứ 4 thế giới.
- Bạn hàng thương mại của Nhật Bản gồm cả các nước phát triển và các nước đang phát triển (quan trọng nhất là Hoa Kì, Trung Quốc, EU, ASEAN….)
- Các hoạt động dịch vụ chính: Vận tải biển, tài chính, ngân hàng.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm ngành nông nghiệp
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Đọc mục II.3, hình 9.7 hãy nêu đặc điểm nông nghiệp NB theo dàn ý:
Tỉ trọng nông nghiệp trong GDP
Các nông sản chính
+ Nhóm 2: Dựa vào hình 9.7 hãy nêu và giải thích sự phân bố một số sản phẩm nông nghiệp sau:
Cây trồngPhân bốGiải thích
Lúa gạo
Củ cải đường
Dâu tằm
- Bước 2: HS trong nhóm trao đổi để trả lời câu hỏi
- Bước 3: Đại diện học sinh trả lời, các HS khác theo dõi, đánh giá trình bày của bạn. GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS
3. Nông nghiệp
- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP (1% năm 2005)
- Các nông sản chính:
+ Lúa gạo: (50% diện tích đất canh tác), xu hướng giảm.
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm (sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới)
+ Bò, lợn, gà...
+ Phát triển đánh bắt, nuôi trồng hải sản.


Hoạt động 5: Tìm hiểu 4 vùng kinh tế của NB (cả lớp
- GV:
Dựa vào hình 9.5 và 9.7 xác định ở mỗi vùng kinh tế các nội dung sau:
+ Các TTCN chính
+ Kể tên các ngành CN của mỗi trung tâm
+ Kể tên các nông sản chính
- HS trả lời
- GV chuẩn kiến thức
II. Bốn vùng kinh tế
(SGK)


4. Củng cố

Câu 1
: Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở :

A. Ven biển phía Đông. C. Quần đảo Hô-cai-đô.

B. Ven biển phía Tây. D. Quần đảo Kiu-xiu.

Câu 2: Điền tên các sản phẩm công nghiệp nổi bật của Nhật Bản

1. ......................................................chiếm 22% sản phẩm của thế giới (sản phẩm tin học)

2. .................................................chiếm 25% sản lượng của thế giới (ô tô)

3. ..............................................chiếm 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới (Tàu biển)

4. .................................................chiếm 60% sản lượng của thế giới (Rô-bốt)

5. .........................................................đứng hàng thứ hai thế giới (Vật liệu truyền thông)

6. ...............................................đứng đầu thế giới (Vi mạch và chất bán dẫn)

Câu 3: Ngành công nghiệp truyền thống của Nhật Bản hiện nay vẫn được chú trọng phát triển là:

A. Công nghiệp xây dựng C. Công nghiệp cơ khí

B. Công nghiệp dệt D. Công nghiệp giấy, chế biến giấy

Câu 4: Tại sao nông nghiệp Nhật Bản hiện nay có xu hướng thu hẹp lại?

A. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi

B. Do Nhật Bản hi sinh nông nghiệp để phát triển các ngành kinh tế khác

C. Do Nhật Bản có thể nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp với giá rẻ hơn là sản xuất trong nước

D. Do tác động của toàn cầu hóa thương mại

Câu 5: Hãy điền tên các sản phẩm trồng trọt chính của Nhật Bản đúng với các gợi ý sau:

1. ……………là cây trồng chủ yếu, chiếm 50% diện tích canh tác (lúa gạo)

2. Những cây trồng phổ biến Nhật Bản là:………………………………… (chè, thuốc lá, dâu tằm…)

3. Sản lượng……………………….của Nhật Bản đứng đầu thế giới (tơ tằm)

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Trả lời câu hỏi SGK

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các hãng sản xuất CN nổi tiếng của NB

VII. PHỤ LỤC
 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 22.docx
    26.9 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top