Nhật Bản, tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế, địa lí 11

Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 21

Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Xác định và trình bày được đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ lãnh thổ Nhật Bản.

- Nắm được đặc điểm tự nhiên và dân cư Nhật Bản, từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế nhật Bản qua một số thời kỳ.

2. Kĩ năng

- Khai thác kiến thức từ bản đồ, bảng số liệu thống kê, tranh ảnh.

- Liên hệ kiến thức đã học để phân tích đặc điểm tự nhiên, dân cư, quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản.

3. Thái độ, hành vi

Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập và thích ứng với tự nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ tự nhiên Nhật Bản.

- Phiếu học tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở, bút

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Tổ chức thảo luận nhóm, đàm thoại gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
A3​
A6​
A8​
2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày biểu hiện và hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.

3. Bài mới

Mở bài: Các buổi học trước chúng ta đã được đến thăm đất nước Nga hũng vĩ và vĩ đại với những con người, sự kiện đi vào lịch sử của thế kỉ XX như một huyền thoại. Hôm nay, chúng ta sẽ trở về châu Á đến thăm xứ sở "phù tang", một đất nước cũng đã làm nên không ít kì tích lớn lao về kinh tế trong thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI. Em hãy quan sát hình ảnh sau và cho biết đó là quốc gia nào?
(Hình ảnh gợi những biểu tượng đặc trưng của đất nước Nhật Bản - đất nước Mặt trời mọc; ngôi chùa vàng nổi tiếng; thấp thoáng xa xa là ngọn núi Phú Sĩ trên đỉnh có tuyết trắng xoá phản chiếu ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời tượng trưng cho tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Nhật Bản)

Bài hôm nay, các em sẽ được học về đất nước Nhật Bản - xứ sở hoa anh đào - cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Đất nước có nguồn viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Quá trình phát triển kinh tế của đất nước ở Đông Á này đã để lại cho Việt Nam những bài học quý giá trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.



Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản (Cặp /nhóm)
- GV cho học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ tự nhiên Nhật Bản, hình ảnh: núi Phú Sĩ, hoa anh đào, đoạn video về động đất và các hình ảnh về sóng thần. Sau đó, GV chia lớp thành 4 nhóm, và yêu cầu các nhóm hoạt động hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhân tố
Đặc điểm
Đánh giá
Thuận lợi
Khó khăn
Vị trí địa lí và lãnh thổ
Địa hình
Khí hậu
Khoáng sản
I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
II. Điều kiện tự nhiên
-
Địa hình
- Khí hậu
- Khoáng sản









Nhân tốĐặc điểm
Đánh giá
Thuận lợi
Khó khăn
Vị trí
địa lí
- Quốc đảo nằm ở khu vực Đông Á gồm 4 đảo lớn (Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu) và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Lãnh thổ tạo thành hình vòng cung được bao bọc bởi các biển và đại dương lớn.
Phát triển kinh tế biển (giao thông, ngoại thương và khai thác, nuôi trồng thủy sản)
- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.
- Bị đe dạo bởi thiên tai (động đất, sóng thần)
Địa hình- Chủ yếu là đồi núi thấp (80% diện tích lãnh thổ)
- Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển (lớn nhất là đồng bằng Canto ở đảo Hônsu)
- Đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
- Địa hình đa dạng, tạo cảnh quan đẹp hấp dẫn du lịch
- Động đất, núi lửa gây thiệt hại về người và của.
- Thiếu đất trồng trọt
Khí hậu- Khí hậu gió mùa phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: khí hậu ôn đới gió mùa.
+ Phía nam: Cận nhiệt đới gió mùa.
- Mưa nhiều
- Tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng
- Thiên tai: bão, lũ lụt, mùa đông giá lạnh
Khoáng sản- Nghèo chỉ có ít loại là than đá, đồng- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
Hoạt động 2
GV:
Đọc mục II, kết hợp với bảng 92, hãy nêu những điểm chủ yếu về dân cư của Nhật Bản?
HS trình bày. GV chuẩn kiến thức.
- GV: “Đánh giá ảnh huởng của dân cư – xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản?”
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
III. Dân cư
-
Dân số: 127,7 triệu người (năm 2005), đông thứ 10 thế giới.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,1% năm 2005)
- Tỉ lệ người già rất cao: 19,2 % dân cư từ 65 tuổi trở lên (năm 2005). Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.
- Người lao động làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Dân cư tập trung đông tại các đô thị ở ven biển.
→ THUẬN LỢI
Năng suất lao động cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế.
→ KHÓ KHĂN
Thiếu lao động. chi phí cho phúc lợi xã hội lớn (trả lương hưu, bảo hiểm, chăm sóc người cao tuổi…).
Hoạt động 3
- GV
yêu cầu học sinh đọc mục III và phân chia tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản thành các giai đoạn khác nhau. Nêu đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn và nguyên nhân.
- HS nêu các giai đoạn phát triển và nguyên nhân từng giai đoạn.
¿ Tại sao Nhật Bản lại duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng?
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng sẽ giúp giải quyết việc làm, tận dụng nguồn lao động và thị trường trong nước. Dễ dàng chuyển giao công nghệ từ xí nghiệp lớn cho các xí nghiệp nhỏ và trung bình. Là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, nên duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng giúp cho Nhật Bản tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển năng động, linh hoạt, giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài
IV. Tình hình phát triển kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2 – 1952: KT suy sụp nghiêm trọng
- 1955 – 1973: KT phát triển mạnh mẽ.
Nguyên nhân: SGK
- 1973 – 1974, 1979 – 1980: KT gặp nhiều khó khăn
- 1986 – 1990: Tăng trưởng kinh tế khá.
- 1991 – nay: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
Hiện nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Hoa Kì)


4. Củng cố

Câu 1:
Núi Phú Sĩ - ngọn núi cao nhất Nhật Bản nằm trên quần đảo:

A. Hô-cai-đô C. Xi-cô-cư

B. Hôn-su D. Kiu-xiu

Câu 2: Dựa vào lược đồ tự nhiên và kiến thức trong sách giáo khoa hãy điền các thông tin còn thiếu vào các chỗ trống sau:

a. Vùng biển Nhật Bản có các ……………………… với nhiều loại hải sản như …………………………………………………………………………...

b. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu……………………………………...

c. Thiên tai lớn nhất hàng năm xảy ra ở quốc gia này là…………………......

d. Là quốc gia……………….. khoáng sản

(Đáp án: có nhiều ngư trường lớn/ cá ngừ, cá thu, cá trích….; gió mùa, mưa nhiều; động đất; nghèo)

Câu 3: Vùng biển bao quanh Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn, đa dạng về số loài cá chủ yếu do:

A. Nằm ở vùng biển cận nhiệt

B. Là nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh

C. Có các dòng biển nóng chảy sát bờ

D. Có các dòng biển lạnh chảy sát bờ

Câu 4: Hãy điền ĐÚNG - SAI trước mỗi câu sau:

Nhật Bản là quốc gia có dân số đông trên thế giới (Đ)

Tốc độ gia tăng dân số thấp, và đang có xu hướng tăng dần (S)

Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng (Đ)

Hô-cai-đô là quần đảo có mật độ dân số cao nhất của Nhật Bản (S)

Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học (Đ)

Câu 5: Thành phố đông dân nhất của Nhật Bản là:

A. Ô-sa-ka C. Na-gôi-a

B. Tô - ki – ô D. Hi-rô-si-ma

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

- Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK

- Sưu tầm tư liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội Nhật Bản

,
 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 21.docx
    293.1 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top