giáo án Những câu hát châm biếm- ngữ văn 7

Tiết 14: Văn bản : NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao châm biếm.

2/ Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.

3/ Thái độ: -Giáo dục HS tránh xa những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

B- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Soạn GA, tư liệu tham khảo : Bình giảng ngữ văn 7

2. Học sinh : Soạn bài

C – PHƯƠNG PHÁP

Thuyết trình, phát vấn, nhóm học tập......

D- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ
:

? Đọc thuộc lòng những câu hát than thân? Những bài ca dao về chủ đề than thân có điểm gì chung về nội dung - nghệ thuật?

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức

GV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc
Đọc chú ý nhịp 6/8
Giọng điệu châm biếm, phê phán
HS đọc chú thích SGK
Chú ý : Trống canh : Đêm 5 canh . Canh 1 từ 6h tối ; canh 5 đến 5h sáng


? Bài ca dao là lời của ai?

? Bức chân dung của chú tôi hiện lên ntn?
? Theo em “ hay ,, được dùng với nghĩa nào sau đây Am hiểu. Ham thích .Thường xuyên
=> Hiểu theo 3 nghĩa
? Thực chất những điều ước của chú tôi là gì ?
H : Ngày mưa để không phải đi làm
đêm dài để được ngủ nhiều

? Em có nhận xét gì về những thứ hay và những điều ước của chú tôi ?
? Qua lời giới thiệu, ông chú hiện lên là người như thế nào ?
? Theo em giữa cô yếm đào và ông chú có đặc điểm gì khác nhau?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
? Dân gian đặt “ chú tôi,, cạnh “ cô yếm đào,, ngầm ý gì ?
H : Chú tôi đối lập với cô yếm đào -> Cái xấu đặt cạnh cái tốt nhằm nhấn mạnh sự mỉa mai, giễu cợt
? Thông thường khi mai mối nhân duyên thì phải nói tốt về người đó.Vậy mà bà mối lại nói như thế nào?
? Bài này châm biếm hạng người nào trong XH ?
? Nếu cần khuyên bảo nhân vật chú tôi bằng thành ngữ thì em dùng câu nào ?
H : Tay làm hàm nhai tay quai, tay quai miệng trễ
- Bài 2 nhại lại lời của ai? Nói với ai?
H : Nhại lại lời của thầy bói nói với người đi xem bói
? Thầy bói đã phán gì ?
? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
H : Thầy nói rõ ràng và khẳng định như đinh đóng cột nhưng đó lại là những sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, nực cười
? Thầy bói trong bài ca dao là người như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về cô gái ?

Để lật tẩy bộ mặt thật của thầy, bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?
? Bài ca này phê phán hiện tượng gì trong XH ?
? Bài ca dao 1 và 2 có điểm chung gì về nội dung - nghệ thuật?
HS đọc ghi nhớ sgk
I- Đọc- tìm hiểu chung:
1. Đọc:



2. Chú thích:


II- Đọc -hiểu văn bản:
1.Bài 1:

- Bài ca dao là lời của người cháu đi hỏi vợ cho chú
Chú tôi : hay tửu hay tăm
hay nước chè đặc
hay ngủ trưa


Ước : ngày mưa
đêm thừa trống canh
-> Một đêm chỉ có 5 canh vậy mà ông chú lại ước nhiều canh hơn,ước muốn đó rất kì quặc,phi lí.
=> Những điều hay và ước đều bất bình thường
=> Là người đàn ông vô tích sự, lười biếng, thích ăn chơi hưởng thụ.
-đẹp, xinh>< xấu,lười biếng

- Đối lập





- Ngược lại
-> Đây là cách nói ngược để giễu cợt châm biếm nhân vật chú tôi
-> Châm biếm, chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng




2. Bài 2
:


Số cô chẳng giàu thì nghèo ...
Số cô có mẹ có cha ...
Số cô có vợ có chồng ...
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai
- Đây là kiểu nói dựa nước đôi, không có ý nghĩa tiên đoán
=>Thầy là kẻ lừa bịp, dối trá.

- Cô gái xem bói là người ít hiểu biết , mù quáng
-> Nghệ thuật phóng đại gây cười - để lật tẩy chân dung và bản chất lừa bịp của thầy.
-> Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề bói toán và những người mê tín

* Ghi nhớ:
SGK( 53)
* Luyện tập:
- Nhận xét về sự giống nhau của bài ca dao1 và 2 trong văn bản ?
4-Củng cố , hướng dẫn: Học thuộc bài ca dao 1 và 2 .

Tìm những bài ca dao có nội dung tương tự .

________________________________
 

Đính kèm

  • Tiết 14 Văn bản NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM.docx
    17.4 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top