Những điều cần biết trong thời điểm bệnh dịch hoành hành

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
5118

Virus corona mới (nCov) được xếp vào nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tại Việt Nam. Quy mô dịch tại 3 địa phương gồm: Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Khánh Hòa.

Theo quy định của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Sau khi công bố dịch sẽ thành lập Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác.

Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

Người nghi ngờ mắc phải khai báo với cơ quan y tế trong 24 giờ

Người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch. Khi đó, cơ quan y tế phải báo cáo cho UBND nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.

Ngoài ra, áp dụng các biện pháp tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch; huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh; Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.

Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh phải được cách ly (cách ly tại nhà, tại cơ sở khám, chữa bệnh…). Trường hợp các đối tượng không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch như:

- Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

- Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;

- Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.

“Tất cả các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã áp dụng hết, thậm chí đáp ứng cao hơn một mức. Không chỉ 3 tỉnh có dịch bệnh mà tất cả các tỉnh, thành đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Khi Chính phủ công bố dịch thì các biện pháp này được tăng cường mạnh mẽ hơn”, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ.

Theo khuyến cáo của WHO, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch rất mạnh, đáp ứng được tình hình dịch như chia sẻ thông tin, thành lập ban chỉ đạo, chính quyền các cấp tham gia vào, chuẩn bị nguồn lực, giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế, tổ chức cách ly ca nghi ngờ và ca dương tính, khai báo y tế, phân tuyến điều trị… Bộ Y tế thành lập 45 đội phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona.

Cũng theo ông, những khuyến cáo về đeo khẩu trang, hạn chế đi lại… vẫn như trước đây. Những ca xác định nghi ngờ vẫn là những trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp (ho, sốt…) kèm thêm yếu tố dịch tễ đi từ vùng có dịch về hoặc tiếp xúc gần với người nghi hoặc đã được xác định nhiễm virus corona mới.

Theo ông giám sát tại cơ sở y tế rất quan trọng vì nhiều ca vào bệnh viện. Người dân đi từ vùng dịch về phải có khai báo, cách ly tại nhà, có triệu chứng sốt đến cơ sở y tế. Đây là điều quan trọng nhất.

Bên cạnh đó cần thực hiện hành vi trong phòng bệnh: đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ…

“Mức độ dịch như thế nào thì đáp ứng ở mức hợp lý, không phải là áp dụng hết các biện pháp”, ông Phu nói.

Nam Phương
 
Tăng thêm 45 người chết bởi virus corona tại Vũ Hán - Trung Quốc
5119


Số liệu về virus corona (cập nhật đến ngày 2/2)
Địa điểm Số ca nhiễm Tử vong
Toàn thế giới 14.551 304
Trung Quốc đại lục 14.380 304
Hong Kong 14
Macao 7
Đài Loan 10
Các nơi khác tại châu Á 90
Châu Âu 22
Bắc Mỹ 12
Châu Đại Dương 12
Các nơi khác 4
SCMP dẫn lời chính quyền tỉnh Hồ Bắc - tâm của dịch viêm phổi bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, ghi nhận thêm 45 trường hợp tử vong và 1.921 ca xác nhận nhiễm virus corona đến ngày 2/2.
Tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Trung Quốc tăng lên trên 14.380, nâng tổng số người nhiễm trên toàn cầu là 14.551. Toàn bộ các ca tử vong đều ở xảy ra ở Trung Quốc đại lục.
Tính đến hôm nay, Hồ Bắc xác nhận 9.074 ca nhiễm bệnh, 43.121 ca đang bị theo dõi. Trong tổng số các ca xác nhận nhiễm virus, 1.118 người đang trong tình trạng nghiêm trọng và 444 người trong tình trạng nguy kịch.
Số người nhiễm bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng nhanh chóng. Một khảo sát của các nhà khoa học đại học Hong Kong hôm 1/2 dự đoán rằng có khoảng 75.815 người ở Vũ Hán có thể đã mắc virus corona chủng mới.
Nghiên cứu được đăng tải trên The Lancet hôm qua dựa trên giả thiết rằng mỗi người có virus sẽ lây cho trung bình 2,68 người khác.
Mầm bệnh đã lây lan tới 23 quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp vì virus corona chủng mới.
Mỹ, EU, Nga, Australia, Singapore đã cấm hoặc hạn chế nhập cảnh với công dân Trung Quốc hoặc bất cứ người nước ngoài nào gần dây có tới Trung Quốc trong một nỗ lực ngăn dịch lây lan.
Đức Hoàng
 
Cơ chế lây nhiễm

[GHI CHÉP TỪ CHUYÊN GIA CHỐNG DỊCH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM]
⁉️ Virus corona: Lây nhiễm theo cơ chế nào? Qua đường không khí hay đường ăn uống, dùng chung bát đũa? Đi chung xe tàu máy bay có bị lây? Vì sao gia đình 3 người Trung Quốc cùng sang Việt Nam mà chỉ 2 cha con nhiễm, còn người mẹ thì không?...

Chúng tôi xin trích lược các giải đáp chi tiết về cơ chế lây lan của virus 2019-nCoV từ TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy và PGS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Pasteur TP.HCM tại buổi phỏng vấn trực tuyến về bệnh viêm phổi do nCoV do báo điện tử VnExpress tổ chức dưới đây:

❗Hệ số lây truyền của virus 2019-nCoV (corona) hiện nay là 1 người có thể lây cho 2 người. Virus này không lây truyền qua đường không khí, mà lây qua đường giọt bắn hoặc tiếp xúc, tức tay chúng ta chạm phải đồ vật nước miếng người bệnh văng vào vô tình đưa vào miệng, hoặc bị bệnh nhân ho trúng mắt thì có thể lây nhiễm. Trong môi trường có nắng, nhiệt độ cao, tuổi thọ chung của virus họ corona khi ra khỏi cơ thể người khá ngắn, sau 3 – 5ph có thể bị tiêu diệt, theo TS. Lê Quốc Hùng

⁉️Đi cùng xe với người nghi nhiễm virus thì có đáng ngại không?
Cách lây lan của virus là qua đường giọt bắn và qua đường tiếp xúc khi giọt bắn chạm vào vật dụng mà chúng ta chạm phải, khiến virus đi vào đường hầu họng, hô hấp. Bạn lo lắng là đúng nhưng không nên hoảng sợ.

Chúng tôi lấy ví dụ 3 trường hợp mà bệnh viện tiếp nhận: Người vợ tiếp xúc với ông chồng trước người con nhưng không phát bệnh. Điều này chứng minh điều gì? Dù khoa học chưa chứng minh yếu tố thuận lợi để nhiễm bệnh, nhưng không phải ai tiếp xúc với người bệnh cũng mắc bệnh. Tôi không nói bạn cứ yên tâm, nhưng vấn đề là trong số những người tiếp xúc có người mắc bệnh và có người không. Với người mắc bệnh, trong vòng 14 ngày, bạn có thể sẽ phát bệnh nếu thực sự nhiễm virus.

Trong vòng 14 ngày này, bạn cần tự theo dõi. Một là xem xem mình có sốt không, ho sổ mũi, đau người hoặc bất cứ bất thường nào, đặc biệt là triệu chứng sốt. Khi khởi phát sốt, có thể là kéo dài, có thể là thành cơn, kèm theo ho, khạc đàm, đau họng, cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám bệnh và được theo dõi.

Trong thời gian này, bạn đang lo lắng và nghi ngờ có thể nhiễm bệnh. Do đó, cần tránh đến nơi đông người, để giảm rủi ro phát tán, đặc biệt lưu ý khi tiếp xúc thành viên gia đình. Bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên để hạn chế nhiễm bệnh và tránh làm văng giọt bắn, chất thải qua đường hô hấp có thể đem theo lượng virus lớn ra bên ngoài.

⁉️Virus có lây truyền trong không khí hay không?
Trong y tế chúng tôi phân 2 loại: Một là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được.

Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.

Với câu hỏi này, tôi hiểu là bạn đang hỏi ở loại thứ hai: Liệu nó có thể bay trong không khí không? Thì tôi xin khẳng định là không có chuyện đó. Virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được, vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.

⁉️nCoV có lây qua giác mạc?

Về lý thuyết, khi nhiễm virus vào vùng giác mạc, khả năng lây nhiễm vẫn có. Ví dụ nếu trong vòng 2 mét, người nhiễm virus ho trúng vào mắt, virus tiếp xúc giác mạc, thì vẫn có thể lây nhiễm. Còn nếu khoảng cách trên 2 mét thì khả năng rất thấp. Tuy nhiên với loại nCoV này, đến nay chưa có bằng chứng cho con đường lây truyền này.

⁉️Bệnh có lây qua đường ăn uống không?

Corona là một họ gồm nhiều loại virus mà nCoV đợt này là một loại virus biến chủng của nó. Họ virus này thường gặp trong gia súc, mèo, rắn, dơi, lạc đà... Khi biến chủng vì một lý do đặc biệt, nó có thể lây sang người. Do đó, đầu tiên cần hiểu rằng nguồn gốc của nó là động vật, nó có sẵn trong những loài động vật này.

Nếu chúng ta ăn thức ăn không chín, có thể nhiễm bệnh. Do đó, con đường ăn uống là con đường bỏ ngỏ, có thể gặp. Với riêng loại này, chưa có bằng chứng cụ thể là nó lây qua ăn uống, nhưng mình cần hiểu cơ chế như thế. Do đó con đường ăn uống cũng hoàn toàn có thể. Vì vậy, bạn cần chú ý ăn thức ăn chín, không được ăn sống.

⁉️Nguy cơ lây nhiễm virus corona của việc sử dụng bát đĩa đũa khi ăn ở hàng quán có thể xảy ra không? Và nếu có thể thì cách phòng tránh như nào?

Chưa có báo cáo hay bằng chứng cụ thể về virus lây lan qua dụng cụ ăn uống thông thường. Nhưng tôi xin trả lời theo suy luận logic. Khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm tô chén đĩa muỗng... Nếu như bạn tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi... thì khả năng lây nhiễm là có.

Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Vật dụng nào các bạn nghi ngờ thì không nên tiếp xúc. Còn lại, vật dụng nấu chín ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút thì có thể diệt được virus.

⁉️Nếu gặp người nhiễm bệnh thì tiếp xúc trong bao lâu sẽ lây và thời gian ủ bệnh là bao lâu trước khi phát bệnh ra ngoài?

Thời gian ủ bệnh biến thiên từ 1-14 ngày. Một báo cáo gần đây của các bác sĩ Trung Quốc dựa trên 425 bệnh nhân ở Vũ Hán, thời gian ủ bệnh trung bình là 5-7 ngày. Ngoài ra, 14 ngày là giới hạn cuối cùng để xác định có bị lây bệnh hay không.

⁉️Virus corona mới sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao?

Đặc tính rõ nét của virus nCoV cho đến nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì nó bị tiêu diệt. Đây là một chủng trong dòng họ Coronavirus, do đó có đặc tính chung của dòng này. Đó là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C, chung cho cả dòng Coronavirus.

Nhiệt độ ở Việt Nam, cụ thể TP HCM trên 28 độ C là một sự hạn chế với con virus này. Điều này cũng đồng nghĩa với "thiên thời", giúp ngăn dịch bùng phát mạnh hơn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, con virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh, nếu nhiệt độ thấp, thì sức sống của nó rất lâu đến vài giờ. Nhưng trong môi trường vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút nó có thể bị tiêu diệt, giúp khả năng lây nhiễm giảm đi nhiều.

⁉️Hệ số nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong của corona mới có tương tự như SARS?

Theo PGS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Pasteur TP.HCM, bước đầu chúng ta thấy vi rút 2019-nCoV có cơ chế xâm nhập tế bào tương tự virus SARS.

Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự lây truyền bệnh trong khi nCoV hiện nay cho thấy 1 người có thể lây cho 2 người khác thì ở SARS lây truyền từ 1 người có thể cho gần 3 người.

Ngoài ra tỷ lệ tử vong cũng có sự khác biệt giữa 2019-nCoV và SARS lần lượt là 2,2% so với 10% - chênh lệch gần 5 lần, nhóm đối tượng nguy cơ tử vong của nCoV là người già và bệnh mạn tính, còn trên SARS là tăng lên dần theo độ tuổi.

Thời gian ủ bệnh cũng là một yếu tố rất được quan tâm và có cũng có sự khác biệt rõ ràng, trong khi SARS ủ bệnh là 5 ngày (dao động 2-10 ngày) còn 2019-nCoV là 6,1 ngày (dao động 3,8-9,7 ngày).

TS. Lê Quốc Hùng thông tin thêm: "Theo thông tin của bài nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học Trung Quốc đăng ngày 30/1, chỉ có 27% người bệnh tới bệnh viện trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Còn lại, đến ngày thứ 5, thậm chí sau 1 tuần, họ mới tới bệnh viện. Điều này khiến tỷ lệ tử vong cao. Do đó, tốt nhất, các bạn nên đến cơ sở y tế để họ có đủ chuyên môn xét nghiệm và phân loại".

Mọi thắc mắc xin đón xem và đặt câu hỏi cho chuyên gia truyền nhiễm Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố ThS. BSCK2 Nguyễn Trần Nam tại livestream trưa nay 12:15 tại fanpage BV, Fanpage RadioVOH..
 
View attachment 5118
Virus corona mới (nCov) được xếp vào nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tại Việt Nam. Quy mô dịch tại 3 địa phương gồm: Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Khánh Hòa.

Theo quy định của luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Sau khi công bố dịch sẽ thành lập Ban chỉ đạo chống dịch quốc gia gồm đại diện của cơ quan y tế, tài chính, thông tin - truyền thông, ngoại giao, quốc phòng, công an và các cơ quan liên quan khác.

Căn cứ vào phạm vi địa bàn được công bố dịch và tính chất của dịch, Thủ tướng có thể tự mình hoặc chỉ định một Phó Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng Ban chỉ đạo. Bộ Y tế là thường trực của Ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo chống dịch có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và khắc phục hậu quả của dịch, thành lập đội chống dịch cơ động để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp cứu, điều trị và xử lý ổ dịch.

Người nghi ngờ mắc phải khai báo với cơ quan y tế trong 24 giờ

Người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch. Khi đó, cơ quan y tế phải báo cáo cho UBND nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.

Ngoài ra, áp dụng các biện pháp tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch; huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh; Vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí.

Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh phải được cách ly (cách ly tại nhà, tại cơ sở khám, chữa bệnh…). Trường hợp các đối tượng không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch như:

- Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

- Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;

- Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.

Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm và quy mô của bệnh dịch đe dọa đến sức khoẻ nhân dân, người có thẩm quyền được huy động người, huy động, trưng dụng cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.

“Tất cả các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam đã áp dụng hết, thậm chí đáp ứng cao hơn một mức. Không chỉ 3 tỉnh có dịch bệnh mà tất cả các tỉnh, thành đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Khi Chính phủ công bố dịch thì các biện pháp này được tăng cường mạnh mẽ hơn”, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ.

Theo khuyến cáo của WHO, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch rất mạnh, đáp ứng được tình hình dịch như chia sẻ thông tin, thành lập ban chỉ đạo, chính quyền các cấp tham gia vào, chuẩn bị nguồn lực, giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế, tổ chức cách ly ca nghi ngờ và ca dương tính, khai báo y tế, phân tuyến điều trị… Bộ Y tế thành lập 45 đội phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona.

Cũng theo ông, những khuyến cáo về đeo khẩu trang, hạn chế đi lại… vẫn như trước đây. Những ca xác định nghi ngờ vẫn là những trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp (ho, sốt…) kèm thêm yếu tố dịch tễ đi từ vùng có dịch về hoặc tiếp xúc gần với người nghi hoặc đã được xác định nhiễm virus corona mới.

Theo ông giám sát tại cơ sở y tế rất quan trọng vì nhiều ca vào bệnh viện. Người dân đi từ vùng dịch về phải có khai báo, cách ly tại nhà, có triệu chứng sốt đến cơ sở y tế. Đây là điều quan trọng nhất.

Bên cạnh đó cần thực hiện hành vi trong phòng bệnh: đeo khẩu trang, rửa tay với xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ…

“Mức độ dịch như thế nào thì đáp ứng ở mức hợp lý, không phải là áp dụng hết các biện pháp”, ông Phu nói.

Nam Phương
Thông tin rất cần với mỗi người.
 
Khí hậu lạnh, mưa phùn kèm theo độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh phát triển.

Do đó vào những ngày này các bệnh truyền nhiễm có xu hướng ra tăng như cúm, sốt phát ban, đau mắt đỏ… trong đó có viêm phổi lạ do virus corona có nguồn gốc từ Vũ Hán – Trung Quốc hiện đang bùng phát mạnh mẽ.

Theo phân tích và dự báo của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia trong 10 ngày tới thì các tỉnh phía Bắc đều rét, nhiều nơi có hiện tượng mưa phùn. Tại Nam bộ, nhiệt độ cũng giảm đôi chút do ảnh hưởng của không khí lạnh. Độ ẩm không khí tăng cao chính là điều kiện gây xuất hiện sương mù vào sáng sớm.

Ô nhiễm không khí cũng vì thế mà ở mức cảnh báo nhất là khu vực Hà Nội. Theo kết quả của ứng dụng AirVirual thuộc IQAir AirVisual (Nền tảng này cung cấp thông tin về chất lượng không khí của hơn 10.000 thành phố ở 80 quốc gia khác nhau có trụ sở tại Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ) thì nhiều điểm quan trắc tại Hà Nội cùng các tỉnh lân cận đều mang màu đỏ - màu biểu hiện mức có hại cho sức khỏe và có các điểm quan trắc chuyển màu tím - mức rất có hại cho sức khỏe. Khi chất lượng không khí ô nhiễm ở mức đỏ, những người bình thường bắt đầu bị ảnh hưởng tới sức khỏe, trong khi đó nhóm người nhạy cảm có thể đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Hiện nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì virus Corona bị tiêu diệt. Tùy theo môi trường, nhiệt độ, các điều kiện về độ ẩm nó sẽ có khả năng sống khác nhau. Ví dụ như trong nhiệt độ thích hợp dưới 25 độ C, trong dung dịch, trong các loại nước, virus này có khả năng sống tới một vài ngày. Nếu trong môi trường có ánh nắng, có tia cực tím, có nhiệt độ lên đến hơn 30 độ C, thì khi ra khỏi vùng hầu họng, chỉ cần vài ba phút là virus corona sẽ chết. Vì vậy, thời gian sống của virus này phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài.
Chuyên gia môi trường khuyến cáo người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời, đóng cửa sổ và dùng khẩu trang chống bụi hay khẩu trang y tế khi ra đường, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona gây ra. Thường xuyên cập nhận tin tức về chất lượng không khí để chủ động phòng ngừa. Ngoài ra, người dân nên chú ý phòng dịch bằng cách:

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong tối thiểu 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng…

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

- Sử dụng máy lọc không khí giúp loại bỏ nấm mốc, các loại vi khuẩn, virus bay lơ lửng trong không khí, bụi mịn… mang đến nguồn không khí trong lành, hạn chế nguy cơ lây lan virus Corona. Nên lựa chọn máy lọc không khí có đèn UV để tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi rút sau lọc.
Nguồn: Tổng hợp
 

Đính kèm

  • 33F27623-99F5-42C1-AD46-4686401DB9EE.jpeg
    33F27623-99F5-42C1-AD46-4686401DB9EE.jpeg
    89.8 KB · Lượt xem: 4
Nhận xét về họp báo của bộ Y tế tùe BS Võ Xuân Sơn

ĐÔI ĐIỀU TRAO ĐỔI

Đọc thông tin báo chí đăng về buổi họp báo của Bộ Y tế chiều nay, tôi thấy có mấy vấn đề cần có ý kiến.

1. nCoV 2019 (Wuhan coronavirus) không lơ lửng mà bám vào bề mặt.

Đây là một thông tin không rõ ràng. Hi vọng là do báo diễn dịch sai. Con virus không tự nó lơ lửng hay bám vào bề mặt, mà là các giọt bẩn chứa virus. Các giọt bẩn này chính là đàm mà người mang Wuhan coronavirus tung ra môi trường bằng cách ho, khạc, hoặc nói chuyện. Nếu các giọt bẩn đủ nặng, nó sẽ rơi xuống các bề mặt và nằm ở đó.

Tuy nhiên, nếu có một cơn gió thổi qua, thì những giọt bẩn đó lại có thể theo gió mà bốc lên, thốc vào mặt, vào mắt chúng ta. Cũng chẳng cần phải có gió nào dữ dội, việc chúng ta di chuyển, đi lại, đóng mở cửa phòng, máy lạnh thổi, quạt thổi... cũng khiến nó bốc lên.

Vì vậy, đừng chủ quan. Và nhất là, ĐỪNG LOẠI TRỪ KHẨU TRANG ra ngoài các khuyến cáo.

2. Tỉ lệ tử vong của dịch viêm phổi Wuhan do coronavirus 2019 là bao nhiêu?

Theo đại diện Bộ Y tế, tỉ lệ này là 1,8%. Đây có phải tỉ lệ đúng không?

Dưới đây là thông tin tỷ lệ tử vong của SARS, được tính cùng cách như đối với nCoV 2019 (lấy số người tử vong chia cho số ca nhiễm): mà bạn @Duan Dang đã tra cứu tài liệu và cung cấp.

- Ngày 10.02.2003, khi Trung Quốc lần đầu báo cáo WHO về căn bệnh viêm phổi lạ: Tỷ lệ của SARS là 1,7%(5/300), thời điểm này là gần 3 tháng sau khi xuất hiện ca đầu tiên ở Quảng Đông (16.11.2002).

- Ngày 16.3.2003, vài ngày sau khi WHO phát cảnh báo toàn cầu (lúc này chưa có cơ chế tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu): Tỷ lệ của SARS trên thế giới là 2,67% (4/150).

- Ngày 26.3.2003, khi WHO xác định dịch ở Trung Quốc và trên toàn cầu là một và ghép số liệu: Tỷ lệ là 3,7% (49/1.323).

- Ngày 29.3.2003, khi bác sỹ nổi tiếng người Ý Carlo Urbani qua đời ở Bangkok: Tỷ lệ là 3,5% (54/1.550).

- Ngày 28.4.2003, khi Việt Nam khống chế dịch thành công: Tỷ lệ là 6,4% (321/5050).

- Tháng 7.2003, kết thúc dịch: Tỷ lệ là 9,6% (774/8.098). Con số này được tổng kết để so sánh với các bệnh dịch khác sau này.

Cho đến giờ này, thông báo cho biết đã có 490 ca bệnh viêm phổi Wuhan tử vong, và hơn 2.000 ca đang rất nặng. Bao nhiêu ca trong số rất nặng ấy sẽ tử vong? Cho nên, bây giờ mà nói tỉ lệ tử vong của nCoV 2019 là 1,8% thì e là quá sớm.

Chúng ta không nên phóng đại nguy cơ dịch bệnh, gây tâm lí hoảng loạn. Nhưng cũng KHÔNG NÊN XEM NHẸ nó quá mức, dẫn đến chủ quan.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Giaoanchuan,
Trả lời
6
Lượt xem
958

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top