Những nguyên tắc cần thiết dành cho phụ huynh khi dạy trẻ.

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
4047

Dạy trẻ không thể vội vàng mà đó là cả một quá trình, các bậc phụ huynh cần tuân thủ một số các nguyên tắc dưới đây:
1. Luôn luôn làm nhất quán và càng nhanh càng tốt về những phương pháp kỷ luật của bạn.
Dùng danh sách đã làm trước đây về những hành vi tích cực và tiêu cực và những hậu quả của chúng, hoặc cho chúng lựa chọn hậu quả ngay trong lúc có chuyện xảy ra. Tập đưa ra chỉ 2 lựa chọn với những hậu quả cho trẻ. Ðể cho trẻ quyết định, cho hậu quả khi cần thiết, và sau đó giữ đúng như vậy. Tập làm điều này một cách kiên định và trung lập. Thí dụ: ‘Hoặc con dọn đồ này, hoặc con ở trong nhà suốt ngày. Con chọn đi.’
2. Không để cho trẻ lôi kéo bạn. Giữ sự tự chủ. Không cho trẻ lôi kéo bạn để lấy lại hoặc bớt lại hậu quả khi đã nói rồi. Có những trẻ thử làm phụ huynh ân hận với hành động hay lời nói ("Mẹ không thương con nữa…Không có ai thương con…Con ghét con…Không phải lỗi của con….Mẹ ghét con."). Những trẻ khác thử "ngọt ngào" với phụ huynh bằng cách đối xử hay tâng bốc ("Mẹ là người mẹ tốt nhất trên đời…Con thương mẹ…Con xin lỗi mẹ, con sẽ không bao giờ làm như vậy nữa…Nếu mẹ cho con đi chơi ở ngoài, con sẽ dọn dẹp nguyên cả nhà"). Thêm nữa, đừng cho trẻ "chơi" người cha chống lại người mẹ. Có lúc trẻ sẽ bị phạt bởi một phụ huynh (cha hay mẹ) nhưng sau đó trẻ sẽ đến phụ huynh kia để xin bớt lại hình phạt hoặc xin phép làm điều trẻ muốn. Cả hai phụ huynh nên củng cố những quyết định của nhau và không bao giờ thay đổi hoặc bất đồng ý kiến về những quyết định của họ trước mặt trẻ. Bàn thảo những vấn đề này ban đêm khi trẻ đã ngủ.
Cần thống nhất quyết định khi dạy con
3. Không cãi lộn với trẻ. Không bàn thảo những quyết định kỷ luật của bạn với trẻ. Sau khi đã ra kỷ luật xong, một lát sau, bạn có thể lặp lại những luật lệ của nhà và những hậu quả cho hành vi sai trái. Tránh những cuộc bàn thảo dài dòng về sự công bằng của những luật lệ nhà và hậu quả của hành vi sai trái. Nói và treo lên những hậu quả cho những hành vi không chấp nhận được. Dạy trẻ những hành vi thích hợp và những hành vi không thích hợp, và những hậu quả cho hành vi không thích hợp sẽ là gì.
4. Hành vi sai trái đã được củng cố sẽ có thể bị lặp lại.
5. Hành vi sai trái đã được kỷ luật cách không tức giận sẽ xảy ra ít hơn.
Những phụ huynh kỷ luật trẻ cách không tức giận sẽ giữ quyền lực và tỏ ra không muốn hành vi sai trái chứ không phải không muốn con trẻ. Tập kỷ luật khi đang bình tĩnh.
6. Nhấn mạnh những sự tích cực. Khi trẻ đã làm điều gì xuất sắc hoặc có hành vi tích cực, khen trẻ. Dành thời gian để nhận ra và tán thưởng hành vi tích cực của trẻ để củng cố trẻ làm thêm.
7. Ðừng bị dọa bởi sự tức giận của trẻ. Khi bạn đang thay đổi hành vi của trẻ, trẻ có thể phản ứng bằng sự tức giận và sự chống cự. Nên chờ đợi điều này, vì khi thi hành kỷ luật mới, thử thách đó là bình thường. Đừng nhượng bộ, giữ kiên định trong sự kỷ luật của bạn để trẻ dần dần thay đổi hành vi sai trái.
8. Sự thay đổi không xảy ra trong một ngày. Cần thời gian để gia đình thấy hành vi tích cực mới. Chắc trẻ đã có bao nhiêu năm để phát triển những thói quen hay hành vi, và vì vậy nên chờ đợi một thời gian trước khi trẻ thay đổi. Khi bắt đầu những phương pháp mới, hành vi sai trái của trẻ có thể tăng lên trưóc khi bớt đi. Trẻ có thể đối xử tệ hơn để thử thách bạn và để có cùng kết quả như trẻ đã được trước đây. Nên kiên nhẫn và đừng từ bỏ những phương pháp mới. Sự kỷ luật có hiệu quả cần nhiều thời gian. Sự kiên nhẫn giúp đỡ rất nhiều để bớt lại hành vi sai trái và tiến bộ tương quan giữa phụ huynh và trẻ.
Nguồn: Tổng hợp.
 
Ðừng bị dọa bởi sự tức giận của trẻ. Khi bạn đang thay đổi hành vi của trẻ, trẻ có thể phản ứng bằng sự tức giận và sự chống cự. Nên chờ đợi điều này, vì khi thi hành kỷ luật mới, thử thách đó là bình thường. Đừng nhượng bộ, giữ kiên định trong sự kỷ luật của bạn để trẻ dần dần thay đổi hành vi sai trái.
8. Sự thay đổi không xảy ra trong một ngày.Cần thời gian để gia đình thấy hành vi tích cựcmới. Chắc trẻ đã có bao nhiêu năm để phát triển những thói quen hay hành vi, và vì vậy nên chờ đợi một thời gian trước khi trẻ thay đổi. Khi bắt đầu những phương pháp mới, hành vi sai trái của trẻ có thể tăng lên trưóc khi bớt đi. Trẻ có thể đối xử tệ hơn để thử thách bạn và để có cùng kết quả như trẻ đã được trước đây. Nên kiên nhẫn và đừng từ bỏ những phương pháp mới. Sự kỷ luật có hiệu quả cần nhiều thời gian. Sự kiên nhẫn giúp đỡ rất nhiều để bớt lại hành vi sai trái và tiến bộ tương quan giữa phụ huynhvà trẻ.
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
1
Lượt xem
537

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top