Nội dung ôn tập lịch sử 12

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Khái quát đặc điểm, tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương ? Do đâu dẫn tới đặc điểm tình hình đó?

Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào , Campuchia của thực dân Pháp có đế quốc Mỹ giúp sức.

* Về phía ta: Ngày 10 – 10- 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí cách mạng tưng bừng của ngày hội giải phóng. Ngày 1 -1 – 1955, Trung ương Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng ngày 13 – 5- 1955, rút khỏi đảo Cát Bà ngày 16 – 5- 1955. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

* Về phía Pháp: Giữa tháng 5 – 1956, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam theo điều khoản của hiệp định Giơnevơ.

* Về phía Mỹ: Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ, Mỹ liền thay thế thực dân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở Miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

Như vậy sau năm 1954 đặc điểm nổi bật nhất là đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau: Miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, miền Nam vẫn dưới ách thống trị của Mỹ- Diệm.

Đặc điểm tình hình nêu trên của nước ta là do âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ là chính quyền Diệm muốn chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta, muốn xâm lược và biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng.

Nguồn: Tổng hợp
 
Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau năm 1954? Vị trí và vai trò của cách mạng từng miền?Mối quan hệ của các mạng hai miền?

* Nhiệm vụ:

Xuất phát từ đặc điểm tình hình nước ta bị chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau Đảng ta đã xác định: sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước chưa hoàn thành; nhân dân vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiệnu hoà bình, thống nhất nước nhà.Nhiệm vụ chung của cách mạng 2 miền là chống Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

*Vị trí của cách mạng từng miền:
Miền Bắc: đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc sẽ là hậu phương chi viện sức người sức của cho miền Nam chống Mỹ.
Miền Nam : tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chống Mỹ và tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

*Vai trò của cách mạng 2 miền:
Miền Bắc là hậu phương giữ vai trò quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Miền Nam là tiền tuyến giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với thắng lợi chung của kháng chiến chống Mỹ.

*Mối quan hệ : Cách mạng 2 miền có mối quan hệ gắn bó khăng khít, tác động qua lại và hỗ trợ nhau. Thắng lợi ở miền Nam góp phần bảo vệ miền Bắc và thắng lợi ở miền Bắc góp phần chi viện giúp miền Nam thắng Mỹ.

Nguồn: Tổng hợp
 
Những thành tựu của miền Bắc trong thời kỳ từ 1954 đến 1960? (hỏi dạng khác: Nêu thành tựu của miền Bắc trong hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế cải tạo quan hệ sản xuất (1954 – 1960 )

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
( 1954 – 1957 )
* Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Căn cứ hoàn cảnh thực tế miền Bắc và nhằm đáp ứng yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định “ Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất ).

- Thực hiện chủ trương của Trung ương, trong hơn hai năm ( 1954 – 1956 ), miền Bắc đã tiến hành đợt 6 giảm tô và tiếp 4 đợt cải cách ruộng đất còn lại ( từ đợt 2 đến đợt 5 ) ở 3.314 xã thuộc 22 tỉnh đồng bằng và trung du.

=> Qua 5 đợt cải cách ruộng đất, chúng ta đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn hecta ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1.8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ đem chia cho trên 2 triệu hộ nông dân. Giai cấp địa chủ đã căn bản bị xoá bỏ, nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của nông dân là “ người cày có ruộng” đã được thực hiện.

- Tuy vậy, trong cải cách ruộng đất, chúng ta phạm một số sai lầm nghiêm trọng như : Đấu tố cả những người thuộc tầng lớp trên có công với cách mạng, quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên… thành địa chủ. Sai lầm còn thể hiện trong phương pháp đấu tố tràn lan, thô bạo.

- Tháng 9 – 1956, Hội nghị lần thứu 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá 11 ) đã đề ra chủ trương kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất. Công tác sửa sai những sai lầm được tiến hành trong cả năm 1957. Nhờ đó, hậu quả của sai lầm đã được khắc phục. Sau cải cách ruộng đất, bộ mặt của nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi. Khối liên minh công nông được củng cố.

* Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

Tại Kì họp thứ 4, Quốc hội khoá 1 ( tháng 3 – 1955 ) đã ra nghị quyết củng cố miền Bắc bằng cách “ ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá”.

- Trong nông nghiệp, nông dân hăng hái khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, bảo đảm cày cấy hết ruộng đất vắng chủ, tăng thêm đàn trâu bò, sắm thêm nông cụ. Hệ thống đê điều dài hơn 3.000 km được tu bổ. Nhiều đập nước như đập Bái Thượng ( Thanh Hoá), Đô Lương ( Nghệ An), Thác Huống ( Thái Nguyên ) đã được sửa chữa. Nhiều công trình thuỷ nông mới được xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới và tiêu nước.

- Trong công nghiệp, chúng ta đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công nghiêp, các nhà máy, xí nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, dệt Nam Định,…; xây dựng thêm nhà máy mới như cơ khí Hà Nội, diêm Thống Nhất, …

=> Đến cuối năm 1957, miền Bắc có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do nhà nước quản lý. Ngành thủ công nghiệp đã cung cấp gần 59 % số hàng hoá tiêu dùng trong nước, giải quyết phần nào việc làm cho người lao động.

- Trong thương nghiệp, hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng, đã cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng cho nhân dân. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước.

- Giao thông vận tải được chú trọng, khôi phục gần 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ôtô, xây dựng và mở rộng thêm một số cảng như cảng Hải Phòng, Cẩm Phả, Bến Thuỷ; đường hàng không dân dụng quốc tế được khai thông.

- Văn hoá giáo dục y tế dược đâỷ mạnh. Nền giáo dục được phát triển theo hưỡng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm đã được khẳng định; giáo dục đại học được chú ý phát triển.

Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng. Nếp sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh được vận động thực hiện ở khắp mọi nơi.

Trong giai đoạn này, chính quyền và quân đội được củng cố, khả năng phòng thủ đất nước được tăng cường, quan hệ ngoạ giao được mở rộng. Mặt trận Tổ quốc được thành lập tháng 9-1955 đã tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước.

b. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-xã hội (1958-1960).

Trong 3 năm tiếp theo (1958-1960), miền Bắc lấy cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm: Cải tạo đối với nông nghiêp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ, công thương nghiệp tư bản tư doanh trong đó khâu chính là hợp tác hoá nông nghiệp. Chủ trương này được cụ thể hoá trong kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế văn hoá (1958-1960), do quốc hội khoá 1 kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 4-1958.

- Thực hiện chủ trương trên, khắp nơi sôi nổi thi đua xây dựng hợp tác xã. Cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ; Đến cuối năm 1960, công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp đã căn bản hoàn thành – trên 85 % hộ nông dân vào hợp tác xã với 70 % diện tích canh tác.

- Đối với tư sản dân tộc, Đảng và Nhà nước chủ trương cải tạo bằng phương pháp hoà bình, sử dụng mặt tích cực của tư sản dân tộc, đưa họ vào làm ăn tập thể dưới hình thức công tư hợp doanh. Đến cuối 1960, có hơn 95 % hộ tư sản vào công tư hợp doanh.

- Đối với lực lượng tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, Nhà nước chủ trương đưa họ vào con đường làm ăn tập thể trong các hợp tác xã thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán. Đến cuối năm 1960, có hơn 87% số hộ thủ công và 45% người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã.

- Đồng thời với nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, công nghiệp quốc doanh được ưu tiên đầu tư xây dựng. Đến cuối 1960, miền Bắc có 172 xí nghiệp lớn do Trung ương quản lý, trên 500 xí nghiệp do địa phương quản lý.

- Những tiến bộ về kinh tế đã thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục phát triển.

=> Những thành tựu đạt được trong thời gian thực hiện kế hoạch 3 năm cùng với những thay đổi của miền Bắc sau 2 kế hoạch 3 năm ( 1954 – 1960 ) được phản ánh tập trung trong bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Quốc hội khoá 1, kì họp thứ 11, thông qua ngày 31 – 12 – 1959. Hiến pháp còn thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam quyết tâm đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Nguồn: Tổng hợp
 
Khái quát phong trào của nhân dân Miền Nam trong đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “ Đồng Khởi” ( 1954 – 1960 )

a. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ( 1954 – 1959)

- Ngay từ tháng 7 – 1954, nhận rõ đế quốc Mỹ trở thành lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương và đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, Trung ương Đảng đề ra cho cách mạng miền Nam nhiệm vụ chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

- Tháng 11 – 1954, Mỹ - Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp, lùng bắt các nhà lãnh đạo phong trào. Nhưng phong trào đấu tranh vì mục tiêu hoà bình cảu các tầng lớp nhân dân tiếp tục dâng cao, lan rộng, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái, các dân tộc ít người… hình thành nên mặt trận chống Mỹ - Diệm.

- Mục tiêu phong trào đựoc mở rộng, hình thức đấu tranh có những thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Đấu tranh vừa đòi Mỹ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, chống cái gọi là “ trưng cầu dân ý”, “ bầu cử quốc hội” … của Diệm, vừa chống Mỹ - Diệm khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “ tố cộng”, “ diệt cộng “ của chúng, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ. Đấu tranh giữ gìn kết hợp với phát triển lực lượng cách mạng. Hình thức đấu tranh từ đấu trannh chính trị, hoà bình sang đấu tranh vũ trang tự vệ, rồi dùng bạo lực cách mạng.

b. Phong trào “ Đồng Khởi” ( 1959 -1960).

* Nguyên nhân:

- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. Luật 10/59 ( đề ra tháng 5 – 1959 ) cho phép thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào, bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng, làm cho hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tháng 1 -1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cácg mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm và nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là “ dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân”.

* Diễn biến:

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương, như cuộic nổi dậy ở Vĩnh Thạnh ( Bình Định), Bác Ái ( Ninh Thuận) tháng 2 – 1959, ở Trà Bồng ( Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.

Tại Bến Tre, ngày 17 – 1- 1960, cuộc “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm là Định Thuỷ, Bình Khánh và Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày, rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện và các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Hoà nhịp với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre, nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Mỹ Tho, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường…đồng loạt nổi dậy làm chủ 2/3 xã ấp.

=> Kết quả: Cuối năm 1960, tại NBộ, CM đã làm chủ 600/1298 xã, Ở trung trung bộ, CM làm chủ 904/3829 thôn và ở Tây Nguyên có tới 3200/5721 thôn được giải phóng.

* Ý nghĩa:

- Thắng lợi phong trào “ Đồng Khởi” mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20 -12- 1960 do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm.

- Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở MN, đồng thời làm lung lay tận gốc chíng quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Phong trào “ Đồng Khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới cuả Mỹ ở miền Nam...

Nguồn: Tổng hợp
 
Sự kiện nào đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Trình bày về sự kiện đấu tranh đó?

a. Sự kiện đánh dấu cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là phong trào Đồng Khởi ( 1959- 1960).

b. Trình bày về sự kiện Đồng Khởi

* Nguyên nhân:


- Trong những năm 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn. Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. Luật 10/59 ( đề ra tháng 5 – 1959 ) cho phép thẳng tay giết hại bất cứ người yêu nước nào, bất cứ ai có biểu hiện chống lại chúng, làm cho hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

- Tháng 1 -1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cácg mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm và nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác. Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là “ dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thiết lập chính quyền cách mạng của nhân dân”.

* Diễn biến:

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương, như cuộic nổi dậy ở Vĩnh Thạnh ( Bình Định), Bác Ái ( Ninh Thuận) tháng 2 – 1959, ở Trà Bồng ( Quảng Ngãi) tháng 8 – 1959, lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “ Đồng Khởi” ở Bến Tre.

Tại Bến Tre, ngày 17 – 1- 1960, cuộc “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm là Định Thuỷ, Bình Khánh và Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày, rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện và các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Hoà nhịp với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre, nhân dân các tỉnh Tây Ninh, Mỹ Tho, Trà Vinh, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau, Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường…đồng loạt nổi dậy làm chủ 2/3 xã ấp.

=> Kết quả: Cuối năm 1960, tại NBộ, CM đã làm chủ 600/1298 xã, Ở trung trung bộ, CM làm chủ 904/3829 thôn và ở Tây Nguyên có tới 3200/5721 thôn được giải phóng.

* Ý nghĩa:

- Thắng lợi phong trào “ Đồng Khởi” mở ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20 -12- 1960 do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các tôn giáo và nhân sĩ yêu nước, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm.

- Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở MN, đồng thời làm lung lay tận gốc chíng quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Phong trào “ Đồng Khởi” thắng lợi đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, chấm dứt thời kì ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới cuả Mỹ ở miền Nam...

Nguồn: Tổng hợp
 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( 9 – 1960 )diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nội dung và ý nghĩa của sự kiện đó?

* Hoàn cảnh:


- Về phia Mĩ - Diệm: Chính quyền Mĩ - Diệm đã chấm dứt thời kì ổn định tạm thời, bọ đánh bại trong chiến lược chiến tranh đơn phương bởi phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam.

- Về phía ta: Ở MBắc đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Từ năm 1958 – 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế thu được nhiều thắng lợi. Ở MNam, sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

=> Trong hoàn cảnh đó, Đại hội lần thứ III của Đảng được triệu tập từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 9-1960 ở Hà Nội. Tham dự Đại hội có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước.

* Nội dung:

- Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. ( Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam ). Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất đất nước. ( Đối với miền Bắc, Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ).

- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.

* Ý nghĩa: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng là “ nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà”.

Nguồn: Tổng hợp
 
Những thành tựu cơ bản mà miền Bắc đã đạt được qua kế hoạch nhà nước 5 năm ( 1961-1965)

- Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm: Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.

- Trong tất cả các ngành, các giới đều dấy lên phong trào thi đua yêu nước sôi nổi: nông nghiệp có “ Đại phong”, công nghiệp có : “ Duyên Hải”, thủ công nghiệp có: “ Thành Công”, quân đội có : “ Ba Nhất”, giáo dục có “ Hai Tốt”…

- Thành tựu:

+ Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN từ năm 1961-1964 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960.

+ Trong nông nghiệp sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961 các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thuỷ nông phát triển, trong đó có công trình Bắc- Hưng- Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 hecta gieo trồng.

+ Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

+ Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh. Hệ thống y tế, chăm lo sức khoẻ được đầu tư phát triển, xây dựng khoảng 6000 cơ sở.

- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… đựoc chuyển vào chiến trường. Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ các ngành được đưa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.

=> Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961-1965) và nói chung trong 10 năm (1954-1964) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3- 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:” trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiếm những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nươc, xã hội và con người đều đổi mới”.

Kế hoạch nhà nước 5 năm 1961-1965 đang thực hiện có kết quả, thì ngày 7-2-1965, đế quốc Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.

Nguồn: Tổng hợp
 
Vì sao Mỹ đề ra ở Miền Nam chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” 1961 – 1965. Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược này?

Hoàn cảnh của Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam

- Sau phong trào “ Đồng Khởi” ( 1959 – 1960), nhân dân ta ở miền Nam tiếp tục nổi dậy, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang chỗng Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong khi đó, trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ, trực tiếp đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, Để đối phó lại, J. Kennodi, vừa lên làm Tổng thống Mỹ ( đầu 1961), đã đề ra chiến lược toàn cầu “ phản ứng linh hoạt “ và tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam với chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”.

b.Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ:

“ Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dứi sự chỉ huy của hệ thống “ cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Âm mưu cơ bản của chiến tranh đặc biệt là “ dùng người Việt trị người Việt”.

- Mỹ đề ra “ kế hoạch Xtalay – Taylo” với nội dung chủ yếu là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Thực hiện kế hoạch, Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dân, lập “ ấp chiến lược”, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới “ trực thăng vận”, “ thiết xa vận”.

- Được Mĩ hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn, quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam.

Nguồn: Tổng hợp
 
Quân dân Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ như thế nào?

- Thắng lợi đầu tiên của nhân dân MN sau sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ( 20 – 12 – 1960), là sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam được thành lập ( 1 – 1961) và Quân giải phóng miền Nam ngày 15 – 2- 1961.

- Trong những năm 1961 – 1962, quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc càn quét, đồng thời với tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch. Năm 1962, quân dân ta đã đánh nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, phía Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.

- Cuộc đấu tranh chống và phá “ ấp chiến lược” diễn ra gay go và quyết liệt giữa ta và địch, có hàng chục triệu lượt người tham gia phá “ ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Với quyết tâm “ một tấc không đi, một ly không rời” , nhân dân miền Nam kiên quyết bám đất, giữ làng, phá thế kìm kẹp của địch.

--> Mỹ và chính quyền Sài Gòn dù tập trung sức vào dồn dân lập “ ấp chiến lược” nhưng cũng chỉ thực hiện được một phần kế hoạch ( gần một nửa trong tổng số 6000 ấp). Đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên một nửa tổng số ấp, với gần 70% nông dân.

- Ngày 2/1/1963, hơn 2000 quân nguỵ Sài Gòn có sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, cùng với vũ khí và phương tiện ctranh đã tấn công vào thôn ẤP Bắc ( Mĩ Tho ). Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến đấu 450 địch, 8 máy bay, 13 xe bọc thép…

=> Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã bước đầu đánh bại các chiến thuật “ trực thăng vận”, “ thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mỹ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “ thi đua Âp Bắc, giết giặc lập công dấy lên khắp miền Nam.

- Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, của “ Đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.

- Phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị cùng với phong trào phá “ Ấp chiến lược “ ở nông thôn và những đòn tiến công liên tiếp của các lực lượng vũ trang cách mạng đã đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Sau khi lên làm Tổng thống ( thay G.Kennơdi bị ám sát ngày 22-11-1963), L.Giônxơn quyết định đẩy mạnh hơn nữa “ Chiến tranh đặc biệt”. Kế hoạch Giônxơn-Mác Namara thay thế kế hoạch Xtalây-Taylo được vạch ra nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965).

- Sau chiến thắng Ấp Bắc, Quân giải phóng nhanh chóng trưởng thành và tiến lên đánh những trận có quy mô lớn. Cuối năm 1964, quân và dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công đông-xuân 1964-1965 với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã.

- Thừa thắng sau chiến thắng Bình Giã, Quân giải phóng và nhân dân miền Nam đẩy mạnh tiến công xuân-hè và giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão ( Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài ( Bình Phước). Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” thất bại hoàn toàn.

Nguồn: Tổng hợp
 
Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “ chiến tranh cục bộ” ở miền Nam ( 1965 – 1968). Quân dân miền Nam đã chiến đấu đánh bại chiến luwocj này như thế nào?

Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

“ Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn, lúc cao nhất ( vào năm 1969) gtần 1.5 triệu quân, trong đó quân Mỹ chiếm hơn nửa triệu, quân đồng minh 7 vạn.

Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại,hoả lực mạnh, quân Mỹ mới vào miền Nam đã cho mở ngay cuộc hành quân “ tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường ( Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông-xuân) 1965-1966 và 1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “ tìm diệt” và “ bình định” vào vùng “đất thánh việt cộng”.

b. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ

- Với ý chí không gì lay chuyển “ quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”, được sự phối hợp chiến đấu và chi viện của miền Bắc, quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng chiến đấu, với các thắng lợi mở đầu ở Núi Thành ( Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).

- Ngµy 18/8/1965, Mĩ đã huy động 9000 quân, cùng với xe tăng, xe bọc thép, máy bay và tàu chiến mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường. Sau 1 ngày chiến đấu, ta đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên…..

=> Vạn Tường được coi là “ Ấp Bắc” đối với quân Mỹ và đồng minh, mở đầu cao trào “ tìm Mỹ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. Nhiều “ vành đại diệt Mỹ” xuất hiện như ở Hoà Vang, Chu Lai ( Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn)… Một phong trào thi đua trở thành “ dũng sĩ diệt Mỹ” và “ đơn vị anh hùng diệt Mỹ” diễn ra sôi nổi khắp nơi.

- Bước vào mùa khô thứ nhất (đông xuân 1965-1966) với 720000 quân, trong đó Mỹ và đồng minh có hơn 220000 địch mở đợt phản công với 450000 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân tìm diệt lớn, nhằm vào 2 hướng chiến lược chính Đông Nam Bộ và Liên khu 5 với mục tiêu đành bại chủ lực quân giải phóng.

=> Quân dân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến, đã chặn đánh địch trên mọi hướng, chủ động tiến công địch khắp mọi nơi, loại khỏi vòng chiến đấu 104000 tên địch ( 42 000 quân Mĩ, 3500 quân đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.

- Bước vào mùa khô thứ hai (đông xuân 1966-1967), với lực lượng được tăng lên hơn 98 vạn quân, trong đó Mỹ và đồng minh có hơn 44 vạn, chúng mở đợt phản công với 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân lớn “ tìm diệt” và “ bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơncity đánh vào căn cứ Dương Minh Châu ( Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.

=> Cùng với những cuộc chủ động tiến công địch trên chiến trương Trị-Thiên, Đường số 9… Quân dân ta mở hàng loạt cuộc phản công đánh bại các cuộc hành quân “ tìm diệt” và “ bình định” của địch.Trong mùa khô thứ 2, ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch( 68 000 Mĩ, 5 500 đồng minh), bắn rơi 1231 máy bay.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ Ấp chiến lược”. Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sỹ quân đội Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ rút nước, đòi tự do dân chủ.

Đến cuối năm 1967, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có cơ quan thường trực ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và ở một số nước “ thế giới thứ 3”. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ.

Trong khi đó, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế. Năm 1967, theo sáng kiến của nhà bác học người Anh Béctơrăng Rutxen, toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương được thành lập, tội ác chiến tranh của Mỹ được vạch trần.

1968 ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân trọng tâm là đô thị, nhằm tiêu diệt bộ phận lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh, đánh đông mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán, rút quân về nước. Cuộc tổng tiến công giành nhiều thắng lợi quan trọng. Chiến thắng Mậu Thân đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, Mỹ phải tuyên bố “ phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ chiến tranh cục bộ” ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,

- Chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nguồn: Tổng hợp
 
Sự kiện nào buộc Mỹ phải tuyên bố “ phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ chiến tranh cục bộ” )? Hãy trình bày về hoàn cảnh lịch sử và ý nghĩa của sự kiện đó?

*
Sự kiện buộc Mỹ phải tuyên bố “ phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ chiến tranh cục bộ” là cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968.

*Trình bày hoàn cảnh và ý nghĩa của Mậu Thân

Hoàn cảnh: Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử Tổng thống ( 1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là đô thị, nhằm tiêu diệt bộ phận lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh, đánh đông mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán, rút quân về nước.

Ý nghĩa:

- Đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, Mỹ phải tuyên bố “ phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ chiến tranh cục bộ” ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,

- Chấp nhận đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nguồn: Tổng hợp

 
Sự kiện nào đánh dấu việc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc? Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc 1964- 1965?

*Sự kiện mở đầu :

- Ngày 5 – 8 – 1964, sau khi dựng lên “ sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho máy bay bắn phá một số nơi ở miền Bắc như cửa sông Gianh ( Quảng Bình), Vinh - Bến Thuỷ ( Nghệ An), Lạch Trường ( Thanh Hoá), thị xã Hòn Gai ( Quảng Ninh).

- Ngày 7 – 2 – 1965, lấy cớ trả đũa việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mỹ ở Plâycu, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá thị ã Đồng Hới ( Quảng Bình ), đảo Cồn Cỏ ( Vĩnh Linh)…, chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc ( lần thứ nhất).

*Âm mưu: phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta ở hai miền đất nước.

*Thủ đoạn :Mỹ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hang nghìn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, cả những loại mới nhất, như F111, B52…và các loại vũ khí hiện đại.

-Không quân và hải quân Mỹ tập trung đánh vào các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thong, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, khu đông dân. Chúng đánh cả trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu an dưỡng, đền, chùa, nhà thờ.

-Máy bay, tàu chiến Mỹ ném bom, bắn phá liên tục, khắp mọi nơi, mọi lúc trong mọi thời tiết, với cường độ nguy hiểm ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày có 300 lần chiếc máy bay mỹ đi gây tội ác với 1 600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, phố xá. Bom đạn của chúng đã tàn phá biết bao sinh mạng và gây thương tích cho bao nhiêu người khác. Bom đạn của chúng đã tàn phá biết bao của cải, cơ sở kinh tế, công trình văn hoá, giáo dục, y tế mà nhân dân ta đã tạo nên trong hơn 10 năm trước đó.

Nguồn: Tổng hợp
 
Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại phá hoại lần thứ nhất của mỹ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương ( 1965 – 1968) như thế nào?

Miền bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống “ chiến tranh phá hoại”


- Trong sản xuất xây dựng kinh tế, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp. Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh và tăng khả năng đảm bảo yêu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sống nhân dân các địa phương. Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc dấy lên phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước, thể hiện sang ngời chân lý “ không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ rõ sức mạnh cảu một dân tộc giàu truyền thống lao động cần cù, sang tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

- Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “ ba mục tiêu” ( 5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động / 1 ha diện tích gieo trồng trong 1 năm). Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc / ha gieo trồng / năm; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2485 hợp tác xã.

- Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân tán, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu, sản xuất và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tỉnh đều trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

- Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.

- Văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, văn học nghệ thuật cũng phát triển mạnh, đã phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.

Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

- Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “ Mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “ Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Từ năm 1959, tuyến đường vận chuyển chiến lược Nam - Bắc mang tên Hồ Chí Minh bắt đầu khai thông, dài hang nghìn cây số, đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm ( 1965 – 1968 ) miền Bắc đã đưa hơn 300 000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng; hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ Bắc vào Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.

- Nguồn chi viện cùng với thắng lợi trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Nguồn: Tổng hợp
 
Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong Chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” ?Quân dân ta đã đánh bại chiến lược đó như thế nào?

*Âm mưu và thủ đoạn:

Đầu năm 1969, Nichxơn vưà lên nắm chính quyền đã đề ra chiến lược toàn cầu “ Ngăn đe thực tế” ( thay cho chiến lược “ Phản ứng linh hoạt” của kennođi) và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, thực hiện chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương với chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh”.

Chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần của Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn.

- Quân đội Sài Gòn còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào ( 1971), thực hiện âm mưu “ dung người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Mỹ còn dùng thủ đoạn ngoại giao, như lợi dụng mâu thuẫn Trung-Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước đó đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

* Chiến đấu chống chiến lược “ VNH chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ

- Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống “ Việt Nam hoá chiên tranh” là sự ra đời của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam 6-6-1969. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân Việt nam. Vừa ra đời, chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan ngoại giao.

- Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta ở cả 2 miền và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi thì Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969. Đó là một tổn thất lớn, không gì có thể bù đắp đối với dân tộc ta, đối với cách mạng nước ta.

Trong 2 năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.

- Trong 2 ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam- Lào- Campuchia họp nhằm đối phó lại việc Mỹ chỉ đạo bọn tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanuc của Campuchia ( 18-3-1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới; biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến dấu chống Mỹ.

Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17000 địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

- Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971 quân đội Việt nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đạp tan cuộc hành quân mang tên “ Lam Sơn – 719” chiếm giữ đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22000 địch, buộc quân Mỹ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi đường 9- Nam lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

- Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra lien tục. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên nổ ra rầm rộ, đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

- Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng nui, ven thị, khắp nơi có phong trào của quần chúng nổi dậy chống “ bình định”, phá “Ấp chiến lược” của địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ thêm 3600 ấp với 3 triệu dân. Chính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu hecta ruộng đất…

* Cuộc tiến công chiến lược 1972

Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược từ ngày 30-3 lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng khắp ra chiến trường miền Nam.

Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trong thời gian ngắn(đến cuối tháng 6-1972), quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mỹ đã phản công lại, gây cho ta nhiều tổn thất; còn Mỹ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6-4-1972.

- Ý nghĩa: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ Việt Nam hoá chiến tranh” ).

Nguồn: Tổng hợp
 
Sự kiện nào đánh dấu việc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ Việt Nam hoá chiến tranh” )? Trình bày về sự kiện đó?

* Sự kiện đánh dấu việc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ Việt Nam hoá chiến tranh” là cuộc tiến công chiến lược 1972.

* Trình bày về cuộc tiến công chiến lược 1972.

-Bước vào năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược từ ngày 30-3 lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu bên cạnh các hướng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, rồi phát triển rộng khắp ra chiến trường miền Nam.

-Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Chỉ trong thời gian ngắn(đến cuối tháng 6-1972), quân ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mỹ đã phản công lại, gây cho ta nhiều tổn thất; còn Mỹ gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc từ ngày 6-4-1972.

- Ý nghĩa: Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược ( tức thừa nhận thất bại của “ Việt Nam hoá chiến tranh” ).

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Thần Đồng,
Trả lời
18
Lượt xem
1,573

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top