Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:

- Thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh trong ngôn ngữ đời sống và trong tác phẩm văn học .

- Biết sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

2. Kĩ năng: Phân biệt nói giảm nói tránh với nói khoác.

- Sử dụng nói giảm nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

3. Thái độ: Có ý thức phê phán những lời nói sai sự thật. Sử dụng đúng.

4.Năng lực: giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp bằng Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kỹ năng

2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. ổn định tổ chức
: 1

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1
6/11/2018
8A2
4/11/2018
8A3
4/11/2018
2. Kiểm tra kiến cũ :

GV chiếu ví dụ

- Tìm phép nói qúa trong ví dụ sau và giải thích ý nghĩa của phép nói quá đó?

“ Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người, sỏi đá cũng thành cơm.


(Hoàng Trung Thông)

Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1. Khởi động Thời gian: 1p

Giới thiệu bài .

- Gv đưa câu ca dao:

Lời nói chẳng mất tiền mua........lòng nhau

? Em hiểu câu ca dao trên muốn khuyên chúng ta điều gì?

- Lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng đôi khi nó lại là vũ khí dễ làm tổn thương người khác nhất, chính vì vậy trong giao tiếp cần nói năng tế nhị, lịch sự, tránh gây hiểu lầm....

Gv dẫn vào bài: Câu ca dao trên khuyên chúng ta trong giao tiếp hàng ngày, cần nói năng sao cho thật tế nhị, lịch sự; đôi khi còn tránh gây cảm giác đau buồn, thô tục, thiếu lịch sự. Vậy chúng ta cần vận dụng cách nói ntn để đạt được những hiệu quả giao tiếp trên. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu 1 cách nói, 1 biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hay trong văn chương. Đó chính là Nói giảm nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm nói tránh? Nói giảm nói tránh có tác dụng như thế nào? Có những cách nào dùng để Nói giảm nói tránh.

HS của GV (Giao nhiệm vụ)
HĐ của HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: hình thành kiến thức. Thời gian: 20’
* GV chiếu VD
VD1:

a. Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong đảng và bầu bạn khắp nơi điều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
b. Bác đã
đi rồi sao, Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
(Tố Hữu, Bác ơi)

GV: giới thiệu về các ví dụ
a.
Trích Di chúc của Bác Hồ -> lời căn dặn của Bác Hồ trước khi mất. Trong di chúc Bác nhắc đến Các Mác, Lênin và các vị lãnh tụ đàn anh đều là những vị cách mạng tiền bối, đã qua đời rất lâu. Trong qúa trình ra đi tìm đường cứu nước Bác đã tiếp cận với học thuyết Mác- Lênin tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân tộc.
b. Trích trong bài thơ “Bác ơi” của tác giả Tố Hữu -> Nói về tình cảm thương tiếc của tác giả Tố Hữu đối với Bác Hồ
? Các từ ngữ in đậm trong 2 ví dụ trên cùng có nghĩa là gì? (nói về điều gì)
-
Đều chỉ sự không tồn tại (cái chết) - cái chết của Bác Hồ .
? Đều viết về cái chết nhưng tại sao người viết lại chọn cách diễn đạt như trên? (nhằm mục đích gì?)
- VD a, b: giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn của mọi người, của nhà thơ trước cái chết của Bác.
GV: Bác là vị cha già mà cả dân tộc ta tôn kính, ngày Bác ra đi cả trời, non, nước, cả dân tộc đều khóc đưa tiễn Bác, Nhà thơ Tố Hữu viết: Suốt mấy hôm dầy đau tiễn đưa
Người tuôn nước mắt, trời tuôn mưa
Hôm nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh hàng cau mấy gốc dừa.
Cho nên để giảm đau sót, tiếc thương cho dân tộc cả Bác và Tố Hữu đều tránh không dùng từ ngữ trực tiếp nói về sự mất mát đó.
GV: Người nói không dùng từ chết mà tránh đi dùng các từ ngữ khác thay thế nhằm giảm nhẹ sự thương tiếc, đau buồn
GV: Khi nói về cái chết người ta có nhiều cách diễn đạt khác nhau để giảm đau xót như: '' đi, chẳng còn, về, quy tiên, từ trần, khuất núi…'' .
? Em hãy tìm vài ví dụ trong thơ, văn mà em biết hoặc được học, có sử dụng cách diễn đạt cũng nói đến cái chết nhưng đã giảm nhẹ đi?

- Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi , Lượm ơi !
( Lượm - Tố Hữu ). -> Học kì II – N.Văn 6
- Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi! Vừa thấy tôi, lão bảo ngay :
Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
(Lão Hạc - Nam Cao ) -> Ngữ Văn 8
- Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác, Lê-nin thế giới người hiền
(Tố Hữu - Bác ơi)
Bác Dương thôi đã, thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Khóc Dương khuê - Nguyễn Khuyến )- > Cấp 3
GV: Chuyển Trong thơ văn các tác giả rất chú ‎ý sử dụng cách nói như trên để bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình và tránh cảm giảm đau buồn, nặng nề. Ngoài ra, sử dụng cách diễn đạt như trên còn có mục đích nào khác chúng ta cùng tìm hiểu. VD2:
GV chiếu ví dụ - HS đọc
VD2:

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
? Câu văn được trích trong văn bản nào mà các em đã học ? Nêu nội dung của câu văn?
- Trích trong Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng.
- Cảm nhận của chú bé Hồng khi được ngả vào lòng mẹ.
? Tại sao trong câu văn tác giả dùng từ ''bầu sữa'' mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa
- Dùng từ '' bầu sữa '' để tránh thô tục, thiếu lịch sự.

GV: Không chỉ sử dụng rộng rãi và có giá trị trong thơ văn, mà trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chúng ta cũng sử dụng cách diễn đạt trên.
Trong lời nói hàng ngày sử dụng cách diễn đạt này nó nhằm mục đích gì.-> Cùng xét ví dụ 3
VD3:
a. Con dạo này lười lắm.
b. Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

? Nêu nội dung hai ví dụ

- lời nhắc nhở, nhận xét của bố mẹ về con trong thời gian qua.
? Theo em, người nghe (con) sẽ có cảm nhận như thế nào trước mỗi lời nhắc nhở trên
* Gợi ý
: So sánh hai cách nói trên, cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe
- Cách nói thứ hai tế nhị, nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
GV: Lời nhắc nhở, nhận xét của bố mẹ thực ra là lời phê bình nhưng ở mức độ nhẹ nhàng có sự động viên, khuyến khích để con chăm chỉ hơn, cố gắng hơn
? Vậy sử dụng cách nói như trường hợp thứ 2 có tác dụng gì =>

Chuyển :
Ngoài tác dụng tránh cảm giác đau buồn, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự, tránh cảm giác nặng nề ; sử dụng cách nói như trên còn có tác dụng nào khác. Xét VD 4
* VD4.
- Bác sĩ pháp y đang phẫu thuật tử thi
? Em hiểu phẫu thuật tử thi nghĩa là gì
* Gợi ý : Em hiểu « phẫu thuật” , «tử thi» nghĩa là gì
-
phẫu thuật : nghĩa là mổ
- Tử thi : nghĩa là xác chết
=> phẫu thuật tử thi: mổ xác chết.
GV : Như vậy phẫu thuật tử thi nghĩa là mổ xác chết
? Vậy tại sao trong trường hợp trên, người ta dùng cụm từ phẫu thuật tử thi mà lại ko dùng cụm từ mổ xác chết
* Gợi ý: Dùng cụm từ phẫu thuật tử thi sẽ tránh được cảm giác gì ? =>

GV:
Tất cả những cách nói như trên gọi là nói giảm, nói tránh
? Vậy em hãy cho biết thế nào là nói giảm, nói tránh? Nói giảm, nói tránh có tác dụng ntn trong giao tiếp?
HS:
là một biện pháp tu từ người dùng sử dụng có dụng ý nói tránh đi, nói giảm đi nhằm tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, tránh cảm giác ghê sợ, nặng nề.

GV: Đó là nội dung phần ghi nhớ => HS đọc
GV Dẫn
: Nói giảm, nói tránh còn gọi là uyển ngữ, nhã ngữ, Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ nằm trong hệ thống các biện pháp tu từ như : so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá ...Đây là cách diễn đạt có chủ ý, có mục đích được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong văn chương. Là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, có tác dụng tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Giúp người nói, người viết đạt hiệu quả cao hơn trong giao tiếp. Vậy chúng ta thường nói giảm, nói tránh bằng những cách nào.

=> Xét 3 ví dụ đã có và 2 ví dụ bổ sung sau:
a: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
b. Bác sĩ pháp y đang phẫu thuật tử thi (Mổ xác chết)
c.
Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
d:

Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó
(Lão Hạc- Nam Cao)
e. Anh ấy đang nguy kịch, rất có thể...

Thảo luận nhóm : 5 nhóm – thời gian 2p
? Xác định các kiểu NGNT trrong 5 ví dụ

Gv : Ở ví dụ a
, từ «đi» được dùng với nghĩa chỉ cái chết của Bác nhằm giảm sự đau buồn, thương tiếc.
? Tuy nhiên, từ «đi» nếu tách ra khỏi câu nói trên, hiểu theo nghĩa gốc thì có nghĩa là gì ?
- Chỉ hoạt động dời vị trí bằng hai chân nhưng không đồng thời cùng nhấc lên một lúc....
? Vậy trong câu thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng hiện tượng gì của từ vựng TV để nói giảm, nói tránh.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Gv : Ở ví dụ b :
? So sánh mặt nghĩa và hình thức ngữ âm của 2 cụm từ « Phẫu thuật tử thi » với mổ xác chết ?

- Nghĩa giống nhau, âm thanh khác nhau
? Vậy hình thức ngữ âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau thì thuộc hiện tượng gì của từ vựng mà các em đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 7 ?
-
Từ đồng nghĩa
? Từ nào là từ Hán Việt, từ nào là từ thuần Việt
GV: Khi sử dụng từ đồng nghĩa, trong NGNT người ta hay sử dụng từ Hán Việt Đồng nghĩa, ví dụ:
Ko nói chết mà nói : từ trần, quy tiên, khuất núi, hy sinh...
Không nói chết trận mà nói tử trận
Không nói xác chết mà nói tử thi, thi hài....


GV : ở ví dụ c :
? So sánh nghĩa của từ chăm chỉ với từ lười, em có nhận xét gì?

Trái nghĩa nhau à Từ trái nghĩa
Kết hợp phía trước từ chăm chỉ có từ không (có thể thay chưa, chẳng) những từ này thuộc từ loại nào?
- Từ phủ định
? Vậy trong tình huống trên, người ta đã dùng cách nào để nói giảm, nói tránh ?

* ví dụ d:
? Đoạn văn trên trích trong VB nào? là lời của ai nói với ai ? nhận xét về ai?
-
Văn bản: Lão Hạc
- Lời nhận xét của Binh Tư nói với ông giáo về lão Hạc
? Với từ ra phết cho thấy Binh Tư nhận xét về Lão Hạc là người ntn? (Tốt hay không tốt)
Không tốt «ra phết» với ẩn ý không tốt
? Em đọc được ẩn ý gì mà Binh Tư muốn nhận xét về L.Hạc qua từ « ra phết »?
-
ác ra phết, tham ra phết, gian ra phết...
? Tại sao lúc này Binh Tư không nói thẳng ra điều mình đang suy nghĩ ?
-
Lúc này Binh Tư đang đối thoại với Ông giáo – người có học, không thể nói thô lỗ, thiếu văn hóa mà phải tế nhị.
- Lão Hạc Là người láng giềng đáng kính nể và chính ông giáo cũng luôn coi trọng L.Hạc. Vì thế Binh Tư ko muốn nói thẳng ra điều mà mình muốn nói về Lão Hạc.
? Trong tình huống trên, Binh Tư đã sử dụng cách nào để NGNT =>
Gv : Nói vòng
(Người nghe tự suy đoán, tự ngầm hiểu)

* Ví dụ e
? Trong câu nói, em có thể đọc được điều mà B.sĩ bỏ lửng chưa nói hết sau dấu 3 chấm là gì ?

...chết bất bất cứ lúc nào.
....mạng sống khó giữ.
....không qua khỏi.
? Vậy ở ví dụ, người nói đã sử dụng cách nào để nói giảm nói tránh ?
? Nói tóm lại có những cách nào để nói giảm, nói tránh ?
- 5 cách (phần này SGK không có, cô giáo mở rộng thêm cho các em)

GV : Cô giáo có tình huống sau

Trong một cuộc họp lớp kiểm điểm bạn Hải thường xuyên đi học muộn : Lan nói: - Từ nay cậu không được đi học muộn nữa vì như vậy không những ảnh hưởng đến việc rèn luyện đạo đức của bản thân cậu mà còn ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp.
Bạn Trinh cho rằng Lan nói như vậy là quá gay gắt, chỉ nên nhắc nhở bạn Hải là : "Cậu nên đi học đúng giờ.”
? Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
- Bạn Lan. Vì Hải thường xuyên vi phạm nội quy của trường, lớp, gây ảnh hưởng không những đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến tập thể. Vì thế cần nói thẳng để bạn hiểu việc mình đi học muộn là không đúng.
GV lấy thêm những trường hợp khác không sử dụng cách NGNT
-
Những trường hợp khẩn cấp: cháy, nổ, cấp cứu…
- Khi nói với kẻ thù (Trong chiến tranh)
- Khi cần thiết phải phê bình thẳng thắn, nói đúng sự thật.
- Khi trình bày sự việc chính xác trung thực làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp, đơn thư khiếu nại hoặc liên quan đến pháp luật
- Các văn bản hành chính công vụ.
? Vậy qua những tình huống trên chúng ta cần rút ra lưu ý gì khi sử dụng cách nói giảm nói tránh =>
GV chốt.

+ Nói giảm nói tránh thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói đối với người nghe góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của người có giáo dục, có văn hóa.
+ Là học sinh chúng ta phải học cách nói năng giao tiếp đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh, đúng mục đích. Để tạo mối quan hệ tốt với mọi người.
+ Cần phê phán thói quen ăn nói bỗ bã, thô tục, thiếu văn minh lịch sự. Tuy nhiên trong cuộc sống ko phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng cách nói giảm nói tránh.

Gv: hai tiết TV liền kề chúng ta vừa tìm hiểu 2 biện pháp tu từ: nói quá và nói giảm nói tránh

? Vậy 2 biện pháp tu từ này có điểm gì giống, khác nhau
GV chiếu bảng so sánh

- Giống
: Đều là biện pháp tu từ dùng với dụng ý nghệ thuật được vận dụng phổ biến trong thơ văn, trong lời ăn tiếng nói hàng ngà.
- Khác :
+ Nói quá là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
+ Nói giảm, nói tránh là cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh đi, giảm đi cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ, tránh thô tục thiếu lịch sự .
GV: Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng cả hai biện pháp tu từ này khi sử dụng đều đem lại hiệu qủa cao, đặc biệt trong văn, thơ.
? Bài học hôm nay chúng ta cần nắm những đơn vị KT nào ?
- KN NGNT
- Tác dụng của NGNT
- các cách NGNT
GV khái quát băng sơ đồ
Chuyển : Để củng có NDBH hôm nay -> LT


Đọc ví dụ









Lắng nghe








Giải thích


Phân tích





Lắng nghe










Thảo luận cặp đôi (2p)













Lắng nghe




Đọc ví dụ





Phát hiện




Phân tích



Lắng nghe





Đọc ví dụ



Trình bày

So sánh





Khái quát


Lắng nghe


Đọc

Giải thích






Phân tích






Rút ra bài học





đọc ghi nhớ










Đọc ví dụ









- hoạt động nhóm
(2p)


Giải thích



Xác định






So sánh


Xác định



Xác định







So sánh





Xác định



Xác định



Đánh giá


Đánh giá


Phân tích






Xác định




Xác định




Xác định

Khái quát
Đọc ví dụ

Phân tích

Lắng nghe
Chốt
So sánh
Trình bày
Chốt
Lắng nghe
I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh
1. Ví dụ :









Ví dụ 1:

- Đi gặp cụ Các Mác, cụ Lờ nin và cácvị…khác.
- Đi
- Chẳng còn
-> chết
-> Giảm nhẹ ,tránh sự đau đớn.

















































Ví dụ 2:

- bầu sữa
- thổ huyết (nôn ra mỏu)
- mai táng ( chụn cất)
-> tránh thô tục, ghê sợ






















Ví dụ 3:

- không được chăm chỉ lắm.
- chưa được hay lắm.
- không được đẹp lắm.
-> tránh cảm giác nặng nề
=>Cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển…
=> Nói giảm, nói tránh








2.Ghi nhớ:(
sgk /108).








*Các cách nói giảm, nói tránh:















































- Dùng hiện tượng chuyển nghĩa của từ










- Dùng từ Hán Việt đồng nghĩa


















- Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩa

- Nói vòng

- Nói tỉnh lược (nói trống)


* Hoạt động 3 : Luyện tập
Thời gian: 12 phút
? Điền từ ngữ nói giảm, nói tránh. Vì sao em điền như vậy?
a. Đi nghỉ b. Chia tay nhau
c. Khiếm thị d. Có tuổi e. Đi bước nữa
? Xác định câu nói giảm, nói tránh, ý nghĩa ?
a, a2 . b, b2 ; c, c1 ; d, d1 ; e, e2 .
? Học sinh đặt 5 câu đánh giá các trường hợp khác nhau
Nhận xét, bổ sung
a. Chị xấu quá - chị có duyên đấy.
b. Anh già quá - anh không còn trẻ lắm.
c. Giọng hát chua loét.
Giọng hát chưa được ngọt lắm.
d. Cấm cười to – xin cười nhỏ
e. Anh cút đi.
Có lẽ ta nên để khi khác nói chuyện
Lựa chọn



Xác định

Đặt câu
II . Luyện tập
1.Bài tập 1


2. Bài tập 2

3. Bài tập 3
:
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn (khoảng 5- 7 câu) với chủ đề “Tình bạn” trong đó có sử dụng phép nói giảm nói tránh bằng cách phủ định từ trái nghĩa?
- Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với chủ đề “Trường học” trong đó có sử dụng phép nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa Hán Việt?
- HS viết, trình bầy
- Gv nhận xét
* Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm trong các văn bản đã học có sử dụng nói giảm nói tránh và chỉ ra tác dụng của nói giảm nói tránh trong các trường hợp đó.
Gợi ý: Vân bản Cô bé bán diêm; Chiếc lá cuối cùng
a. Họ đã về chầu thượng đế.
b. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
-
HS hoàn thiện bài tập ở nhà
IV. Rút kinh nghiệm.

................................................................................................................................

................................................................................................................................
 

Đính kèm

  • nói giảm nói tránh.docx
    41.3 KB · Lượt xem: 0

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top