Gạo Nếp

Thành Viên
Xu
0
Phần Hai : LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG I BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ-ĐINH-TIỀN LÊ (TK X )

TIẾT 11 BÀI 8 NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
. (Giáo án lịch sử 7 Phương Pháp Mới Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực )
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được sự ra đời của triều đại nhà Ngô - Đinh, tổ chức nhà nước thời Ngô - Đinh.Công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập & bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.

GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2.Thái độ: GD HS ý thức độc lập tự chủ, thống nhất đất nước của mọi người dân. Biết ơn các bậc tiền bối đã có công xây dựng đất nước.

3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

- Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. các tài liệu về Ngô Quyền & Đinh Bộ Lĩnh..

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: linh hoạt 3 phút

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về nước ta buổi đầu độc lập, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi sau

Tại sao Ngô Quyền lại bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập triều đình mới?

- Dự kiến sản phẩm: Họ Khúc mới chỉ giành được quyền tự chủ trên danh nghĩa-> Ngô Quyền quyết tâm xây dựng chính quyền độc lập.

* Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm đấu tranh chống đô hộ phong kiến phương Bắc. Nhân dân ta đã giành được độc lập và bước vào thời kì độc lập tự chủ.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Buổi đầu độc lập thời Ngô

- Mục tiêu: biết được những nét lớn về mặt chính trị của buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

Hoạt động của GV và HS​
Nội dung kiến thức​
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK
? Nêu những việc làm của Ngô Quyền sau chiến thắng Bạch Đằng?
? Những việc làm trên của Ngô Quyền chứng tỏ điều gì?
GV bổ sung: ông muốn xây dựng một quốc gia độc lập, tự chủ ,không phụ thuộc vào nước khác.
? Ngô quyền đã xây dựng chính quyền mới như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
HD hs vẽ sơ đồ nhà nước thời Ngô
GV treo bảng phụ vẽ sơ đồ( để trống )
? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?
Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.
GV dẫn dắt để HS hiểu: Năm 944, Ngô Quyền mất,hai con ông còn nhỏ nên không đủ năng lực & uy tín để giữ chính quyền ,một viên quan là Dương Tam Kha chiếm quyền, các phe phái nổi lên, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, bị chia cắt,hỗn loạn bởi 12 sứ quân.Trong hoàn cảnh đó tại Hoa Lư - Ninh Bình xuất hiện một nhân vật .Đó là Đinh Bộ Lĩnh.Vậy Đinh Bộ Lĩnh là ai? Ông đã có công lao gì?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
1. Buổi đầu độc lập thời Ngô
- Tổ chức nhà nước :
+ Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
+ Xây dựng chính quyền :
Trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc, đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.
Ở địa phương : cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.







Hoạt động 2: Tình hình chính trị cuối thời Ngô (Giảm tải)
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Mục tiêu: - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 17 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS​
Nội dung kiến thức​
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc mục 3 SGK
Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn :
“ Đinh Bộ Lĩnh.....làm cờ”
? Đinh Bộ Lĩnh là ai?
Yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đoạn:
“Sau này....sứ quân”
Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút
Nhóm 1 + 2 + 3: Nêu nguyên nhân loạn 12 sứ quân?
Nhóm 4 + 5 + 6: Nêu hậu quả của tình trạng loạn 12 sứ quân?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
? Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân như thế nào?
? Nhờ đâu mà ông dẹp được loạn của 12 sứ quân?
? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu đọc lập?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
- Nhận xét về công lao của Đinh Bộ Lĩnh :
+ Dẹp "Loạn12 sứ quân".
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).
ước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV kết luận: Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...). Tạo điều kiện để xây xựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.
GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

2: Tình hình chính trị cuối thời Ngô (Giảm tải)
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, phong vương cho các con, cử các tướng thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt ; xây dựng cung điện, đúc tiền ... sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Tổ chức hoạt động

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước ta buổi đầu độc lập.

- Thời gian: 12 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?( B )

A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.

Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ran guy cơ lớn nhất cho đất nước là?(H )

A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn

Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?( B )

A. Quan văn, nô tì. B. Quan võ, gia nhân. C. Quan võ, nô lệ. D. Quan văn, quan võ.

Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?( Vd )

A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.

C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.

Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là ( H )

A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập

B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.

D. đánh tan quân xâm lược.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô?

Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: Nêu công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh?

- Thời gian: 8 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: Còn đơn giản, sơ sài nhưng bước đầu đó thể hiện ý thức độc lập tự chủ của Ngô Quyền.

Câu 2: công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh

+ Dẹp "Loạn12 sứ quân".

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ ; khẳng định chủ quyền quốc gia (đặt tên nước, không dùng niên hiệu phong kiến phương Bắc, chủ động bang giao với nhà Tống...).

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê.

Tải đầy đủ nội dung giáo án tại file đính kèm
 

Đính kèm

  • Giáo án lịch sử 7 phương pháp mới Bài 8 Nước ta buổi đầu độc lập.docx
    26.4 KB · Lượt xem: 1

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top