Ốm nghén: nguyên nhân và cách giảm ốm nghén các mẹ bầu cần biết

GIAO AN

S.Moderator
Thành viên BQT
Điểm
29,212
Ốm nghén của một số mẹ bầu có thể kéo dài và nặng hơn, lúc này phụ nữ phải trải qua thời gian chịu đựng về thể chất, tâm lý dẫn đến cơ thể nhiều mệt mỏi. Vậy cách giảm nghén bà bầu nhanh và hiệu quả là gì? Nội dung bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu về những biện pháp tốt nhằm giúp cải thiện sức khoẻ hơn.

sức khỏe mẹ bầu - gac forum.jpg
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu cần quan tâm ngay từ những ngày đầu mang thai. Ảnh st


Nguyên nhân ốm nghén

Do hormone HCG tăng lên:
Hormone chorionic gonadotropin (HCG) là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ốm nghén ở các mẹ bầu. Trong quá trình mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể mẹ bầu sẽ tăng gấp đôi dẫn đến tình trạng buồn nôn và ói trầm trọng. Ngoài ra, nồng độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và những vấn đề về sức khỏe của thai nhi.

Khứu giác của các mẹ nhạy cảm hơn: Nhiều mẹ bầu cho rằng khứu giác của họ trở nên nhạy cảm hơn mỗi khi ngửi thấy mùi nước hoa, khói thuốc lá hay thực phẩm khiến họ buồn nôn. Hiện tượng này được giải thích rằng khi mức độ estrogen tăng lên ở 3 tháng đầu thì khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ.

Do hệ tiêu hoá bị thay đổi: Những biến đổi của hệ tiêu hoá trong thời gian mang thai cũng có thể khiến tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu trở nên nặng hơn. Trong khoảng thời gian đầu, mức độ progesterone tăng lên tác động đến tử cung để hỗ trợ sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, progesterone còn tác động tới dạ dày, ruột và thực quản gây ra triệu chứng chậm tiêu hoá. Điều này khiến cho các mẹ bị tích tụ thức ăn trong dạ dày gây cảm giác buồn nôn.

Những biểu hiện ốm nghén ở bà bầu

Triệu chứng ốm nghén rất dễ nhận thấy ở các mẹ bầu chính là buồn nôn. Cảm giác này có thể tấn công mẹ bầu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng. Ngoài ra, ốm nghén thường đi với các biểu hiện ở mẹ bầu như:
  • Mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
  • Luôn nhạy cảm với các mùi như thuốc lá, mùi nước hoa, chất tẩy rửa, rượu hay cà phê.
  • Mẹ bầu bỗng dưng chán ghét đồ ăn - đây là biểu hiện ốm nghén rất phổ biến ở các chị em phụ nữ mang thai.
  • Ngoài ra, thai phụ có thể gặp những triệu chứng như: đau sưng vùng ngực, đau đầu, chóng mặt, buồn vui thất thường, rối loạn tiêu hoá hay bị xáo trộn giấc ngủ,...
Tuy nhiên, trước khi nhận biết cách giảm nghén bà bầu, các mẹ nên lưu tâm những trường hợp thai phụ mắc chứng ốm nghén nặng bởi điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Một số những biểu hiện của ốm nghén nặng như:
  • Nôn ói dữ dội (nhiều hơn 3 lần/ngày) và đôi lúc ói ra máu.
  • Ốm nghén tới tuần thai thứ 12 hoặc tuần thứ 16 của thai kỳ.
  • Mẹ bầu sụt 5% trọng lượng cơ thể và thường xuyên bị ngất xỉu.
  • Ăn bất cứ thứ gì cũng nôn, không thể giữ thức ăn trong dạ dày.
  • Mẹ bầu bị tăng nhịp tim, hạ huyết áp và mất nước nghiêm trọng.
Nếu gặp những triệu chứng ốm nghén nặng trên thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay từ đó có thể được tư vấn và điều trị bằng phương pháp phù hợp nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

-------
GAC Forum tổng hợp
 
3 loại thức uống giúp giảm ốm nghén mẹ bầu dễ làm

a. Nước mía

Mẹ bầu bị nghén nặng cần chuẩn bị 300g mía tím và 5g gừng tươi. Sau đó, đem mía tím đi nướng cho nóng, bỏ bỏ và ép lấy nước. Song song đó là giã gừng thật nhỏ, cho vào nước mía và khuấy đều, tiếp theo hãy chắt lấy nước và bỏ bã. Các mẹ nên chia thành 3 cốc để uống 3 lần trong ngày. Hãy nhớ là uống trước khi ăn 30 phút và uống liên tục từ 3 đến 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất nhé!

b. Nước ô mai

Mẹ bầu cần chuẩn bị 20 quả ô mai, 5g gừng tươi và 30g đường đỏ. Cho tất cả những nguyên liệu vừa rồi bỏ vào nồi, thêm 400ml nước và đun sôi. Sau đó, hãy chắt lấy nước thuốc đặc và chia làm 3 cốc để uống 3 lần trong ngày. Uống trước khi ăn 20 phút và nếu mẹ bầu bị nghén nặng thì nên uống liên tục từ 3 đến 5 ngày.

c. Me, sấu ngâm gừng

Các bà bầu cần chuẩn bị 200g me, 200g sấu, 10g gừng và 30g đường trắng. Đối với me và sấu, các mẹ cạo bỏ vỏ và đem nấu chín. Gừng rửa, cạo vỏ sạch, giã nhỏ trộn với đường rồi sau đó cho vào nồi cùng với me và sấu đến khi đường tan hết là có thể uống.
 
Mẹ bầu nghỉ ngơi và tập thể dục đầy đủ để giảm ốm nghén

Mệt mỏi là yếu tố khiến cho những triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nặng hơn. Vì thế, để giảm thiểu tình trạng này đồng thời giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất thì các mẹ hãy cố gắng gác lại công việc để nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc. Mẹ bầu có thể tập cho mình thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc cũng có thể tập những bài tập nhẹ cho bà bầu như yoga, thiền,...

Có rất nhiều trường hợp nghén nặng không được điều trị kịp thời dẫn đến ngộ độc thai nghén gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Bởi vậy, các mẹ cần lưu tâm các biểu hiện nghén nặng và cách giảm ốm nghén bà bầu nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Trong 3 tháng đầu, nếu có bất kỳ sự bất thường nào thì các mẹ nên đi khám thai để tránh những tình huống không đáng có nhé!
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
GIAO AN,
Trả lời lần cuối từ
GIAO AN,
Trả lời
2
Lượt xem
26

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top