Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 8: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


Củng cố các kiến thức đã học:

- Đặc trưng và tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

- Vấn đề dân số và vấn đề môi trường trên thế giới hiện nay cũng như vấn đề ở các châu lục, khu vực: châu Phi, Mĩ Latinh, Tây Nam Á và Trung Á.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề. Phân tích và đánh giá vấn đề.

- Rèn luyện kĩ năng trực quan hóa số liệu thông qua biểu đồ

3. Thái độ, hành vi

- Xây dựng thái độ đúng đắn trong học tập và đánh giá kết quả học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- Bản đồ các nước trên thế giới

- BSL về kinh tế

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, vở, bút, thước kẻ, máy tính

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

-
Nêu vấn đề, tổng quát hóa nội dung

- Đàm thoại gợi mở

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức.


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Tại sao ở Tây Nam Á và Trung Á được coi là điểm nóng thế giới?

Trả lời:​

Vì Tây Nam Á và Trung Á:

+ Giữ vai trò cung cấp dầu mỏ cho thế giới

- Chiếm gần 50% trữ lượng dầu thế giới. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ.

- Sự biến động chính trị của khu vực làm biến động giá dầu mỏ thế giới.

+ Là khu vực thường xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các nước, các dân tộc, các tôn giáo, các giáo phái cực đoan. Phong trào li khai, nạn khủng bố diễn ra ở nhiều nước.

+ Do sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài...

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
* HĐ 1: Ôn tập nội dung lí thuyết
GV ra câu hỏi ôn tập.
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi.
GV tổng kết và đưa ra dàn ý trả lời một số câu hỏi.
Ví dụ: Tại sao dầu mỏ là 1 nguyên nhân gây bất ổn chính trị ở Tây Nam Á và Trung Á?
Trả lời: Nguyên nhân vì:
+ Cả 2 khu vực đều có trữ lượng dầu mỏ lớn, riêng Tây Nam Á chiếm gần 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới.
+ Các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn: Ảrập Xeeut, Iran, Irắc, Cô Oét ...
+ Là 2 khu vực giữ vai trò cung cấp dầu mỏ cho thế giới, làm biến động giá dầu thế giới.
+ Sự can thiệp vụ lợi của các nước bên ngoài.
* HĐ 2: Rèn luyện kĩ năng thực hành
Cho BSL:
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước, năm 2000

(Đơn vị: %)
Nước
KV I​
KV II​
KV III​
Pháp
5,1​
27,8​
67,1​
Việt Nam
68,0​
12,0​
20,0​
a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Pháp và Việt Nam.
b. Nhận xét và giải thích.


GV hướng dẫn HS xác định dạng biểu đồ.
HS lên bảng vẽ
GV nhận xét, chỉnh sửa.
GV hướng dẫn HS nhận xét và giải thích.
1. Lí thuyết
- Trình bày đặc trưng và tác động của cách mạng KH&CN hiện đại đến nền kinh tế thế giới.
- Thế nào là toàn cầu hóa? Trình bày nguyên nhân và biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế.
- Phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Liên hệ với Việt Nam.
- Dân số thế giới đang thay đổi theo những xu hướng nào? Sự thay đổi đó gây nên hậu quả gì về kinh tế - xã hội?
- Kể tên các quốc gia ở châu Phi, Mĩ Latinh, Tây Nam Á, Trung Á.
- Tại sao dầu mỏ là 1 nguyên nhân gây bất ổn chính trị ở Tây Nam Á và Trung Á?
2. Thực hành
a. Vẽ biểu đồ
- Chọn biểu đồ tròn: vẽ 2 hình tròn có bán kính bằng nhau.
Yêu cầu đầy đủ các yếu tố: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị
b. Nhận xét và giải thích
- Pháp: tỉ trọng lao động KV I thấp (5,1%), tỉ trọng lao động KV III cao (67,1%) do Pháp là nước phát triển nên các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tri thức thu hút nhiều lao động

- Việt Nam: phần lớn lao động vẫn tập trung trong nông nghiệp (68%), lao động trong CN và DV thấp (12% và 20%). Do Việt Nam là nước đang phát triển, năng suất lao động chưa cao, nông nghiệp vẫn cần nhiều lao động.
4. Củng cố

Câu 1. Ở các nước phát triển, nông nghiệp là loại hình sản xuất mang đặc điểm:


A. Thu hút ít lao động nhưng có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao

B. Thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ đóng góp vào GDP cao

C. Thu hút ít lao động và có tỷ lệ đóng góp vào GDP nhỏ

D. Thu hút nhiều lao động nhưng có tỷ đóng góp vào GDP nhỏ

Câu 2. Cuộc cách mạnh khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra vào:

A. Cuối thế kỷ XVIII B. Nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

C. Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI D. Từ đầu thế kỷ XXI

Câu 3. Bốn công nghệ được xác định là trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:

A. Sinh học, vật liệu, năng lượng và thông tin

B. Sinh học, thông tin, năng lượng và hàng không vũ trụ

C. Sinh học, biển, thông tin và hàng không vũ trụ

D. Sinh học, hàng không vũ trụ, thông tin và năng lượng

Câu 4. Trong thời đại ngày nay, “khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” là vì:

A. Khoa học và công nghệ tạo nên các phát minh sáng chế

B. Khoa học và công nghệ đã trực tiếp tạo ra các sản phẩm

C. Khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão

D. Phát triển khoa học và công nghệ là xu hướng chung của mỗi nước

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền kinh tế tri thức:

A. Giai đoạn phát triển mới sau giai đoạn kinh tế công nghiệp

B. Hoạt động chủ yếu là tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức

C. Ra đời dưới tác động sâu sắc của cách mạng khoa học và công nghệ

D. Hiện nay, hầu hết các nước đang bước vào nền kinh tế này

Câu 6. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới:

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh

B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

C. Thu hẹp phạm vi hoạt động của các công ty xuyên quốc gia

D. Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng

Câu 7. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là:

A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo

B. Tác động xấu đến môi trường xã hội

C. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên

D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm

Câu 8. Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế giữa các nước của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do:

A. Sự hợp tác, cạnh tranh giữa các nước thành viên

B. Sự tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên

C. Sự tự do hoá đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực

D. Tạo lập thị trường chung rộng lớn

Câu 9. Biến đổi khí hậu toàn cầu nguyên nhân chủ yếu là do:
A. con người đã đổ các chất thải sinh hoạt và công nghiệp vào sông hồ
B. con người đã đưa một lượng khí thải lớn vào khí quyển
C. các sự cố đắm tàu, tràn dầu, vỡ ống dầu
D. các thảm họa như núi lửa, cháy rừng…

Câu 10. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra
A. ở hầu hết các quốc gia B. chủ yếu ở các nước phát triển.
C. chủ yếu ở các nước đang phát triển D. chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ La- tinh.

Câu 11. Sự suy giảm đa dạng sinh vật dẫn đến hậu quả là
A. mất đi nhiều loài sinh vật
B. mất đi các nguồn gen di truyền quý hiếm
C. mất đi các nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên

Câu 12. Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi
A. khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo diện tích rộng lớn
B. khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh
C. khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác.
D. trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác.

Câu 13. Nền kinh tế xã hội các nước Mĩ La Tinh chậm phát triển chủ yếu là do

A. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế xã hội độc lập, tự chủ.

B. nghèo tài nguyên thiên nhiên.

C. phụ thuộc vào nước ngoài.

D. các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển xã hội.

Câu 14. Tây Nam Á luôn trở thành “điểm nóng” của thế giới là vì

A. Điều kiện khí hậu ở đây nóng và khô hơn

B. Tình trạng cạnh tranh trong sản xuất dầu khí

C. Khu vực thường xuyên mất mùa, đói kém

D. Thường xảy ra các cuộc xung đột quân sự, sắc tộc lớn, kéo dài

Câu 15. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế năm 2004 của các nhóm nước

Nhóm nước
Tổng số
(tỉ USD)
Khu vực I (%)
Khu vực II (%)
Khu vực III (%)
Phát triển
32441,4​
9,7​
30,1​
60,2​
Đang phát triển
8446,4​
22,7​
28,4​
48,9​
Năm 2004, GDP theo giá thực tế của các phát triển lớn hơn các nước đang phát triển là:

A. 23995 tỉ USD, khoảng 1,8 lần

B. 32995 tỉ USD, khoảng 2,8 lần

C. 23995 tỉ USD, khoảng 3,8 lần

D. 25993 tỉ USD, khoảng 4,8 lần

Câu 16. Cho bảng số liệu:

Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của thế giới và các nước đang phát triển giai đoạn 1990 - 2004

(Đơn vị: tỉ USD)​

Năm
Khu vực
1990
2000
2004
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Thế giới3328,03427,676376,79045,39045,39316,3
Các nước đang phát triển990,4971,62372,82232,93687,83475,6
Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của các nước đang phát triển so với thế giới giai đoạn 1990 - 2004 là:

A. Biểu đồ cột chồng B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ đường

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

- Làm câu hỏi ôn tập

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 8.docx
    22.5 KB · Lượt xem: 3

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top