Văn Học

Cộng tác viên
Xu
0
Tiết 17:ÔN TẬP HỌC KÌ I



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


Củng cố các kiến thức đã học trong học kì I

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề. Phân tích và đánh giá vấn đề.

- Rèn luyện kĩ năng trực quan hóa số liệu thông qua biểu đồ

3. Thái độ, hành vi

- Xây dựng thái độ đúng đắn trong học tập và đánh giá kết quả học tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên


- BSL về kinh tế

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, vở, bút, thước kẻ, máy tính

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

-
Nêu vấn đề, tổng quát hóa nội dung

- Đàm thoại gợi mở

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức


Lớp​
Sĩ số​
Ngày dạy​
2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên của LB Nga. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế nước này.

Trả lời: Nội dung mục II trong bài học

3. Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết. (Cả lớp)
- GV hệ thống các nội dung ôn tập
- HS dựa vào kiến thức đã học, tổng hợp và trả lời.

HS nào trả lời tốt thì GV cho điểm











Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng thực hành (Cá nhân).
- GV ra bài tập: Cho BSL:
Giá trị XNK của 1 số nước năm 2004
Đơn vị: tỉ USD
Nước
Nhập khẩu​
Xuất khẩu​
Hoa Kì
1525,7​
818,5​
CHLB Đức
718,0​
911,6​
Trung Quốc
560,7​
593,4​
Nhật Bản
454,5​
565,7​
Pháp
442,0​
423,8​
a. Tính cán cân XNK của các nước.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị X- NK.
c. Nhận xét và so sánh.

- GV hướng dẫn HS nhận dạng biểu đồ và làm bài tập.
Gọi 2 – 3 HS lên bảng vẽ biểu đồ. HS ở dưới nhận xét, bổ sung
I. Lý thuyết
1. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

- Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á: Vai trò cung cấp dầu mỏ; Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố.
2. Hoa Kì
- Tự nhiên, dân cư:
- Kinh tế: Quy mô nền kinh tế. Các ngành kinh tế: Dịch Vụ, Công Nghiệp, Nông Nghiệp.
3. Liên minh Châu Âu (EU)
+ Sự ra đời và phát triển, mục đích và thể chế hoạt động của EU.
+ Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
+ Thị trường chung Châu Âu: tự do lưu thông, Euro (ơ rô) - đồng tiền chung của EU.
+ Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
+ Liên kết vùng châu Âu

II. Bài tập thực hành
1. Nhận dạng biểu đồ

- Biểu đồ cơ cấu, tỉ trọng: tròn, cột chồng, miền
- Biểu đồ tốc độ tăng trưởng: đường
- Biểu đồ so sánh: cột ghép
- Biểu đồ tình hình phát triển và cơ cấu: kết hợp
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Tính cán cân thương mại (XNK)
Cán cân XNK = giá trị XK – giá trị NK
b. Vẽ biểu đồ:
Chọn biểu đồ cột ghép
c. Nhận xét:
- Tổng kim ngạch NXK
- Giá trị XK, NK
- Cán cân XNK
4. Bài tập luyện tập

Cho BSL: Chỉ số thương mại của các trung tâm kinh tế hàng đầu TG năm 2004 (%)

Chỉ số
EU
Hoa Kì
Nhật Bản
Tỉ trọng xuất khẩu trong GDP
26,5​
7,0​
12,2​
Tỉ trọng trong xuất khẩu thế giới
37,7​
9,0​
6,25​
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng XK của các trung tâm KT trong XK của thế giới năm 2004.

b. Dựa vào biểu đồ và kiến thức đã học, chứng minh EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
 

Đính kèm

  • Địa 11, tiết 17.docx
    16.7 KB · Lượt xem: 2

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top