Ôn tập nghỉ dịch - Hóa học 11

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Câu 14: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO , CO2 . B. CO2 , SO2 , NO2 C. CO2 , CH4 , freon . D. CO2 , NO , NO2 .

Câu 15: Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình e lớp ngoài cùng là

A. ns2np2. B. ns2 np3. C. ns2np4. D. ns2np5.

Câu 16: Trong điều kiện thích hợp, CO2 không phản ứng với chất nào sau đây?

A. O2 . B. Na2O. C. Na2CO3/ H2O. D. Mg.

Câu 17: Trong điều kiện thích hợp, CO2 không phản ứng với những chất nào sau đây

A. NaHCO3/H2O . B. CaCO3/H2O. C. C. D. H2SO4 đặc.

Câu 18: Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là

A. đồng (II) oxit và mangan oxit. B. đồng (II) oxit và magie oxit.

C. đồng (II) oxit và than hoạt tính. D. than hoạt tính.
Câu 19: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo.

C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí ga.

Câu 20: ’’Nước đá khô’’ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.

Câu 21: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng

A. Dung dịch NaOH đặc. B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 22: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt.

Câu 23: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HF.

C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch H2SO4.

Câu 24: ’’Thuỷ tinh lỏng’’ là

A. silic đioxit nóng chảy. B. dung dịch đặc của Na2SiO3 và K2SiO3.

C. dung dịch bão hoà của axit silixic. D. thạch anh nóng chảy.

Câu 25: Dãy gồm các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan trong dung dịch NaOH là:

A. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2. B. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2.

C. NaHCO3, Ca(HCO3)2, Al2O3. D. Mg(OH)2, Al2O3, Ca(HCO3)2.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
. CO2 + KIỀM

Câu 1.
Hấp thụ hòan tòan 2,24 lit CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Sản phẩm thu được sau phản ứng gồm:

A. Chỉ có CaCO3 B. Chỉ có Ca(HCO3)2

C. CaCO3 và Ca(HCO3)2 D. Ca(HCO3)2 và CO2

Câu 2. Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Khối lượng của muối thu được là:

A. 3,18 gam B. 13,8 gam

C. 1,38 gam D. 31,8 gam

Câu 3. Thổi V ml CO2 (đktc) vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,02M, thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là?

A. 44,8 hoặc 89,6 B. 44,8 hoặc 224 C. 224 D. 448

Câu 4. Thổi V lit CO2 (đktc) vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 6 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dung dịch đun nóng lại có kết tủa nữa. Giá trị của V là?

A. 3,136 B. 1,334 C. 1,334 hoặc 3,136 D. 2,24

Câu 5. Cho 6,72 lit khí CO2 (đktc) vào 380 ml dd NaOH 1M, thu được dd A. Cho 100 ml dd Ba(OH)2 1M vào dd A được m gam kết tủa. Gía trị m bằng:

A. 19,7g B. 15,76g C. 59,1g D.55,16g

Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2(đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít,thu được 15,76 gam kết tủa.Giá trị của a là

A. 0,032. B. 0,048. C. 0,06. D. 0,04.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
. MUỐI CACBONAT + AXIT

Câu 1
. Cho 7 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị (II) tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thóat ra V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 9,2g muối khan. Giá trị của V là:

A. 4,48 lit B. 3,48 lit C. 4,84 lit D. 3,84 lit

Câu 2. Cho m gam hỗn hợp Na, Na2O , NaHCO3 , Na2CO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% , phản ứng kết thúc , thu được dung dịch X chỉ chứa một muối trung hòa có nồng độ % là 13,598 và 22,4 lít hỗn hợp khí Y , tỉ khối của Y so với H2 là 17,8 . Cô cạn X được 113,6 gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 68. B.96. C.106. D. 87.

DÙNG CO, H2, C KHỬ OXIT KIM LOẠI

Câu 1:ĐA07
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao.

Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.

C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 2:CĐ07 Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO

thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả

sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.

Câu 3:CĐ07 Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là (Cho H = 1; C = 12; O = 16; Fe = 56)

A. FeO; 75%. B. Fe2O3; 75%. C. Fe2O3; 65%. D. Fe3O4; 75%.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
. HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ


- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua…).

- Hóa học hữu cơ là nghành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Đặc điểm cấu tạo : Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

- Tính chất vật lý :

+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.

+ Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Tính chất hóa học :

+ Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

+ Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.

II. SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ

1. Phân tích định tính


- Mục đích : Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.

- Nguyên tắc : Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

2. Phân tích định lượng

- Mục đích : Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

- Nguyên tắc : Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C thành CO2, H thành H2O, N thành N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối lượng các nguyên tố.

III. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN)

a. Định nghĩa


- Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức đơn giản nhất

- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CxHyOzNt là thiết lập tỉ lệ :

hoặc

c. Công thức thực nghiệm (CTTN): CTTN = (CTĐGN)n (n : số nguyên dương).

2. Công thức phân tử

a. Định nghĩa


- Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

b. Cách thiết lập công thức phân tử

- Có ba cách thiết lập công thức phân tử

Cách 1 : Dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố

- Cho CTPT CxHyOz: ta có tỉ lệ



Từ đó ta có : ; ;

Cách 2 : Dựa vào công thức đơn giản nhất.

Cách 3 : Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy.

IV. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá học

2. Hiện tượng đồng đẳng, đồng phân

a. Đồng đẳng: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng.

b. Đồng phân: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.

3. Các loại công thức cấu tạo

Công thức cấu tạo khai triển : Viết tất cả các nguyên tử và các liên kết giữa chúng.

Công thức cấu tạo thu gọn : Viết gộp nguyên tử cacbon và các nguyên tử khác liên kết với nó thành từng nhóm.

Công thức cấu tạo thu gọn nhất : Chỉ viết các liên kết và nhóm chức, đầu mút của các liên kết chính là các nhóm CHx với x đảm bảo hoá trị 4 ở C.

4. Đồng phân cấu tạo

a. Khái niệm đồng phân cấu tạo

Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo.

b. Phân loại đồng phân cấu tạo

- Đồng phân cấu tạo chia làm ba loại : Đồng phân mạch cacbon ; đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức.

- Những đồng phân khác nhau về bản chất nhóm chức gọi là đồng phân nhóm chức. Những đồng phân khác nhau về sự phân nhánh mạch cacbon gọi là đồng phân mạch cacbon. Những đồng phân khác nhau về vị trí của nhóm chức gọi là đồng phân vị trí nhóm chức.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
BT LÝ THUYẾT TỔNG HỢP

Câu 1:
Để tách riêng 2 chất lỏng gồm benzen (C6H6) và nước,ta dùng cách nào sau đây?

A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết.

Câu 2: Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi không khác nhau nhiều, ta cách nào sau đây?

A. Kết tinh. B. Chưng cất thường. C. chưng cất phân đoạn. D. Chiết.

Câu 3: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đếnhalogen, S, P...

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 5: Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.

6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.

Nhóm các ý đúng là:

A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6.

Câu 6: Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :

A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.

C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.

D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Câu 7: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:

A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau.

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 9: Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2-, do đó tính chất hóa học khác nhau là những chất đồng đẳng.

C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo được gọi là các chất đồng đẳng của nhau.

D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các chất đồng phân của nhau.

Câu 10: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) được gọi là hiện tượng

A. đồng phân. B. đồng vị. C. đồng đẳng. D. đồng khối.

Câu 11: Hợp chất chứa một liên kết p trong phân tử thuộc loại hợp chất

A. không no. B. mạch hở. C.thơm. D. no hoặc không no.

Câu 12: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :

A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.

B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.

C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.

D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 13: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br-CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH.

C. CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3.

D. HgCl2, CH2Br-CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br.

Câu 14: Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6H4OH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T).

Các chất đồng đẳng của nhau là:

A. Y, T. B. X, Z, T. C. X, Z. D. Y, Z.

Câu 15: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

A. C2H5OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. CH3CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.

Câu 18.Cho dãy các chất có CTPT: C2H4, CH3Cl, glucozơ (C6H12O6), CaCO3, CO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN. Có bao nhiêu chất hữu cơ trong dãy trên ?

Câu 19.Cho dãy các chất có CTPT: CH4, CCl4, C6H12O6, CH4ON2, CH5O3N, CH8O3N2, CaC2, HCN, NaCN, C2H7N, CH3O2N. Có bao nhiêu chất hữu cơ trong dãy trên ?

Câu 21: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ?

A. Kết tinh. B. Chưng cất C. Thăng hoa. D. Chiết.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
XÁC ĐỊNH CTPT HỢP CHẤT HỮU CƠ

Câu 1:
Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là:

A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2.

Câu 2: Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậy CTPT của X là

A. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,92 g HCHC thu được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Xác định CTPT HCHC. Biết CTPT trùng với CTĐGN

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 7,75 g vitamin C (chứa C, H, O) thu được 11,62 g CO2 và 3,17 g H2O. Xác định % khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử vitamin C. Xác định ctđgn của vitamin C

Câu 5: Chất hữu cơ X có M = 123 và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với

72 : 5 : 32 : 14. CTPT của X là:

A. C6H14O2N. B. C6H6ON2. C. C6H12ON. D. C6H5O2N.

Câu 6: Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonen thuộc loại hiđrocacbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Hãy tìm CTPT của limonen, biết tỉ khối hơi của limonen so với heli bằng 34.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Bài tập về phản ứng thế, điều chế ankan

Câu 1 :
Hai hiđrocacbon X và Y có cùng công thức C5H12 tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 thì X tạo ra một dẫn xuất duy nhất còn Y thì cho bốn dẫn xuất. tên gọi của X, Y lần lượt là

2,2-đimetylpropan, 2-metylbutan.

2,2-đimetylpropan, pentan.

2-metylbutan, 2,2-đimetylpropan.

2-metylbutan, pentan.

Câu 2 : Khi cho 2-metylpentan tác dụng với clo (theo tỉ lệ 1 : 1) có ánh sáng thì số sảng phẩm monoclo có thể thu được là

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3 : Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sảng phẩm monoclo tối đa thu được là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.



Câu 4 : ĐB08 Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của

A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken.

Câu 5 : Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là

A. 3,3-đimetylhexan. B. iso-pentan.

C. 2,2-đimetylpropan. D. 2,2,3-trimetylpentan.

Câu 6 : Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ 1 :1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên gọi X là

A. 2,3-đimetylbutan. B. butan.

C. 3-metylpentan. D. 2, -metylpropan.

(trích DTTS vào các trường cao đẳng 2007)

Câu 7: Để thu được CH4 có thể dùng những cách nào sau

1) Nhiệt phân C3H8 2) Nhiệt phân butan

3) cho C2H5COONa tác dụng với vôi tôi xút 4) thủy phân Al4C3

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
Bài tập về phản ứng đốt cháy ankan

Câu 1 :
Đốt cháy hoàn toàn 0,01mol hỗn hợp hai ankan thì thu đươc 0,72 gam nước. Cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 0,3gam. B. 3,0gam. C. 0,6gam. D. 6,0gam.

Câu 2 : Một hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp, sau đó dẫn sảng phẩm cháy qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Thấy khối lượng các bình tăng lần lượt là: 16,2gam và 30,6gam. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon và % về thể tích là

A. C3H8 : 50% và C4H10 : 50% B. CH4 : 50% và C2H6 : 50%

C. C2H6 : 50% và C3H8 : 50% D. C3H8 : 40% và C4H10 : 60%

Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 7,0 mg hợp chất X thu được 11,2ml khí CO2(đktc) và 9,0mg H2O. tỉ khối hơi của X so với nitơ bằng 2,5. khi clo hóa X với tỉ lệ số mol 1 : 1 chỉ thu được sản phẩm monoclo duy nhất. X có tên là

A. metylxiclobutan. B. xiclopentan.

C. 1,2-đimetylxiclopropan. D. xiclohexan.

Câu 4 : Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon X và Y (MY > MX) thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Công thức của X là

A. C2H6. B. C2H4 . C. CH4. D. C2H2.

Câu 5: CĐ07 Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không khí (trongkhông khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí

(ở đktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là (Cho H = 1; C = 12; O = 16)

A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
HIĐROCACBON KHÔNG NO
I. BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH


Câu 1. Số đồng phân ứng với công thức phân tử C4H8 kể cả đồng phân hình học là

A. 7. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 2. Ứng với công thức C5H10, có số đồng phân cấu tạo mạch hở là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 10.

Câu 3. Anken X có 8 liên kết σ trong mỗi phân tử. Công thức phân tử của X là

A. C2H4. B. C4H8. C. C3H6. D. C5H10.

A. C4H6. B. C4H8. C. C3H4. D. C4H4.

Câu 4. Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?

A. 2–metylbut–2–en. B. 2–clo–but–1–en.

C. 2,3– điclobut–2–en. D. 2,3– đimetylpent–2–en.

Câu 5. Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.

C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 6. Khi cho but–1–en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3CH2–CHBr–CH2Br. B. CH3CH2–CHBr–CH3.

C. CH2Br–CH2CH2CH2Br. D. CH3CH2CH2–CH2Br.

Câu 7. Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 8. Cho các chất: 2–metylpropen, but–1–en, cis–but–2–en, 2–metylbut–2–en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, t°), cho cùng một sản phẩm là

A. cis–but–2–en và but–1–en.

B. but–1–en, 2–metylpropen và cis–but–2–en.

C. 2–metylbut–2–en và but–1–en.

D. 2–metylpropen, cis –but–2–en

Câu 9. Cho tất cả các đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 tác dụng với H2O (xúc tác H+, t°) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 2. B. 4. C. 6. D. 5

Câu 10. Hợp chất X có công thức phân tử C3H6, X tác dụng với dung dịch HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Vậy X là

A. propen. B. propan. C. isopropen. D. xiclopropan.

Câu 11. Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là

A. (–CH2=CH2–)n. B. (–CH2–CH2–)n. C. (–CH=CH–)n. D. (–CH3–CH3–)n.

Câu 12. Oxi hóa etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là

A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.

B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

C. hai anken. D. A hoặc B hoặc C.

Câu 13. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, với H2SO4 đặc, 170°C thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Dung dịch lấy dư dùng để làm sạch etilen là

A. brom. B. NaOH. C. Na2CO3. D. KMnO4.

Câu 14. Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 15. Cho dãy các chất sau: buta–1,3–đien, propen, but–2–en, pent–2–en. Số chất có đồng phân hình học là

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
BÀI TẬP ANKAĐIEN – ANKIN

Câu 16: có bao nhiêu ankađien liên hợp có CTPT C5H8

Có bao nhiêu ankađien liên hợp có CTPT C6H10

Câu 17: Để thu được caosu Buna từ axetilen cần thực hiện ít nhất bao nhiêu phản ứng?

Câu 3: Cho phản ứng 3C2H2 + 8KMnO4 → 3X + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O. X là chất nào sau đây?

A. HCOO-COOH B. HCOO-COOK C. KOOC-COOK D. HCOOK

Câu 18. Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π?

A. Buta–1,3–đien. B. Toluen. C. Stiren. D. Vinyl axetilen.

Câu 19. Dãy chất làm mất màu thuốc tím ở điều kiện thường là

A. Buten, metan B. Propin, etilen C. Benzen, axetilen D. Toluen, etilen

Câu 20. Cho sơ đồ: CH4 → X → Y → Z → Cao su buna. Các chất X, Y, Z thích hợp lần lượt là

A. axetilen, vinylaxetilen, buta–1,3–đien. B. eten, but–1–en, buta–1,3–đien

C. axetilen, etilen, buta–1,3–đien. D. metylclorua, axetilen, buta–1,3–đien

Câu 21. Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (theo tỉ lệ mol 1:1)?

A. CH2BrC(CH3)BrCH=CH2. B. CH2BrC(CH3)=CHCH2Br.

C. CH2BrCH=CHCH2CH2Br. D. CH2=C(CH3)CHBrCH2Br.

Câu 22. Ankađien A + Cl2 → CH2ClC(CH3)=CH–CH2Cl–CH3. Vậy A là

A. 2–metylpenta–1,3–đien. B. 4–metylpenta–2,4–đien.

C. 2–metylpenta–1,4–đien. D. 4–metylpenta–2,3–đien.

Câu 23. Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là

A. (–C2H–C(CH3)–CH–CH2–)n. C. (–CH2–C(CH3)–CH=CH2–)n.

B. (–CH2–C(CH3)=CH–CH2–)n. D. (–CH2–CH(CH3)–CH2–CH2–)n.

Câu 24. Ứng với công thức phân tử C4H6 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25. Trong phân tử ankin X, hiđro chiếm 11,111% khối lượng. Có bao nhiêu ankin phù hợp

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Câu 26. Cho phản ứng: C2H2 + H2O → A. A là chất nào dưới đây

A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.

Câu 27. Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3–C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3. X có công thức cấu tạo là

A. CH3–CAg≡CAg. B. CH3–C≡CAg. C. AgCH2–C≡CAg. D. Cả A, B, và C.

Câu 28. Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10, C4H6, C4H8, C3H4, những hiđrocacbon nào có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3.

A. C4H10, C4H8. B. C4H6, C3H4. C. Chỉ có C4H6. D. Chỉ có C3H4.

Câu 29. Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, t°), phản ứng thế với dung dịch AgNO3 /NH3.

A. etan. B. etilen. C. axetilen. D. xiclopropan.

Câu 30. Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen?

A. Ag2C2. B. CH4. C. Al4C3. D. CaC2.

Nguồn: Tổng hợp
 

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG

Dạng 1: Toán về phản ứng cộng: H2, HX, X2

Câu 1:
Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất phản ứng hiđrohoá là ?

A. 50% B. 20% C. 40% D. 25%

Câu 2: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon A và H2, tỉ khối của X so với H2 bằng 6,1818. Cho X qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y, dY/H2 =13,6. Xác định CTPT của X?

A. C3H6 B. C5H12 C. C4H6 D. C3H4

Câu 3. Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với không khí là 1. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom (dư) thì có m gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của m là

A. 8,0. B. 16,0. C. 32,0. D. 3,2.

Câu 4: Nung nóng bình kín chứa 0,5 mol H2 và 0,3 mol ankin X (có bột Ni xúc tác), sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 16,25. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với 32 gam Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của X

A. C3H4. B. C2H2. C. C5H8. D. C4H6.

Dạng 2: Toán về phản ứng cháy



Câu 1. Đốt cháy một lượng hiđrocacbon A được 22,4 lít khí CO2 (đktc) và 27 gam H2O. Thể tích O2 (đktc) tham gia phản ứng là

A. 24,8 ℓ. B. 45,3 ℓ. C. 39,2 ℓ. D. 51,2 ℓ.

Câu 2. Đốt cháy hỗn hợp gồm 2 ankin cho ra 13,2 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Khối lượng brom tối đa cộng vào hỗn hợp trên là

A. 16 gam. B. 24 gam. C. 32 gam. D. 4 gam.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình A đựng dung dịch H2SO4 đặc; bình B đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình A tăng 5,4 gam; bình B tăng 17,6 gam. Biết A không tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Chất A là

A. But–1–in. B. But–2–in. C. Buta–1,3–đien. D. B hoặc C.

Câu 4. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni xúc tác một thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hết hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt là

A. 39,6 và 23,4. B. 3,96 và 3,35. C. 39,6 và 46,8. D. 39,6 và 11,6.

Câu 5. Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2. B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4.

C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2. D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4.

Câu 6. Trong một bình kín chứa hiđrocacbon A ở thể khí (đktc) và O2 (dư). Bật tia lửa điện đốt cháy hết A đưa hỗn hợp về điều kiện ban đầu trong đó % thể tích của CO2 và hơi nước lần lượt là 30% và 20%. Công thức phân tử của A và % thể tích của hiđrocacbon A trong hỗn hợp là

A. C3H4 và 10%. B. C3H4 và 90%. C. C3H8 và 20%. D. C4H6 và 30%.

Dạng 3: Toán về phản ứng thế, điều chế…

Câu 1: Chất A có CTPT C7H8 tác dụng được với AgNO3 trong NH3(dư) được chất B. MB-MA=214. CTCT có thể có của A?

Câu 2. Dẫn 24,64 lít hỗn hợp khí etilen và axetilen đi qua dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 lấy dư, thu được 120,0 g kết tủa vàng và V lít khí thoát ra. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là

A. 11,20 lít B. 17,92 lít C. 14,56 lít D. 13,44 lít

Câu 3. Dẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm C2H2, C2H4, CH4 lần lượt qua bình 1 chứa dung dịc AgNO3 trong NH3 rồi qua bình 2 chứa dung dịch Br2 dư trong CCl4. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) các khí trong hỗn hợp A lần lượt là

A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít.

C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít.

Câu 4. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6 mạch không nhánh. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 tạo ra 292 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của X có thể là

A. CH≡CC≡CCH2CH3. C. CH≡CCH2CH=C=CH2.

B. CH≡CCH2C≡CCH3. D. CH≡CCH2CH2C≡CH.

Nguồn: Tổng hợp
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top