Tuần 16, Tiết 60 -TV:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Hệ thống kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I đẻ hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và Sử dụng đúng trong khi viết.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ ổn định tổ chức. 1’
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’
H. Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép? Lấy ví dụ?
3.Bài mới :
H: Các chủ đề Tiếng Việt đã được học trong chương trình Tiếng Việt 8?
- Thời gian: 38p’
Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................
........................................................................................................................................
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Hệ thống kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I đẻ hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức trau dồi và Sử dụng đúng trong khi viết.
4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng
2. Học sinh: Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ ổn định tổ chức. 1’
Lớp | Sĩ số | Ngày dạy | Điều chỉnh |
8A1 | |||
8A2 | |||
8A3 |
2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’
H. Nêu các công dụng của dấu ngoặc kép? Lấy ví dụ?
3.Bài mới :
* Hoạt động 1: Khởi động:.Thời gian: 1 phút
H: Các chủ đề Tiếng Việt đã được học trong chương trình Tiếng Việt 8?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
- Thời gian: 38p’
HĐ của GV | HĐ của HS | ND bài học |
H. Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa rộng? H. Khi nào thì 1 từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp? - VD: Từ giáo viên có nghĩa rộng hơn từ thầy giáo, cô giáo, nhưng lại có nghĩa hẹp hơn từ người. H. Thế nào là trường từ vựng ? (VD: Trường từ vựng chỉ các môn khoa học: Hoá học, sinh học, toán học,vật lí, văn học...) H. Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? (VD: núng nính, thướt tha, lờ đờ...) H. Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? (VD: Vo ve, róc rách, ríu rít...) H. Thế nào là từ địa phương? Ví dụ? (Từ ni, tê: này, kia -> từ địa phương miền Trung). H. Thế nào là biệt ngữ xã hội? Ví dụ? (Từ “ngỗng”: 2 -> từ dùng trong học sinh…). H. Thế nào là nói quá? Ví dụ? (Một tiếng chim kêu sáng cả rừng – Khương Hữu Dụng). H. Thế nào là nói giảm nói tránh? Ví dụ? (Sức học của em chưa phải là tốt.) H. Dựa và kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ? - Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên? Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung? -> Từ ngữ chung là: truyện dân gian, tức là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (cấp độ khái quát cao hơn). H. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh? | Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Thảo luận cặp đôi (2p) Trình bày Thảo luận cặp đôi (2p) Trình bày | A- Từ vựng: I- Lí thuyết: 1- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và trường từ vựng: - Cấp độ khái quát nghĩa của từ: + Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác. + Một từ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. + Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ có nghĩa rộng đối với những từ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác. - Trường từ vựng: Là tập hợp từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung. 2-Từ tượng hình và từ tượng thanh: - Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hành động, trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự. 3- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Từ ngữ địa phương: Là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định. - Biệt ngữ xã hội: Là các từ ngữ chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định. 4- Một số biện pháp tu từ: - Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm. - Nói giảm nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. II- Bài tập: 1- Bài 1 (T157 ): - Truyện dân gian: Truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. - Truyện thần thoại: Là truyện dân gian kể về... - Truyện truyền thuyết: Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lsử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì. - Truyện cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Truyện ngụ ngôn: Là truyện dân gian kể về... - Truyện cười: Là truyện dân gian ... 2- Bài 2 (T158 ): - Nói qúa: Tiếng đồn cha mẹ em hiền, Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ đôi. Ước gì sông hẹp một gang, Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi. |
?Tìm 5 ví dụ về trợ từ và cho biết thế nào là trợ từ? (Ví dụ: ngay, chính, có những, đích, đích thị) H: Thế nào là thán từ, cho 5 ví dụ về thán từ? (Ví dụ: a, ái ối, trời ơi, than ôi) - Cho 5 ví dụ về tình thái từ và cho biết thế nào là tình thái từ? (Ví dụ: à, ư, với, nhỉ, nhé ) ?Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ? (Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.) ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép, đó là những cách nào? ?Ta thường gặp các kiểu quan hệ ý nghĩa nào giữa các vế câu trong câu ghép? H. Viết hai câu, trong đó 1 câu dùng trợ từ và tình thái từ, 1 câu dùng trợ từ và thán từ? - HS đọc đoạn trích. - Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên? H: Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? H: Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý nghĩa cần diễn đạt hay không? H- Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép ở đoạn văn trên | Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày Viết câu Đọc Xác định Phân tích Phân tích Xác định | B - Ngữ pháp: I- Lí thuyết: 1- Từ loại: - Trợ từ: Là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - Thán từ: Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu và có thể tách ra để làm thành 1 câu đặc biệt. - Tình thái từ: Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. 2- Câu ghép: Là câu do 2 hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C - V được gọi là 1 vế câu. - Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: + Dùng các từ có tác dụng nối: dùng quan hệ từ, dùng cặp phó từ hay đại từ hô ứng. + Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. - Các kiểu quan hệ giữa các vế trong câu ghép: Quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện - giả thiết, quan hệ tương phản, quan hệ lựa chọn. quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích,... II- Bài tập: 1- Bài 1 (T158 ): - Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. (chính: trợ từ, này: thán từ). 2- Bài 2 (T158 ): - Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. - Có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn, nhưng khi đó thì mối liên hệ và sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của câu ghép. 3- Bài 3 (T158 ): - Câu ghép: câu 1 và câu 3. - Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ: cũng như, bởi vì. |
*. Hoạt động 3: Luyện tập - Thời gian: 3p? Đặt câu ghép theo yêu cầu: - Mối quan hệ giữa các về là mối quan hệ tương phản - Có sử dụng dấu ngoặc kép - Có sử dụng từ cùng trường nghĩa HS: phát biểu ý kiến các nhân GV: Bổ sung, kết luận | ||
*. Hoạt động 4: vận dụng - Thời gian: 5p? Viết một đoạn văn ngắn sử dụng nhiều nhất các kiến thức tiếng Việt đã học? HS: Viết bài và trình bày GV: Bổ sung, kết luận | ||
* Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo - Thời gian: 2pH. Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh? HS: phát biểu ý kiến các nhân GV: Bổ sung, kết luận - Học kĩ nội dung. Làm bài tập. Ôn tập kiểm tra Tiếng Việt. - Chuẩn bị bài: Giờ sau trả bài TLV số 3. |
........................................................................................................................................