Ôn tập về dấu câu, ngữ văn 8

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 15, Tiết 58- Tiếng Việt:



ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:
Nắm được các kiến thức về dấu câu một cách có hệ thống.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng và sửa các lỗi về dấu câu.

3. Thái độ: Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu.

4. Năng lực: Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng

2.HS: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi trong Sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức
:1’

Lớp
Sĩ số
Ngày giảng
Điều chỉnh
8A1​
43
/12/2018​
8A2​
42
/12/2018​
8A3​
42
/12/2018​


2/ Kiểm tra kiến thức cũ: 5’ Nêu công dụng của dấu ngoặc kép. Chữa bài tập.

3.Bài mới :

* Hoạt động 1: Khởi động:

- Thời gian: 1 phút

? kể tên các dấu câu đã học?

Giới thiệu bài :
Các em đã được tìm hiểu hệ thống các dấu trong T V. Giờ học này cô cùng các em sẽ củng cố những kiến thức

* Hoạt động 2 đã học về nội dung này qua hệ thống bài tập và sửa chữa các lỗi thường gặp .: Hình thành kiến thức

- Thời gian: 30 phút

HĐ của Giaos viên (Giao nhiệm vụ)
HĐ của HS (thực hiện nhiệm vụ)
ND cần đạt
* GV cho HĐ nhóm: 2 nhóm lớn
- Hình thức thi: Ai nhanh hơn
Giáo viên treo hai bảng phụ:
Cột A : Dấu câu - Để trống
Cột B : Công dụng - Để trống
Cột C: Ví dụ - Để trống.
Trong thời gian 8p đội nào hoàn thiện được nhiều, chính xác theo yêu cầu sẽ thắng
- GV chữa
Thảo luận nhóm
Trình bày
I Tổng kết về dấu câu


TT
Dấu câu
Công dụng
Ví dụ
1
Dấu chấmDùng để kết thúc câu trần thuậtTôi đi học.
2
Dấu chấm hỏiDùng để kết thúc câu nghi vấnLan đi học chưa?
3
Dấu chấm thanDùng để kết thúc câu cảm thán và câu cầu khiến.Trời hôm nay đẹp quá!
4
Dấu phẩyDùng để phân cách các thành phần câu và các bộ phận đồng chức trong câu.Hôm nay, trời mưa to.
5
Dấu chấm lửng- Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
- Biểu thị lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, thể hiện sự hài hước, dí dỏm.
Trong vườn trồng rất nhiều loại hoa: hoa hồng, cúc, thược dược, …
6
Dấu chấm phẩy- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7
Dấu gạch ngang- Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích trong câu.
- Đánh dấu trực tiếp lời nói của nhân vật
- Biểu thị sự liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Cuộc đua xe đạp Hà Nội – Huế – thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc.
8
Dấu gạch nốiNối các tiếng trong một từ phiên âm (Lưu ý: dấu gạch nối không phải là một dấu câu, nó chỉ là một quy định về chính tả)Mô-li-e là nhà hài kịch lớn người Pháp.
9
Dấu ngoặc đơnĐánh dấu phần có chức năng chú thích. (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).Dấu hai chấm dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
10
Dấu hai chấm- Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời dẫn đối thoại.
Mẹ hỏi con:
- Hôm nay con học bài chưa?
11
Dấu ngoặc kép- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí dẫn trong câu văn.
Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta” chính là tư tưởng “yên dân”, “trừ bạo”.


- Gọi Học sinh đọc.VD1
H. ví dụ trên thiếu dấu ở chỗ nào ?
- Sau từ "xúc động".
H. Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? Cần chú ý điều gì nữa ?
- Dùng dấu chấm. - Viết hoa chữ T.
H. Vậy trong ví dụ này người viết đã mắc lỗi gì?
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
- Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc thầm ví dụ 2
H. Dùng dấu chấm sau từ "này" là đúng hay sai?
Vì sao ?

- Sai - Vì câu chưa kết thúc- chưa đủ thành phần câu(không phải là câu đặc biệt dùng với dụng ý NT mà đây chỉ là trạng ngữ chỉ thơi gian)
H. ở chỗ này nên sử dụng dấu gì? - Dấu phẩy.
H. Lỗi của câu này là gì ?
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
? Em có nhận xét gì về lỗi ở VD1 và VD2
- Đối lập nhau ví dụ 3/151
H. Câu này thiếu dấu câu ở chỗ nào?
Viết lại cho đúng ? Viết như vậy nhằm mục đích gì?

- Thiếu dấu phẩy .
- "Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này".
- Phân định danh giới giữa các danh từ cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.(các bộ phận đồng chức trong câu)
H. ở câu văn này người viết đã mắc lỗi gì
- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
Ví dụ 34 / 151.
H. Em có nhận xét gì về cách đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này?
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai.
Vì : Đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật nên sử dụng dấu chấm .
- Dùng dấu chấm ở cuối câu thứ 2 là sai.
Vì : đây là câu nghi vấn nên sử dụng dấu chấm hỏi.
? Các vị trí đó nên sử dụng dấu gì?
- C1: dấu chấm; C2 dấu ?
H. Theo em vì sao người viết mắc phải lỗi trên ?
- Do không xác định đúng mục đích nói của câu
? Trong VD4 đã mắc lỗi gì?
? Qua phân tích 4 VD trên em thấy chúng ta thường mắc những lỗi nào khi sử dụng dấu câu?
-
học sinh ghi nhớ.
? Để đánh dấu câu thích hợp ta phải căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào nội dung câu, mích đích nói của câu, xác định được các thành phần chức năng ngữ pháp trong câu
? Khi sử dụng dấu câu đúng, phù hợp có t/dụng gì?
- Nội dung câu rõ nghĩa, diễn đạt mạch lạc
- Hình thức quyết định ndung song phải dựa vào nội dung để sử dụng dấu câu
Đọc ví dụ
Xác định

Phân tích


Phát hiện


Phân tích




Trình bày
Phát hiện

Nhận xét

Phát hiện





Phát hiện



Nhận xét







Phát hiện

Phát hiện


Khái quát


Xác định


Khái quát

II - Các lỗi thường gặp
VD1:






-Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

VD2:

- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc



VD3









- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách bf của câu khi cần thiết.




VD4




- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.




* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3: luyện tập. Thời gian:10phút
Gv chia 2 nhóm đề tài: BT1 và BT2
Lần lượt gọi Học sinh từng nhóm trình
BT1:
1. ( , );2. ( . );3.( . );4.( , );5.( : );
6.( - );7.( ! );8. ( ! ); 9.( ! );
10. ( ! );11. ( , );12. ( , );13. ( . );
14. ( , );15. ( . );16. (, ); 17. (, );
18 (, );19. (. );20. ( , );21. (: );
22. (- );23. (? );24.( ? ) ;25.( ? );
26 (! )
BT2
a. ... Mời về .... Mẹ dặn.....chiều nay.
b......sản xuất có tục ngữ " Lá lành ... lá rách.
c...Năm tháng, nhưng....
- Giáo viên đánh giá và đưa ra đáp án chính xác.
Thảo luận nhóm (3p)
Trình bày






Thảo luận nhóm (3p)
Trình bày
III-Luyện tập
BT1







BT2



Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................................
*. Hoạt động4: vận dụng
- Thời gian: 4p
? Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép (dấu hai chấm, dấu phẩy)
HS đặt câu
- GV nhận xét, sửa sai ( nếu cần)
*. Hoạt động 5: tìm tòi, sáng tạo
- Thời gian: 4p
? Viết đoạn văn có sử dụng dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc kép?
- HS viết, trình bày
- GV nhận xét, định hướng, sửa.
Học ghi nhớ. - Hoàn thiện các bài tập. chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt 45p - Soạn tiết: 61: thuyết minh về một thể loại VH
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
498

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top