Đồng chí, ngữ văn 9

Văn Học

Cộng tác viên
Điểm
1,506
Tuần 09. Tiết 43 - Văn bản:
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí”.
Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực HS:
- Đọc diễn cảm, giao tiếp, cảm thụ văn học, hợp tác....
II. CHUẨN BỊ
1. GV:
Bài soạn, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, Hình ảnh minh họa.
2. HS: Bài soạn+ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:

Lớp Ngày dạy Sĩ số Vắng –lí do Điều chỉnh
9A122,24/10/2019
9A224/10/2019
9A322/10/2019
2. Kiểm tra kiến thức cũ: 5’
* Đọc thuộc lòng 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, phân tích nhân vật LVT?
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 1 phút
HS xem video
? Em có nhận xét gì về tinh thần của những người lính bộ đội cụ Hồ trong đấu tranh?
Do đâu mà họ vượt qua được mọi khó khăn gian khổ? Đó chính là sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Để hiểu rõ hơn về thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý này cô trò chúng ta….
Lắng nghe, trả lời
Hoạt đông 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30 phút
GV chiếu chân dung Chính Hữu.
HS theo dõi phần chú thích
H. Nêu hiểu biết của em về tác giả?
Chính Hữu từ người lính trung đoàn Thủ Đô trở thành nhà thơ quân đội, ở ông có sự kết hợp hài hòa của một nhà thơ- chiến sĩ . Điều đó được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm của ông.
H: Kể tên các tập thơ của Chính Hữu?
H. Qua các tác phẩm của ông, em hãy cho biết ông chủ yếu viết về mảng đề tài nào?

- Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính & 2 cuộc kháng chiến , đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng đội , tình nghĩa quê hương , sự gắn bó giữa tiền tuyến & hậu phương…
- Với rất nhiều tác phẩm hay, tiêu biểu.
- Chính Hữu đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu những nét chung nhất về tác phẩm qua phẩn 2.
- Giới thiệu về tác giả







Trả lời
I. TIM HIỂU CHUNG
1. Tác giả.
- Tên khai sinh là Trần Đình Đắc( 1926 – 2007)
- Quê : Can Lộc – Hà Tĩnh.
- 20 tuổi tòng quân, là lính chiến sĩ trung đoàn thủ đô.
- Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ.
H: Bài thơ được sáng tác vào thời điểm nào?
Được sáng tác vào đầu năm1948, trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
H: Nêu hoàn cảnh ra đời của t/p?
Trong chiến dịch Việt Bắcấy cũng như những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu & tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Chính Hữu cùng đơn vị cũng tham gia trong chiến dịch ấy. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài thơ Đồng chí vào năm 1948, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Điều đó được ông chia sẻ:
* GV hướng dẫn đọc( Đọc nhịp thơ chậm., diễn tả tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén. 3 dòng thơ cuối đọc với nhịp chậm hơn và giọng hơi lên cao), đọc mẫu 1 lượt.
Yêu cầu HS đọc
Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ (dựa vào sgk ).






- 2 HS đọc -> Nhận xét
2. Tác phẩm.
- Được sáng tác vào đầu năm1948, trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
* Hướng dẫn HS giải thích từ khó.
? Giải thích nghĩa của từ “Đ/C” ?
Là người có cùng chí hướng, lý tưởng, người cùng ở trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là đ/c.
Đọc phần giải nghĩa từ.
? Theo em trong các phương thức biểu đạt trên, phương thức nào là cơ bản ? Vì sao ?
(Biểu cảm. Vì : Bài thơ tập trung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí Các yếu tố tự sự miêu tả chỉ có tính chất phụ )
H. Bài thơ được sáng tác theo thể loại nào?
- Thể thơ tự do. (các câu thơ có sự dài ngắn khác nhau làm nổi bật cảm xúc của tác giả, khi dồn nén khi mênh mông dàn trải)
Trả lời* Phương thức biểu đạt:
Tự sự kết hợp với miêu tả & biểu cảm

- Thể thơ: Tự do
H: Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính từng phần ?
* Chia làm ba đoạn :
- Đ1 : 7 dòng thơ đầu -> Cơ sở của tình đồng chí.
- Đ2 : 10 dòng tiếp -> Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
- Đ3: Còn lại -> Biểu tượng của tình đồng chí.
-Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời


- Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
*Đọc 7 câu thơ đầu
GV chiếu 7 câu thơ đầu.
H.Mở đầu bài thơ t/g đã giới thiệu về quê hương các anh bộ đội ntn?
H. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ?

Sử dụng thành ngữ .
H. Qua những thành ngữ này em hiểu như thế nào về quê hương của những người lính?(tích hợp địa lí)
- Nước mặn đồng chua: vùng đất bị nhiễm mặn và vùng đất phèn có độ chua cao à đất xấu khó trồng trọt.
- Đất cày lên sỏi đá: Vùng đất khô cằn bạc màu, cây trồng không sống được.
GV bổ sung: Anh là người nông dân nghèo ở dải đồng bằng chiêm trũng. Còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc khô cằn sỏi đá .
?Qua đó em có suy nghĩ gì về h/c xuất thân của tình đ/c?
- Họ đều là những người nông dân trên các miền quê nghèo khó ->
GV bổ sung: Bên cạnh việc nêu lên cơ cở đầu tiên hình thành tình đồng chí, hai câu thơ đầu tiên này còn gợi lên không khí cách mạng của thời đại, một thời đại cả nước ra trận, hi sinh cái riêng tư vì lợi ích chung cho nền độc lập tự do của dân tộc. Đó là cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân, lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời. Nói như Nguyễn Đình Thi:” Ôm đất nước những người áo vải/ Đã đứng lên thành những anh hùng”. …
H: Trong hai câu thơ có sự thay đổi như thế nào về mối quan hệ của anh và tôi?
Từ xa lạ à quen nhau
H: Vì sao từ xa lạ họ lại thành quen nhau?
Cùng ra trận nhập ngũ
? Điều gì đã thôi thúc những người nông dân từ bỏ những mảnh vườn, mảnh ruộng, từ bỏ căn nhà, làng quê của mình để ra đi nhập ngũ?
- Lòng yêu nước, bảo bệ nền độc lập còn non trẻ
Gv chuyển:Trong chiến đấu họ đã gắn kết nhau như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ tiếp.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ Súng...đầu?
Điệp ngữ.
H: Với NT điệp ngữ lời thơ gợi một cảnh tượng như thế nào ?
- Đội ngũ sát cánh, trùng điệp trong đấu tranh.
H: Ngoài ý nghĩa tả thực, hình ảnh thơ còn mang ý nghĩa nào khác?
- Ý nghĩa tượng trưng: (Súng: cùng chung nhiệm vụ chiến đấu; Đầu: cùng chung lý tưởng)
H:Từ đó cho thấy tình đồng chí được hình thành trên cơ sở nào ?
H: Theo em chi tiết đêm rét chung chăn gợi cho em suy nghĩ gì về hiện thực cuộc k/c?
- Gian khô, thiếu thốn về vật chất của cuộc kháng chiến
? Hình ảnh chung chăn ngoài gợi tả những khó khăn của cuộc k/c nó còn có ý nghĩa nào khác không?
- Chia sẻ, gắn bó trong khó khăn gian lao.​
H: Em hiểu thế nào là đôi tri kỉ?
- Hiểu bạn như hiểu chính mình, chia sẻ mọi tâm tư, tình cảm, xóa nhòa đi mọi khoảng cách.
H: Qua đó ta có thêm
một cơ sở nào của tình đồng chí ?

-> Từ tình bạn tri kỷ trở thành tình đồng chí.
? Theo em chúng ta có thể thay thế từ đôi bằng từ hai được không? Vì sao?
Không.

- Hai và đôi đều chỉ số lượng giống nhau. Nhưng hai đơn thuần chỉ chỉ số lượng còn đôi: trong số lượng ấy nó ẩn chứa sự gắn bó khó có thể tách rời. Tôi với anh tuy hai mà một, tuy một mà hai. Chính từ sự phát triển của mối quan hệ gắn bó đó mà họ đã trở thành đồng chí.
GV phát phiếu học tập
H. Nhận xét dòng thơ thứ 7 có gì khác với các dòng thơ khác? ( số lượng? Hình thức? Kiểu câu?
H: Dụng ý của nhà thơ?

GV: Câu thơ không chỉ đặc biệt về hình thứ mà còn đặc biệt về cả nội dung.
- Nó là một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định.
- Nó là bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ.
- Nó thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành, mãnh liệt của một thứ tình cảm thiêng liêng sâu nặng như Chính Hữu từng tâm sự.

GV bình hết bài: Như vậy đoạn thơ đã lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời tác giả cho thấy một sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những người đồng chí đồng đội sống chết có nhau. Khi tình Đ/C đã được hình thành biểu hiện cụ thể của nó ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết sau.
- Đọc

Suy nghĩ trả lời




Phát hiện, trả lời











Khái quát, trả lời



























Phát hiện, trả lời




Suy nghĩ trả lời

Phát hiện, trả lời

Suy nghĩ trả lời

Khái quát

Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời
1. Cơ sở của tình đồng chí

































- Cùng chung giai cấp xuất thân: nông dân nghèo.















- Cùng chung một mục đích, nhiệm vụ: sát cánh bên nhau chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp đó là đấu tranh giải phóng dân tộc.



- Cùng chia ngọt sẻ bùi trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ.
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian 3 phút
Gọi HS đọc diễn cảm bài thơĐọc diễn cảm
Hoạt động 4: Vận dụng. Thời gian 3 phút
Em hãy liên tưởng đến hình ảnh anh bộ đội trong xã hội hôm nay và so sánh điểm giống và điểm khác qua học đoạn thơ đầu? Từ đó thấy được trách nhệm gì của thanh niên ngày nay với nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển, sáng tạo. Thời gian Về nhà
Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về cở sở hình thành tình đồng chí.
RÚT KINH NGHIỆM:....................................................................................................................................................
 

Đính kèm

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Văn Học,
Trả lời
0
Lượt xem
658

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top