Tuần 9.Tiết 44, Văn bản:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí”.
Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: Đọc diễn cảm, giao tiếp, cảm thụ văn học, hợp tác....
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bài soạn, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, Hình ảnh minh họa.
2. HS: Bài soạn+ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
* Đọc thuộc lòng văn bản “Đồng chí”?
? Nêu cơ sở xuất thân của tình đ/c?
3.Bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM:
...............................................................................................................................................................................................................
ĐỒNG CHÍ (Tiết 2)
(Chính Hữu)
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội của họ được thể hiện trong bài thơ “Đồng chí”.
Nắm được đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ : chi tiết và hình ảnh tự nhiên, bình dị mà cô đọng, giàu sức biểu cảm.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực HS: Đọc diễn cảm, giao tiếp, cảm thụ văn học, hợp tác....
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Bài soạn, SGK, SGV, hệ thống câu hỏi, Hình ảnh minh họa.
2. HS: Bài soạn+ SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. ổn định tổ chức: 1’
Lớp | Ngày dạy | Sĩ số | Vắng –lí do | Điều chỉnh |
9A1 | ||||
9A2 | ||||
9A3 |
* Đọc thuộc lòng văn bản “Đồng chí”?
? Nêu cơ sở xuất thân của tình đ/c?
3.Bài mới.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động. Thời gian: 2 phút | ||
Giờ học trước chúng ta đó tìm hiểu cơ sở của tình đồng chí.Giờ học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại. | Lắng nghe | |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Thời gian: 30’ | ||
* Gọi HS đọc phần còn lại . GV: Trong những lời thơ tiếp theo, cảm nghĩ của nhà thơ hướng về các biểu hiện cụ thể của tình đồng chí . ?Lúc này, những đồng chí của tác giả là ai ? (Là những người lính chống thực dân Pháp) H. Người lính tâm sự với nhau những gì? * Những tâm tư tình cảm Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính H. Những tâm tư tình cảm đó thể hiện điều gì? (Họ có hiểu nhau k?) - Hiểu biết về cuộc đời tư nỗi lòng của nhau, sự lo lắng của nhau, họ sẵn sàng từ giã những gì thân thiết với bao nỗi nhớ nhung sâu lắng ra đi vì nghĩa lớn. Họ chia sẻ những tâm sự kín đáo.. H. Tại sao t/g lại viết là gian nhà không mà không viết là gian nhà trống, gian nhà xiêu? - “Gian nhà không” rất gợi - có thể là nhà không có gì khác nữa, vừa diễn tả cái nghèo. H. Từ mặc kệ có phải chứng tỏ người lính vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với gia đình? ý kiến của em ntn? - Quyết tâm dứt khoát ra đi đánh giặc ?Biện pháp nghể thuật đựơc sử dụng trong đoạn thơ này? -Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ. => t/c con người được bộc lộ kín đáo qua những sự vật quen thuộc. H: Hai câu thơ: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng chán đẫm mồ hôi” hiện thực nào được phản ánh? - Bệnh sốt rét rừng hành hạ. ? Họ cùng trải qua những khó khăn gian khổ thiếu thốn như thế nào? Ao anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Chân không giày
Gợi cách hiểu và hiện thưc và tình cảm của những người lính như thế nào? - Trong gian khổ vẫn có những tiếng cười. - Những bàn tay truyền hơi ấm sang nhau -> Sự động viên sưởi ấm của tình đồng chí, câu thơ vừa nói lên t/c gắn bó sâu nặng vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình đ/c... H: Qua đoạn thơ em cảm nhận được những tình cảm nào của tình đồng chí? - Tình thương chân thành, mộc mạc ( đồng cảm, đồng đau , đồng khổ, đồng thương) H: Nhận xét cách miêu tả cấu trúc các câu thơ? -Tả thực h/a cụ thể chân thực đến từng chi tiết => cuộc sống quân ngũ thời kỳ đầu k/c khó khăn gian khổ thiếu thốn. Những câu thơ sóng đôi đối ứng nhau diễn tả sự gắn bó chia xẻ sự giống nhau của mọi cảnh ngộ => câu thơ có giá trị gợi cảm cao. * HS đọc 3 dòng thơ cuối. H. Cảm nhận của em về sức mạnh của tình đồng chí ở 3 câu cuối bài thơ? -Truyền cho nhau hơi ấm nơi chiến trường H. Hình ảnh thơ? Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo => HS trao đổi tìm ra vẻ đẹp trong 2 câu thơ này. Giáo viên bình Súng / Trăng Gần / Xa Hiện thực / Trữ tình Chiến sĩ / Thi sĩ * HS quan sát bức tranh. =>Sức mạnh của tình đ/c giúp họ vượt qua mọi khó khăn và bên cạnh họ còn có vầng trăng => chất trữ tình lãng mạn. - Câu thơ cuối cũng là nhan đề của tập thơ. * Gọi HS đọc ghi n | - đọc phần 2 * HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời. - Nêu nhận xett - HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời. HS thảo luận 5 Trả lời, bổ sung. HS đọc 3 câu thơ cuối -Trả lời HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời. HS Hoạt động cá nhân phát hiện, trả lời. * HS thảo luận, trả lời Khái quát. HS đọc ghi nhớ. | II. Đọc - hiểu văn bản 2. Biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. - Cảm thông sâu xa những tâm tư thầm kín, nỗi lòng của nhau: chung một nỗi niềm nhớ quê hương. -> Hi sinh hạnh phúc cá nhân vì việc lớn. - Sức mạnh của tình đống chí giúp người lính sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn.
+ Câu thơ sóng đôi. + Ngôn ngữ giản dị, chân thực. 3.Ba thơ cuối. Là biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí. III.Tổng kết Ghi nhớ SGK/131 |
Hoạt động 3: Luyện tập. Thời gian: 5’ | ||
?Vì sao t/g lại đặt tên cho b/thơ về tình đồng đội của những ng lính là Đồng chí? Vì đồng chí là cùng chung 1 chí hướng, 1 lí tưởng. Ngoài ra, đây cũng là cách xưng hô của những ng cùng trong 1 đoàn thể CM.Vì thế, đồng chí là mức độ cao nhất sâu sắc nhất | HS suy nghĩ trả lời | III. Luyện tập |
Hoạt động 4 : Vận dụng (5’) | ||
Tìm những bài thơ cũng viết về tình đồng chí, đồng đội trong chiến tranh | Hoạt động cá nhân phát hiện, trình bày | |
Hoạt động 5: mở rộng, bổ sung, phát triển. Thời gian về nhà | ||
?Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ |
...............................................................................................................................................................................................................