Phân biệt 1 số nghề dịch vụ qua đặc điểm đặc trưng, lớp 5 tuổi

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
1. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức
: Trẻ phân biệt được 1 số nghề dịch vụ trong xã hội thông qua đồ dùng snr phẩm của nghề.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp rõ ràng mạch lạc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Thái độ: Thông qua đó giúp trẻ biết lợi ích các nghề và yêu quý các sản phẩm của các nghề.

2. Chuẩn bị:

- Nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.

- Tranh vẽ đồ dùng dụng cụ của nghề bán hàng, may, cắt tóc.

- Vòng thể dục, lô tô đồ dùng của nghề may, cắt tóc, bán hàng.

- 3 ngôi nhà.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cho Trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trò truyện về nội dung bài hát?
- Giao dục trẻ yêu quí kính trong giữ gìn sản phảm các nghề làm ra.
2. HĐ2: Phân biệt 1 số nghề dịch vụ qua đặc điểm đặc trưng.
-
Cô chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội 1 bức tranh về đồ dùng của các nghề.
- Đội 1 tranh đồ dùng của nghề bán hàng.
- Đội 2 tranh đồ dùng của nghề may.
- Đội 3 tranh nghề cắt tóc.
- Thời gian thảo luận là 5 phút sau 5 phút đôi trưởng cácđội lên trình bày?
- Xin mời các bạn đội 1.
- Các bạn khác có ý kiến bổ xung?
- Xin mới các bạn đội 2
- ý kiến bổ xung đội khác
- Xin mời ý kiến của đội 3.
- Cô gọi nhiều trẻ có ý kiến bổ xung.
- Cô chốt lại câu trả lời của trẻ.
* Trò chơi: đội nào giỏi
- Phía trên cô chuẩn bị đồ dùng củ các nghề, nhiệm vụ của các bạn lên chơi là bật qua vòng lên chọn đồ dùng đúng với nghề dán lên bảng.
- Cho trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- TC2: Về đúng nhà
- Phía trên có 3 ngôi nhà, ngôi nhà 1 chứa đồ dùng của nghề bán hàng, ngôi nhà 2 chưa sản phẩm và đồ dùng nghề may, ngôi nhà 3 chứa đồ dùng nghề cắt tóc.
- Cô phát cho mỗi bạn 1 lô tô đồ dùng các nghề bạn có lô tô đồ dùng nghề nào về đúng ngôi nhà chứa đồ dùng đó.
- Cho trẻ chơi
- Đông viên khuyến khích trẻ
3. HĐ3: Kết thúc
- Nhận xét tuyên dương, cất đồ dùng ra chơi.

-Trẻ hát.

- Trẻ trò truyện cùng cô

- Trẻ lắng nghe



- Đội trưởng lên nhận tranh




- Trẻ thảo luận
- Trẻ trình bày theo khả năng
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên trình bày

- Trẻ lên trình bày
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.





- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi


- Trẻ cất dọn đồ dùng ra chơi.
II. Hoạt động vui chơi ngòai trời:

- HĐCCĐ: Nhặt lá sân trường

- TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, bịt mắt bắt dê.

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi cô mang theo.

1.Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức:
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường biết công việc của các cô bác lao công từ đó hình thanh ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, bỏ rác đúng nơi qui định, chơi trò chơi đúng luật.

- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

2. Chuẩn bị:

- Sân cho trẻ vui chơi, 1 số đồ dùng cô mang theo như bóng vòng phấn…

3.Tổ chức hoạt động:

1.Hoạt động 1
: Gây hứng thú

- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ra sân và hát bài “cháu yêu cô chú công nhân”

- Đàm thoại về nội dung bài hát.

- Dẫn trẻ đến khu vực vui chơi.

2.Hoạt động 2: Nhặt lá sân trường

- Các con thấy không khí hôm nay như thế nào? Rất trong lành và sạch sẽ ạ.

- Các con có biết nhờ ai mà chúng mình mới có cảm giác thoải mái khi hít gió trời không? Nhờ bác bảo vệ đã vệ sinh trường ạ.

- Để có được không khí trong lành như vậy mỗi chúng ta ai cũng phải có ý thức giữ gìn vsmt.

- Các con nhìn xem trên sân trường mình có gì kia? Có lá ạ.

- Vậy các con có muốn nhặt lá để giữ vệ sinh môi trường không? Có ạ.

- Vậy cô mời các con chúng mình cùng đến nhặt lá để giữ cho môi trường của chúng ta luôn sạch sẽ nào?

- Cô cho trẻ nhặt lá sân trường. trẻ nhặt

- Các con ạ những chiếc lá này chúng mình có thể làm được con vật gì nhỉ? Con nghé ọ ạ.

- Đúng dồi bây giờ cô mời các con về tổ của mình để chúng mình cùng làm con nghé ngọ nhé? Vâng ạ.

- Cô hướng dẫn trẻ làm động viên khuyến khích trẻ.

- Giao dục trẻ nhặt lá bỏ đúng nơi qui định. Khi nhặt lá bàn tay của chúng mình rất giơ bẩn nên các con không được bôi lên quần áo như vậy xẽ làm bẩn quần áo đấy.

3.HĐ3: TCVĐ

-Trò chơi 1: Dung dăng dung dẻ


- Cách chơi: Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “ Dung dăng dung dẻ” và đưa tay sang 2 bên theo nhịp câu thơ, đến câu cuối cùng ngồi thụp xuống đây trẻ ngồi xuống và làm động tác đi ngủ. cô nói trời sáng rồi, trẻ làm động tác gà gáy

- Cho trẻ chơi 2,3 lần

-Trò chơi 2: Bịt mắt bắt dê

- Cách chơi: Cô mời 2 trẻ lên chơi 1 bạn đóng vai dê 1 bạn đóng vai người thợ săn, các bạn khác đứng thành hình vòng tròn, bạn đóng vai bác thợ săn bịt mắt còn bạn dê sẽ kêu be be để bác thợ săn đi tìm.

- Luật chơi: Bạn dê mà bị bắt sẽ phải làm bác thợ săn

- Cho trẻ chơi

- Động viên khuyến khích trẻ chơi

*Chơi tự do:

-
Cô giới thiệu đồ chơi ngoài trời “Cầu trượt, đu quay, bập bênh…” và đồ chơi cô mang theo như bóng vòng phấn…

- Cô cho trẻ về góc chơi mà trẻ thích.

- Cô nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng đoàn kết không sô đẩy nhau.

- Cô bao quát trẻ chơi, động viên khuyến khích trẻ.

3. HĐ3: Kết thúc

- Tập trung trẻ cho trẻ đi vệ sinh, điểm danh vào lớp.

III .Hoạt động chiều:

- Ôn củng cố hoạt động sáng.

- Làm quen bài hát “Cháu yêu cô thợ dệt”

- Cho cả lớp ôn lại các chữ cái đã học.

- Chơi trò chơi dân gian.

- Nêu gương cuối ngày-kiểm tra vệ sinh-điểm danh-trả trẻ

* Nhận xét cuối ngày:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nguồn TH
 
Sửa lần cuối:

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời
0
Lượt xem
552

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top