1. Mục tiêu cần đạt:- Kiến thức: Trẻ biết phân biệt các bộ phận trên cơ thể, biết chức năng hoạt động chính của chúng, và tác dụng của chúng với cơ thể.
- Kĩ năng: Trẻ trả lời rõ ràng mạch lạc câu hỏi của cô, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn kỹ năng vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Thái độ: Biết yêu quý giữ gìn vệ sinh các giác quan trên cơ thể. Hứng thú tham gia các hoạt động
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh các bộ phận trên cơ thể cho trẻ quan sát
- Hệ thống câu hỏi để đàm thoại với trẻ.
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.HĐ1: Gây hứng thú - Cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”. - Giao dục trẻ giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể 2.HĐ2: Phân biệt các bộ phận chức năng hoạt động chính của các bộ phận trên cơ thể. - Cô chia lớp thành 3 đội và phát cho mỗi đội một bức tranh về các bộ phận trên cơ thể cho trẻ quan sát và thảo luận. + Đội một: Tranh về các bộ phận mắt, tai, miệng, lưỡi, mũi. + Đội hai: Tranh vẽ cánh tay, bắp tay, khửu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay. + Đội 3: Tranh vẽ đùi, đầu gối, bắp chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân. - Sau thời gian thảo luận cô mời các bạn đội trưởng lên trình bày. - Xin mời các bạn đội một, đội con nhận được bức tranh gì? - Cô gọi một vài trẻ lên bổ xung ý kiến - Động viên khuyến khích trẻ - Cô chốt lại câu trả lời của trẻ. - Cho trẻ xem băng hình về chức năng hoạt động của các bộ phận để củng cố lại kiến thức - Đội hai lên trình bày, xin mời bạn đội trưởng đội hai. - Cô gọi trẻ khác bổ xung ý kiến - Động viên khuyến khích trẻ - Cô chốt lại câu trả lời của trẻ. Đếm ngón tay - Cho trẻ xem băng hình về chức năng hoạt động của các bộ phận đó để củng cố kiến thức cho trẻ. - Đội 3 lên trình bày - Gọi vài trẻ khác có ý kiến bổ xung - Động viên khuyến khích trẻ - Cô chốt lại: Câu trả lời của trẻ. Đếm ngón chân - Để các bộ phận trên cơ thể phát triển khỏe mạnh chúng mình phải làm gì? - Đúng rồi đấy chúng mình phải giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay chân và vệ sinh các giác quan để cơ thể khỏe mạnh các con có đồng ý không? * Trò chơi: “Ai nhanh nhất” - Cách chơi: Cô nói tên bộ phận nào trên cơ thể trẻ chỉ nhanh vào bộ phận đó. - Cho trẻ chơi 2,3 lần - Động viên khuyến khích trẻ chơi. * TC2: Vẽ bộ phận còn thiếu trên cơ thể - Cô phát tranh cho trẻ vẽ bộ phận còn thiếu và tô màu - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ 3.HĐ3: Kết thúc - Cho trẻ hát bài “ Cái mũi” ra chơi | - Trẻ hát - Trẻ lắng nghe - Đội trưởng lên nhận tranh - Đội con nhận được tranh vẽ mắt, mũi, tai, miệng, lưỡi. - Mắt có hai mắt dùng để nhìn, tai có hai tai dùng để nghe, mũi có hai lỗ mũi dùng để thở, và miệng có răng dùng để nhai, lưỡi có tác dụng cảm nhận vị của thức ăn ạ... - Con thấy miệng còn dùng để nói, hát đọc thơ ạ...... - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem - Đội con nhận được bức tranh vẽ cánh tay, khửu tay giúp tay cử động được và bắp tay, cổ tay, bàn tay, trên bàn tay có mu bàn tay, lòng bàn tay và các ngón tay ạ.... - Con thấy trên các ngón tay còn có đốt tay giúp cho bàn tay cầm nắm được rễ ràng ạ.... - Trẻ lắng nghe, trẻ đếm - Trẻ chơi - Trẻ xem - Đội con nhận được tranh vẽ đùi, đầu gối, bắp chân, cổ chân, bàn chân, trên bàn chân có ngón chân ạ.... - Con thấy đầu gối có tác dụng giúp cho chân có thể co duỗi dễ ràng ạ.... - Trẻ lắng nghe. Trẻ đếm - Phải giữ gìn sạch sẽ ạ - Có ạ - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ vẽ - Trẻ hát ra chơi. |
- HĐCCĐ: Quan sát thời tiết mùa thu
- TCVĐ: Chi chi chành chành, mèo đuổi chuột...
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi cô mang theo.
1.Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Trẻ biết thời tiết mùa thu mát vào buổi sáng và có nắng nhẹ vào buổi trưa và chiều, thời tiết mùa thu rất rễ chịu….
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng quan sát, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc, rèn khả năng tư duy khám phá SVHTXQ.
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ chơi đoàn kết không sô đẩy nhau..
2. Chuẩn bị:
- Sân bãi phẳng sạch sẽ cho trẻ chơi
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng.
3. Tổ chức hoạt động:
HĐ1: Gây hứng thú
- Cho cả lớp hát bài “Em thêm một tuổi” xếp hang ra sân.
- Đàm thoại về nội dung bài hát
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
HĐ2: Quan sát thời tiết mùa thu.
- Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? Rất mát mẻ ạ
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát và đưa ra ý kiến của mình về thời tiết hôm nay nhé? Vâng ạ
- Cô cho trẻ quan sát 4-5 phút sau đó gọi trẻ nhận xét. Trẻ nhận xét
- Con thấy thời tiêt mùa thu ntn? Con thấy thời tiết rất rễ chịu mát mẻ ạ….
- Còn con? Con thấy mùa thu có nắng nhẹ không gay gắt như mùa hè ạ
- Cô gọi nhiều trẻ trả lời
- Cô chốt lại: Mùa thu nắng nhẹ không gay gắt giống như mùa hè, nhưng các con phải nhớ đội mũ nón khi ra trời nắng nhé.
- Giao dục trẻ: Biết giữ gìn sức khỏe để không mắc bệnh khi thời tiết giao mùa.
HĐ3: TCVĐ
*Trò chơi tĩnh: Chi chi chành chành
- Cách chơi: Ngửa lòng bàn tay trái dùng ngón trỏ của bàn tay phải đặt vào lòng bàn tay trái và đọc bài đồng dao chi chi chành chành.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. Trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
*Trò chơi động: Mèo đuổi chuột
- Cách chơi: Cho trẻ xếp thành hình vòng tròn tay đưa cao, cô mời 2 trẻ 1 bạn đóng vai chuột 1 bạn đóng vai mèo đứng giữa vòng tròn, khi có hiệu lệnh mèo đuổi chuột bạn nào đóng vai mèo phải đuổi bạn chuột.
- Luật chơi: Chuột luồn hang nào thì mèo phải đuổi hang đó.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần. Trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
*Chơi tự do:
- Cô giới thiệu các đồ chơi trong sân trường, đồ chơi cô mang theo.
- Hướng dẫn trẻ chơi nhẹ nhàng, chơi đoàn kết không sô đẩy nhau.
- Cho trẻ về các góc chơi mà trẻ thích.
- Cô bao quát trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi chơi.
* Kết thúc: Hết giờ chơi cô tập trung trẻ điểm danh cho trẻ xếp hàng đi vệ sinh rửa tay vào lớp.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Làm quen với bài hát mới “Tay thơm tay ngoan”
- Cho trẻ chơi tự do các góc, rèn kĩ năng chơi cho trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cho trẻ đọc thơ, chơi các trò chơi dân gian, kéo co, nu na nu nống...
- Nêu gương cuối ngày, KTVS, ĐD, trả trẻ.
* Nhận xét:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguồn TH
Sửa lần cuối: