Phân biệt khối cầu khối trụ, lớp 5 tuổi

Thần Đồng

Moderator
Xu
0
1.Mục tiêu:

- Kiến thức:
Trẻ phân biệt khối cầu khối trụ, biết đặc điểm nổi bật khối cầu khối trụ.

- Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng so sánh, phân biệt khối cầu, khối trụ.

- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

2.Chuẩn bị:

- Qủa bóng, hộp sữa, trống, khối cầu, khối trụ.

- Vòng, các hình khối cho trẻ chơi xây nhà.

3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1: Gây hứng thú + Ôn nhận biết khối cầu trụ
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Kéo cưa lừa sẻ”
- Trò truyện với trẻ về 1 số nghề.
- Các cô chú công nhân gửi tặng quà cho lớp mình.
- Mời 1 trẻ lên mở hộp quà
- Cho cả lớp đọc tên hình khối trong hộp quà.
2.HĐ2: Phân biệt khối cầu khối trụ
- Chúng mình chọn khối giống cô nào?
- Cho cả lớp đọc “khối cầu”
- Chúng mình sờ xung quanh khối cầu ai có nhận xét gì?

- Trong rổ của các con còn có khối gì nữa?
- Cho cả lớp đoc
- Dùng tay sờ vào đường bao quanh của khối trụ các con thấy thế nào?
- Các con có muốn chơi với 2 khối này không?
* Cho trẻ lăn khối cầu và khối trụ:
- Chúng mình cùng lấy khối cầu ra để lăn nào?
- Khi lăn khối cầu các con thấy thế nào?
- Lăn về phía trước sau, phải trái có lăn được không?
- Lấy khối trụ ra và lăn nào?
- Các con thấy khối trụ lăn ntn?
- Khối trụ lăn được về phía nào?
- Cùng lăn về phía phải trái các con thấy thế nào?
- Tại sao khối trụ lại không lăn được về phía phải trái.
- Vậy chỉ lăn được về mấy phía?
- Tại sao khối cầu khối trụ lại lăn được.
*Cho trẻ xếp chồng khối lên nhau và nhận xét?
- Xếp chồng khối trụ
- Các con thấy thế nào?
- Vì sao lại chồng được lên nhau?
- Xếp khối cầu:
- Có chồng được không?
- Tại sao lại không chồng được.
* So sánh khối cầu và trụ giống và khác nhau ở điểm gì?
- Cô chốt lại: khác nhau khối cầu không chồng lên nhau, khối trụ chồng lên nhau, khối cầu tròn, còn khối trụ có 2 mặt phẳng. khối cầu lăn được mọi phía khối trụ không lăn được mọi phía.
- Giống nhau: đều có đường bao quanh và đường cong cùng lăn được.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
- Lần 1: Cô nói tên khối trẻ tìm giơ lên và đoc.
- Lần 2: Cô nói đặc điểm khối trẻ tìm giơ lên và đọc.
-TC2: Bé tài năng
- Cô cho trẻ bật qua vòng lên lấy khối và xây ngôi nhà.
3. HĐ3: Kết thúc
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi
- Động viên khuyến khích trẻ
- Cất dọn đồ dùng chuyển hoạt động khác.


- Trẻ chơi
- Trẻ trò truyện cùng cô


- Bạn thúy lên mở

- Trẻ đọc

- Trẻ chọn
- Trẻ đọc

- Đường bao quanh khối cầu là đường cong ạ
- Khối trụ ạ
- Trẻ đọc

- Khối trụ có 2 mặt phẳng ở 2 đầu

- Có ạ


- Trẻ lăn
- Khối cầu lăn được về mọi phía.

- Có a
- Trẻ lăn
- Không lăn được về mọi phía
- Về phía trước và sau ạ

- Không lăn được ạ

- Vì có 2 mặt phẳng ạ
- 2 phía ạ
- Vì có đường bao quanh là đường cong

- Trẻ xếp
- Chống được ạ
- Vì có 2 mặt phẳng ạ
- Trẻ xếp
- Không ạ
- Vì đường bao quanh là đường cong

- Trẻ trả lời theo khả năng




- Trẻ lắng nghe






- Trẻ chơi


- Trẻ chơi

- Trẻ kiểm tra cùng cô

- Trẻ cất don đồ dùng chuyển hoạt động.
II. Hoạt động vui chơi ngoài trời:

-
HĐCCĐ: Lắng nghe các âm thanh trong trường.

- TCVĐ: Quay bánh xe, chơi trò chơi dân gian.

- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.

1.Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức
: Trẻ lắng nghe và biết được các âm thanh khác nhau trong sân trường, tiếng gió thổi vi vu, tiếng chim hót…

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định, kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc

- Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, chơi vui vẻ đoàn kết.

2. Chuẩn bị:

- Sân chơi sạch sẽ, sắc sô. Trang phục cô và trẻ gọn gàng.

3. Tổ chức hoạt động:

1.Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ xếp 2 hàng đọc bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ra sân. Trẻ đọc

- Dẫn trẻ đến khu vực quan sát.

2.Hoạt động 2: lắng nghe các âm thanh trong trường.

- Các con hãy lắng nghe xem trong sân trường có âm thanh gì? Trẻ lắng nghe

- Cô gọi vài trẻ nhận xét? Con nghe thấy có tiếng gió thổi vi vu ạ

- Còn con, con nghe thấy gì? Con nghe thấy có tiếng chim hót ạ

- Cô gọi nhiều trẻ nói lên những gì mà trẻ nghe thấy?

- Động viên khuyến khích trẻ.

* Trò chơi dân gian: “Chi chi chành chành”

- Cho trẻ chơi 2,3 lần. Trẻ chơi

* Trò chơi 2: “Quay bánh xe”

- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm( trong đó 1 nhóm nhiều hơn, xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm, quay mặt vào trong. Khi nghe cô gõ xắc xô, trẻ cầm tay nhau chạy thành vòng tròn theo hướng ngược nhau, làm bánh xe quay. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ (cô gõ lúc nhanh lúc chậm để các cháu phản ứng theo đúng nhịp).

- Cô tổ chức cho trẻ chơi. Trẻ chơi

- Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.

*Chơi tự do: Cô giới thiệu một số đồ chơi và hướng dẫn trẻ chơi như, nhặt lá xếp hình, chơi đu quay, cầu trượt.

- Cho trẻ chơi các góc theo ý thích.

- Cô bao quát trẻ chơi, chú ý đảm bảo an toàn trong khi chơi.

3.HĐ3: Kết thúc

-
Cô tập trung trẻ, kiểm tra sĩ số, nhận xét và cho trẻ đi vs nhẹ nhàng vào lớp.

III. Hoạt động chiều:

- Ôn củng cố hoạt động sáng.

- Rèn kỹ năng rửa mặt cho trẻ.

- Chơi trò chơi dân gian.

- Chơi tự do các góc.

- Nêu gương cuối ngày - kiểm tra vệ sinh - điểm danh - trả trẻ.

* Nhận xét:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nguồn TH
 
Sửa lần cuối:

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top