Chia Sẻ Phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

Trâm Huỳnh

Thành Viên
Xu
0
Lâu nay bạn vẫn nghe bác sĩ hay tin tức trên các kênh truyền thông nhắc đến bệnh tiểu đường tuýp 2, tuýp 1. Bài viết hôm nay sẽ giúp cho bạn phân biệt được tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2. Dựa vào một số triệu chứng người ta có thể phân biệt 2 dạng bệnh này.


1. Tiểu đường type 1
Còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Tình trạng này thường được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hoặc là bệnh đái tháo đường khởi phát ở trẻ vị thành niên, bởi vì bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.

Đây là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm các tế bào tụy sản xuất insulin như một “tác nhân ngoại lai” và do đó cơ thể tấn công các tế bào tụy. Vì các tế bào tụy bị hủy hoại, cơ thể bị thiếu chất insulin được sinh ra.


5921


Kháng thể bất thường này được thành lập ngay trong cơ thể người bệnh tiểu đường type 1. Kháng thể này bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh nhân bị tiểu đường type 1 muốn sống được cần phải chích insulin mỗi ngày.

Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau ( nhiễm sắc thể là nơi lưu trữ mọi thông tin di truyền bằng các nucleotic trong tế bào). Tiếp xúc, nhiễm một số virus như quai bị, Coxakies virus hay các độc chất trong môi trường có thể khởi phát đáp ứng kháng thể một cách bất thường, là nguyên nhân làm hư tổn tế bào tụy tiết insulin.

Tiểu đường type 1 có xu hướng xảy ra ở người trẻ, thường dưới 30 tuổi. Tuy nhiên ở bệnh nhân trẻ còn có dạng tiểu đường do cơ hội. Tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10%, còn tiểu đường type 2 chiếm 90%.

2. Tiểu đường type 2

Những người bị chứng béo phì và lối sống thiếu hoạt động có nguy cơ cao hơn đối với bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Cơ chế bệnh sinh chính của đái tháo đường týp 2 là do tình trạng kháng insulin. Trong tình trạng kháng insulin, gan, cơ và các tế bào mỡ giảm khả năng sử dụng insulin, tác động này làm cản trở mang glucose vào trong các tế bào của cơ thể.

Do đó, cơ thể cần nhiều insulin hơn để thu nhận glucose vào trong tế bào. Tuyến tụy cố gắng đáp ứng nhu cầu bằng cách gia tăng sản xuất thêm insulin.

Qua thời gian, tuyến tụy không đáp ứng được đầy đủ sản xuất insulin, khi có sự gia tăng mức đường trong máu. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, bạn cần phải điều trị bổ sung để khống chế tốt bệnh đái tháo đường.

Tóm lại vấn đề tăng kháng insulin, sự phóng thích insulin từ tụy cũng có thể bị thiếu, gây ra tình trạng tăng glucose máu. Hầu hết tiểu đường type 2 xảy ra ở người trên 30 tuổi, và tỷ lệ tiểu đường tăng theo tuổi.

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiểu đường type 2. Một số yếu tố khác như mập phì cũng là nguy cơ bị tiểu đường. Có mối liên quan trực tiếp giữa béo phì và tiểu đường type 2.

Tiểu đường có thể xảy ra thoáng qua trong quá trình thai kỳ
Sự thay đổi đáng kể về hormone trong quá trình mang thai thường làm tăng mức đường trong máu ở một số người. Trong trường hợp này người ta gọi là tiểu đường do thai kỳ. Tiểu đường do thai kỳ sẽ khỏi sau khi sanh. Tuy nhiên, có khoảng 40-50% phụ nữ tiểu đường do thai kỳ sẽ bị tiểu đường thật sự sau này.

Đặc biệt những người cần insulin trong suốt thai kỳ và những người này quá trọng. Ở bệnh nhân tiểu đường do thai kỳ cần phải làm test dung nạp glucose 6 tuần sau khi sanh nhằm xem sau này họ có thể bị tiểu đường hay không.

Tiểu đường cũng có thể do rối loạn các chất nội tiết tố khác như việc bài tiết quá nhiều hormon tăng trưởng ( bệnh to đầu chi) và hội chứng Cushing.

Trong bệnh to đầu chi là do u tuyến yên nằm ở đáy não sản xuất quá nhiều hormon tăng trưởng, đưa đến tăng đường huyết. Trong hội chứng Cushing, tuyến thượng thận sản xuất ra quá nhiều cortisol, làm khởi phát sự tăng đường huyết.

Nói tóm lại, một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát đường huyết hay không che đậy bệnh tiểu đường tìm ẩn. Tiểu đường do thuốc thường gặp nhất khi dùng thuốc corticoid ( như prednisone ).

Ăn uống khi bị tiểu đường
Người bị tiểu đường thường phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn hàng ngày. Những thông tin dưới đây giúp bạn ăn kiêng một cách dễ dàng.

Hạn chế dùng đường
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn đường, chỉ sử dụng trong ăn uống khi nấu các món như canh chua, pha nước chấm.

Nên dùng các loại thịt nạc
Các loại thịt như heo, bò, cá, gà, vịt… chỉ sử dụng phần nạc trong khi nấu ăn. Bạn cũngcó thể thay đổi các loại thịt này bằng lươn, chim, tép tươi, ếch, tàu hũ, trứng… để bữa ăn thêm phong phú. Khi chế biến thức ăn nên chọn dầu đậu phộng, dầu mè.

Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Các loại rau như rau muống, bồ ngót, mồng tơi, rau dền, rau cải, cà tím, cà rốt, mướp, khổ qua, dưa leo, củ cải trắng, đậu bắp đều phù hợp với người tiểu đường.

Trái cây
Những loại trái cây có độ ngọt ít như: dưa hấu, dâu tây, dưa lê, quả bơ, đào, bưởi, cam, đu đủ, ổi, mận, táo, thanh long… đều có thể ép nước, làm sa lát ăn trước, trong, hoặc sau mỗi bữa ăn.

Bỏ các thói quen
Nên từ bỏ những thói quen bất lợi cho người bị tiểu đường như: thích ăn đồ ngọt, món xào, uống rượu, hút thuốc lá.

Tập thể dục
Với các hoạt động vừa phải hàng ngày như làm việc nhà, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top