HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP THPT MÔN HÓA HỌC
(Kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Ghi chú:
(Kèm theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 1. Thành phần nguyên tử | I.1.a. Sơ đồ thí nghiệm phát hiện ra tia âm cực I.2. Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử | Khuyến khích học sinh tự đọc |
II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 5 | Không yêu cầu học sinh làm | ||
2 | 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Mục II. 1. Ô nguyên tố Mục II. 2. Chu kì | Tự học có hướng dẫn |
3 | 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn |
4 | 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
5 | 12. Liên kết ion - Tinh thể ion | Mục III. Tinh thể ion | Khuyến khích học sinh tự đọc |
6 | 14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử | Cả bài | Không dạy |
7 | 16. Luyện tập: Liên kết hóa học | Bảng 10. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử | Không dạy |
Bài tập 6 | Không yêu cầu học sinh làm | ||
8 | 18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
9 | 21. Khái quát về nhóm halogen | Mục IV. Ứng dụng của clo | Tự học có hướng dẫn |
22. Clo | (Bài 22) | ||
23. Hiđro clorua - Axit clohiđric và muối clorua 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo | |||
Mục ứng dụng của flo, brom, iot (Bài 25) | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
25. Flo – Brom – Iot 26. Luyện tập: Nhóm halogen | Mục sản xuất flo, brom, iot trong công nghiệp (Bài 25) | Tích hợp với phần luyện tập nhóm halogen | |
27. Bài thực hành số 2: Tính chất hoá học của khí clo và hợp chất của clo | Cả bài 24 | Tự học có hướng dẫn; Không yêu cầu viết các PTHH: NaClO + CO2 + H2O; CaOCl2 + CO2 + H2O |
28. Bài thực hành số 3: Tính chất hoá học của brom và iot | Thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 27); Thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 28) | Tích hợp khi dạy chủ đề nhóm halogen | ||
Cả 8 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Nhóm halogen Gợi ý các nội dung dạy học: - Khái quát nhóm halogen - Các đơn chất halogen - Một số hợp chất của halogen | |||
10 | 29. Oxi - Ozon | Mục A. Oxi | Tự học có hướng dẫn | |
11 | 30. Lưu huỳnh 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh 32. Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit 33. Axit sunfuric - Muối sunfat 34. Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh 35. Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh | Bài 30 | Mục II.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí | Không dạy |
Mục II.1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh Mục IV. Ứng dụng của lưu huỳnh Mục V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh | Tự học có hướng dẫn | |||
Thí nghiệm 1 (Bài 31) | Tích hợp khi dạy bài 29: Oxi – Ozon | |||
Thí nghiệm 2 (Bài 31) | Không làm | |||
Thí nghiệm 1, 3 (bài 35) | Không làm |
Thí nghiệm 3, 4 (bài 31) Thí nghiệm 2, 4 (bài 35) | Tích hợp khi dạy chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh | ||
Mục điều chế SO2 và SO3 (bài 32) | Tích hợp vào mục sản xuất H2SO4 | ||
Các nội dung luyện tập phần oxi (Bài 34) | Tích hợp khi dạy bài 29: Oxi – Ozon | ||
Các nội dung luyện tập phần lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (Bài 34) | Tích hợp khi dạy chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh | ||
Cả 6 bài | Tích hợp thành chủ đề dạy học: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh | ||
12 | 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hoá học | Cả bài | Tích hợp khi dạy bài 36: Tốc độ phản ứng hoá học |
Ghi chú:
- Không đưa các bài tập nặng về tính toán, ít bản chất hóa học trong dạy học, thi, kiểm tra đánhgiá.
- Các nội dung thí nghiệm khó, độc hại hoặc cần nhiều thời gian có thể sử dụng video thí nghiệm hoặc thí nghiệm mô phỏng.