Hướng dẫn Phân tích cách đọc bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Lê Hoàng Tuấn

Cộng tác viên
Điểm
0
Đất nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa.


Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.


Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa đất trời

Gió thổi rừng tre phất phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.


Rừng xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.


Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về…

(Nguyễn Đình Thi, tiếng Việt 5, tập hai)

  • Phân tích cách đọc bài thơ:
  • Đây là bài thơ được viết theo thể tự do, vì vậy không có nhịp. Tuy nhiên nhạc điệu là một nét đặc sắc của bài thơ nên cần thiết được chú trọng.
  • Bài thơ có hai giọng điệu chính. Đó là giọng điệu trầm, buồn ở đoạn thơ thứ nhất, từ đầu cho đến lá rơi đầy, với nội dung hồi tưởng về một mùa thu cũ – buồn và thương đau. Vì vậy, đối với đoạn thơ này cần đọc với giọng chậm rãi, từ tốn, sắc thái buồn, chứa đựng sự luyến tiếc. Với các âm tiết mở ở cuối mỗi câu thơ cần đọc với giọng ngân, kéo dài, lơi giọng. Nhấn giọng ở những từ ngữ như: mát trong, xưa, mới, nhớ, xa, chớm lạnh, xao xác, không ngoảnh lại…
  • Câu thơ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy có thể được hiểu theo hai cách:
  • Cách 1: Sau lưng thềm, nắng và lá rơi đầy.
  • Cách 2: Sau lưng thềm nắng, lá rơi đầy.
  • Với cách hiểu nào câu thơ vẫn có ý nghĩa và có một vẻ đẹp riêng, vì vậy, tùy theo sự cảm nhận của từng người đọc có thể tạo ra cách ngắt nghỉ hợp lí.
  • Ngoài ra, khi đọc cần chú ý đọc chính xác một số chỗ khó đọc như: phân biệt s/x (câu thơ đầu), l/n (trong Sáng chớm lạnh trong lòng Hà NộiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy).
  • Đoạn thơ thứ hai, tiếp theo cho đến nặng phù sa, giọng điệu chủ đạo là tươi, vui, sảng khoái cho nên cần đọc với giọng cao hơn, nhanh hơn, hào hùng, rộn rã, thể hiện rõ niềm vui, quyền làm chủ. Cần nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm như: khác rồi, vui, phấp phới, áo mới, trong biếc, thiết tha, thơm mát, bát ngát, đỏ nặng…và những điệp từ, điệp ngữ như: đây là, của, chúng ta…
  • Đoạn thứ ba, đoạn còn lại là một sự chiêm nghiệm của người từng trải, của người thấm thía hạnh phúc của một đất nước giành lại tự do sau nhiều mất mát, đau thương nên giọng đọc cần chậm rãi, sâu lắng nhằm truyền tải thông điệp ấy của tác giả với người đọc. Nhấn giọng ở điệp từ nước, chưa bao giờ khuất…và kéo dài ở câu thơ cuối cùng.
5602

Ảnh sưu tầm: "Tự hào hai tiếng Việt Nam"
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Lê Hoàng Tuấn,
Trả lời
0
Lượt xem
1,905

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top