Phiếu bài tập cuối tuần (Tiếp theo) - Tiếng Việt 3

Thần Đồng

Moderator
Điểm
31,391
Phiếu 1
I – Bài tập về đọc hiểu

Con voi của Trần Hưng Đạo


Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

(Đoàn Giỏi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì?

a- Bị sa vào cái hố rất sau
b- Bị thụt xuống bùn lầy
c- Bị nước triều cuốn đi

2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì?

a- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc
b- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng
c- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ?

a- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công
b- Khôn ngoan, có nghĩa, có công
c- Có nghĩa, có công, trung hiếu

4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?

a- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên
b- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa
c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:


a) l hoặc n

- thiếu …iên/………..
- xóm …àng/………..
- …..iên lạc/………..
-…..àng tiên/……….
b) iêt hoặc iêc

- xem x……/……….
- hiểu b……../………
- chảy x……../……….
- xanh b……./……….
2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:

a)

Bé ngủ ngon quá

Đẫy cả giấc trưa

Cái võng thương bé

Thức hoài đưa đưa.

(Định Hải)

b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.

(Tô Hoài)

c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.

(Trần Ninh Hồ)

3. Trả lời câu hỏi:

a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau:

a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu 2
I – Bài tập về đọc hiểu

Ông Yết Kiêu


Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà cua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua:

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Vua hỏi:

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người? Bao nhiêu thuyền bè?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

(Theo Nguyễn Đổng Chi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật?

a- Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội
b- Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá
c- Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc?

a- Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi
b- Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên
c- Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc?

a- Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền
b- Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền
c-Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao?

a- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo
b- Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo
c- Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:


a) s hoặc x

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) uôt hoặc uôc

Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Đặt câu với mỗi từ sau:

- đất nước

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- dựng xây

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2) rồi chép lại câu văn:

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm lớp (theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày….tháng…. năm…..

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG …..

CỦA TỔ …. LỚP …. TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………

Kính gửi:…………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

……………………

……………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 3
I – Bài tập về đọc hiểu

Hai anh em khéo tay


Một cụ già góa vợ(1) có hai người con trai rất khéo tay. Người anh cả giỏi dựng nhà và gọt những con chim bằng gỗ, người em thì có tài tạc tượng.

Lần ấy, người bố đi rẫy không may bị cọp vồ chết. Thương cha, hai anh em bàn nhau dựng cho cha một ngôi nhà mồ(2) thật đẹp. Nhà mồ làm xong, hai anh em bắt tay vào đẽo chim, tạc tượng.

Một hôm, trời vén mây nhìn xuống, thấy nhà mồ đẹp quá nên sinh lòng ghen tức. Trời sai thần sét xuống đánh. Hai anh em liền dựng tượng và treo chim lên nhai bên nóc nhà mồ, rồi chặt chuối để ngổn ngang xung quanh. Thần sét xuống đến nơi, giẫm phải thân chuối, ngã oành oạch. Trời lại làm ra gió bão, mưa đá ầm ầm. Lúc ấy, tự nhiên nấm mồ nứt ra cho hai anh em xuống núp. Trời không thể làm gì được. Bão tan, gió lặng, trời lại trong xanh. Những con chim ở nhà mồ bỗng biết bay, biết hát. Những bức tượng bỗng biết khóc than, dâng rượu và đứng canh.

Từ đó, mọi người cùng làm theo hai anh em, dựng ngôi nhà mồ thật đẹp cho người chết.

(Phỏng theo Thương Nguyễn)

(1) Góa vợ: vợ đã chết

(2) Nhà mồ: nhà che trên mộ, được coi là nhà ở của người chết (theo quan niệm mê tín)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi người cha mất, hai anh em làm những việc gì cho cha?

a- Dựng một ngôi nhà bằng gỗ bên mộ cha
b- Nuôi chim, tạc tượng người cha trên mộ
c- Dựng ngôi nhà mồ có chim gỗ, tượng gỗ

2. Vì sao hai anh em vẫn sống sót sau những trận đánh của trời?

a- Vì nấm mò đùn đất ra che chở cho hai anh em
b- Vì nấm mồ nứt ra cho hai anh em xuống núp
c- Vì nhà mồ vững chắc che chở cho hai anh em

3. Sự thay đổi của những con chim, bức tượng ở nhà mồ khi bão tan gió lặng cho thấy ý nghĩa gì?

a- Cho thấy tài tạc tượng, đẽo chim gỗ của hai anh em
b- Cho thấy lòng thương cha sâu nặng của hai anh em
c- Cho thấy sức mạnh chiến thắng trời của hai anh em

4. Theo em, câu chuyện ca ngợi điều gì?

a- Tài năng tạc tượng của hai anh em
b- Tình nghĩa anh em gắn bó sâu nặng
c- Tình cha con

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại các câu sau:

Những…..ùm quả…..ín mọng…..ên cành, lấp ló …..ong tán lá xanh um.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Đặt trên chữ in nghiêng dấu hỏi hoặc dấu ngã rồi chép lại câu sau:

Sóng biên rì rào vào bờ cát, át ca tiếng gió thôi trong rặng phi lao .

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Đọc bài thơ sau:

Buổi sáng nhà em

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

Mụ gà cục tác như điên

Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

Cái na đã tỉnh giấc rồi

Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!

Chị tre chải tóc bên ao

Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

Bác nồi đồng hát bùng boong

Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.

(Trần Đăng Khoa)

a) Kể tên các sự vật được nhân hóa (M: trời)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Gạch một gạch dưới những từ dùng để gọi các sự vật được nhân hóa. (M: Ông)

c) Gạch hai gạch dưới những từ ngữ dùng để tả các sự vật được nhân hóa (M: nổilửa)

3. Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết (VD: Lương Định Của)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Nêu đóng góp nổi bật của một trong các nhà tri thức đó

(VD: Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới rất có giá trị…)

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 4
I – Bài tập về đọc hiểu

Cầu treo


Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên:

– Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

(Theo Tường Vân)

(1) Brao: tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu)

(2) Tuýt: tên một con sông ở Ai-xơ-len

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?

a- Dòng sông quá rộng và sâu
b- Không thể xây được trụ cầu
c- Không đủ vật liệu làm trụ cầu

2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì?

a- Quan sát hai cành cây
b- Quan sát con nhện chạy
c- Quan sát tấm mạng nhện

3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện?

a- Người kĩ sư tài năng
b- Con nhện và cây cầu
c- Một phát minh vĩ đại

4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo?

a- Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có
b- Vì ông đã làm ra cái mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn
c- Vì ông đã tìm ra cái mới, cách giải quyết hiệu quả, trên cơ sở tiếp thu cái đã có.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả:


Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả:

Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3


3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại:

a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về cô giáo (thầy giáo) của em với những công việc trên lớp của thầy (cô)

Gợi ý:

a) Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì? Dạy em từ năm lớp mấy?

b) Trên lớp, cô giáo (thầy giáo) làm những việc gì? Thái độ của cô giáo (thầy giáo) đối với em và các bạn ra sao?

c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo (thầy giáo) thế nào? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo (thầy giáo)?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 5
I – Bài tập về đọc hiểu

Chú dế sau lò sưởi


Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệ diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

a- Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
b- Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh
c- Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

2. Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

a- Trở thành người ca sĩ
b- Trở thành người nhạc sĩ
c- Trở thành người nhạc công

3. Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo?

a- Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
b- Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu !”
c- Cả hai chi tiết nói trên

4. Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?

a- Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi
b- Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ
c- Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn:

a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu văn sau khi sửa lỗi chính tả:

Mặt trời nên, ánh lắng sáng nấp nánh trên những tàu ná còn ướt sương đêm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Điền vào chỗ trống ut hoặc uc rồi chép lại từng câu cho đúng chính tả:

– Hai con trâu đang h…. nhau.

……………………………………………………………………………

– Máy bơm h…. nước dưới sông

……………………………………………………………………………

2. Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Hoa mào gà

Một hôm chú gà trống

Lang thang trong vườn hoa

Đến bên hoa mào gà

Ngơ ngác nhìn không chớp.

Bỗng gà kêu hoảng hốt:

– Lạ thật! Các bạn ơi!

Ai lấy mào của tôi

Cắm lên cây này thế?

a) Trong bài thơ trên, con vật nào đã được nhân hóa?

……………………………………………………………………………

b) Con vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?

……………………………………………………………………………

c) Bạn gà trống nhầm lẫn như thế nào?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

a) Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.

……………………………………………………………………………

b) Gà trống bỗng kêu lên hoảng hốt.

……………………………………………………………………………

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một buổi biểu diễn văn nghệ do trường (lớp) hoặc địa phương em tổ chức.

Gợi ý:

a) Buổi biểu diễn văn nghệ được tổ chức ở đâu / Vào lúc nào? Do ai tổ chức?

b) Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Các tiết mục đó do những ai biểu diễn?

c) Em thích nhất tiết mục nào? Vì sao?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 6
I – Bài tập về đọc hiểu

Pho tượng


Pho tượng được tạc băng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngoài có chấn song bằng thép, không ai có thể nhấc ra được. Tôi bèn thử đi một vòng. Đôi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều không tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời. Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.

(Lâm Ngư Đường – Mai Ngọc Thanh dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng vật liệu như thế nào?

a- Bằng pha lê rất trắng, rất trong và óng mịn
b- Bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn
c- Bằng đá quý rất trắng, rất trong và rất mịn

2. Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì không tưởng tượng nổi?

a- Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm khổ đau
b- Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ
c- Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng

3. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng có điểm gì nổi bật?

a- Cực kì độc đáo, kết quả sáng tạo kì tài cuae người nghệ sĩ
b- Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ
c- Miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ gợi tả dáng người pho tượng?

a- Như đang bay lên; đang hướng lên trời; sống động; sáng tạo
b- Như đang bay lên; đang hướng lên trời; sống động; bay lướt
c- Như đang bay lên; đang hướng lên trời; độc đáo; gây ấn tượng

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:

Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Từ khắp các ngã đường, dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật (cột A) và hoạt động nghệ thuật tương ứng (cột B) sao cho phù hợp:

A B
(1) Diễn viên điện ảnh (a) sáng tác nhạc
(2) Diễn viên kịch nói (b) sáng tác văn xuôi
(3) Nhạc sĩ (c) đóng phim
(4) Nhà văn (d) nặn tượng
(5) Nghệ sĩ tạo hình (e) đóng kịch
3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp (câu 1: 2 dấu, câu 2: 1 dấu, câu 3: 3 dấu) rồi chép lại đoạn văn sau:

Các mẹ các chị mặc áo thêu chỉ màu cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ tay cầm khiên cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy múa hát theo nhịp chiêng nhịp cồng ngân nga vang vọng.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

4. Kể lại một câu chuyện vui (khoảng 7 câu) mà em đã được nghe

Gợi ý:

a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì? (VD: Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)

b) Câu chuyện mở đầu ra sao? Diễn biến thế nào?

c) Kết thúc câu chuyện ra sao?

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 7
I – Bài tập về đọc hiểu

Hội vật


Trống cái nổi thùng thùng. Đôi đô vật đầu tiên vào sới. Quý khỏe mạnh, đẹp trai. Mạnh có đôi mắt hơi xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng. Hai chàng đi song song ra phía cửa đình, vái thành hoàng, đoạn lùi ra, ngửa hai bàn tay đi quang sới, chào mọi người. Cả hai đến trước mặt thủ trống cúi đầu rồi quay ngoắt lại giữa sân, chào nhau rồi từ từ lui ra. Bây giờ cuộc tỉ thí mới bắt đầu. Vờn nhau, lừa nhau, miếng đánh miếng đỡ lên xuống nhịp nhàng. Quý mất thế, chệnh choạng. Một loạt tiếng hò reo vang dậy. Lợi dụng phút lơi lỏng của Mạnh, Quý rút được chân ra. Tiếng reo hò rộ lên. Đôi mắt Quý gườm gườm nhìn Mạnh như thách thức. Mạnh luôn để ý nhìn. Quý xông tới, xông lui rồi thình lình vặn mình hết cỡ, gồng Mạnh lên vai. Bất ngờ chới với, Mạnh đành để Quý hất xuống đất. Tiếng trống nghẹn lại, mọi người reo hò ầm ĩ chào mừng người chiến thắng.

(Theo Trần Đình Khôi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Hình dáng của đô vật Mạnh được tả qua những từ ngữ nào?

a- Đẹp trai, khỏe mạnh, trán cao, tấm thân cường tráng
b- Mắt xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng
c- Khỏe mạnh, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng

2. Trước khi thi đấu, hai đô vật đến vái thành hoàng rồi chào những ai?

a- Chào mọi người đứng quanh sới, chào thủ trống
b- Chào mọi người, chào nhau
c- Chào mọi người đứng quanh sới, chào nhau

3. Không khí sôi nổi của hội vật được gợi tả qua mấy cụm từ có từ hò reo (reo hò) trong bài?(Viết các cụm từ vào chỗ trống)

a- Một cụm từ (…………………….)
b- Hai cụm từ ( ……………………………………….)
c- Ba cụm từ (…………………………………………………)

4. Vì sao đô vật Quý bị tấn công trước nhưng vẫn chiến thắng đô vật Mạnh?

a- Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ rút được chân ra khỏi tay của Mạnh.
b- Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ gồng Mạnh lên vai để hất xuống đất
c- Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ vận thế nội công quật ngã Mạnh

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống:


a) tr hoặc ch

Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng….ải tóc….ước tấm gương…eo….ên tường

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) ưt hoặc ưc

Trời nóng b….. nên ai cũng thấy b…..r….trong người.

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi:

Em thương


Em thương làn gió mồ côi

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.

(Nguyễn Ngọc Ký)

a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

4. Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội

Gợi ý :

a) Ảnh chụp cảnh lễ hội gì? Lễ hội đó thường diễn ra vào mùa nào?

b) Quang cảnh lễ hội ra sao (cảnh vật,con người)? Lễ hội có hoạt động gì nổi bật (nêu cụ thể diễn biến của hoạt động)? Thái độ mọi người hưởng ứng các hoạt động đó thế nào?

c) Cảm nghĩ của em về lễ hội đó ra sao?

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 25

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 8
I – Bài tập về đọc hiểu

Hội đua bò


Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch.

Cuộc đua nào cũng có vài chục cặp bò dự thi. Sau lệnh phát “chạy”, cặp bò dưới roi điều khiển tế thật nhanh và thật đều, kéo theo chiếc bừa có người đứng trên. Người cầm vàm(1) đôi bò có quyền thúc bò của mình vượt lên, giật vàm đôi bò trước, làm cho đối thủ chậm trễ hoặc lúng túng, vướng bừa, ngã xuống ruộng. Ngã chưa phải đã thua nhưng rất nguy hiểm bởi bò chạy sau có thể giẫm đạp lên người điều khiển. Người ngã thường lăn rất nhanh ra khỏi đường đua, nếu không bị thương thì lại tiếp tục cuộc thi. Tới vòng thi thứ ba thì càng quyết liệt hơn. Chiến thắng mang về là chiến công của cả người và bò. Người huấn luyện bò tốt còn phải điều khiển bò giỏi,cả hai con bò phải chạy nhanh, kéo tốt, theo đúng cách điều khiển của chủ mới có thể chiến thắng trong cuộc thi.

(Theo Nguyễn Trọng Báu)

(1) Vàm: dụng cụ buộc vào đôi bò, dùng để điều khiển bò trong cuộc đua

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Hội đua bò của người Khmer ở Nam Bộ thường tổ chức vào dịp nào?

a- Tháng sáu, tháng bảy
b- Tháng bảy, tháng tám
c- Tháng tám, tháng chín

2. Chuyện gì có thể xảy ra nếu người điều khiển bò bị ngã xuống ruộng?

a- Bị bò chạy sau giẫm đạp
b- Bị thua trong cuộc đua bò
c- Bị lưỡi bừa làm cho bị thương

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 9
A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng
(6 điểm)

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 3, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Hai Bà Trưng (từ Thưở xưa đến quân xâm lược – Đoạn 1)

TLCH: Bọn giặc ngoại xâm đã gây ra những tội ác gì đối với nhân dân ta?

(2) Hai Bà Trưng (từ Bấy giờ đến giết chết Thi Sách – Đoạn 2)

TLCH: Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?

(3) Ông tổ nghề thêu (từ Hồi còn nhỏ đến triều đình nhà Lê – Đoạn 1)

TLCH: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

(4) Ông tổ nghề thêu (từ Một lần đến một vò nước – Đoạn 2)

TLCH: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

(5) Tiếng đàn (từ Tiếng đàn bay ra vườn đến mái nhà cao thấp)

TLCH: Khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng được miêu tả ra sao?

II – Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Chuyện của loài chim

Chim chóc trong rừng đang trò chuyện vui vẻ, chợt Bồ Chao ập đến, hớt hải nói:

- Xin báo một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết người ta đang dựng hai cái trụ cao đến mây xanh. Chắc là đề…chống trời. Tôi lo quá! Chắc phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác để tránh trời sập.

Chích Chòe lo sợ xuýt xoa:

- Hèn gì! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Sợ quá!

Bồ Chao kể tiếp:

- Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời!”. Tôi ngước nhìn lên, thấy những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh, y như cái cầu khổng lồ dựng đứng trên trời cao …

Lúc này, Bồ Các mới “à” lên một tiếng rồi thong thả nói:

- Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ta thường gặp. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng …

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.

(Theo Võ Quảng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Chú chim nào hốt hoảng đưa tin cho các bạn về hai cái “trụ chống trời”?

a- Bồ Chao
b- Chích Chòe
c- Tu Hú

2. “Trụ chống trời” được Bồ Chao so sánh với hình ảnh nào?

a- Con sông to lớn dựng đứng lên trời cao
b- Cái cầu khổng lồ dựng đứng lên trời cao
c- Ống khói vĩ đại chọc thẳng lên trời cao

3. Sự thât về “trụ chống trời” chính là gì?

a- Là trụ buồm vủa một con tàu khổng lồ
b- Là ống khói nhà máy mới được xây dựng
c- Là trụ điện cao thế mới được xây dựng

4. Các con vật trong câu chuyện được nhân hóa bằng cách nào?

a- Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ sinh động,gợi tả, gợi cảm
b- Gọi hoặc tả con vật bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người
c- Nói với con vật bằng những từ ngữ thân mật như với một người bạn

B – Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết
(5 điểm)

Lòng yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

II- Tập làm văn (5 điểm)

Dựa vào gợi ý, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể lại một ngày hội do trường em tổ chức (ví dụ: hội khỏe Phù Đổng, hội thi viết chữ đẹp, hội diễn văn nghệ,…) hoặc một lễ hội dân gian được tổ chức ở địa phương em.

Gợi ý:

a) Đó là hội gì? Được tổ chức khi nào? Ở đâu?

b) Mọi người đến dự lễ hội như thế nào?

c) Hội bắt đầu bằng những hoạt động gì?

d) Hội có những trò vui gì nổi bật? Kết thúc ngày hội ra sao?

e) Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào?

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 10
I – Bài tập về đọc hiểu

Bác tập thể dục


Bác sống rất giản dị nhưng rất có nền nếp. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sương mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, dọn dẹp chăn màn, đồ đạc, rồi chạy xuống bờ suối tập thể dục và tắm rửa. Ở Khuổi Nậm(1) không có đất, Bác cũng tạo một mặt phẳng đứng tập. Bác đẽo lấy bốn cái chày, hai cái vừa, hai cái to và nặng để thay tạ tập hàng ngày. Sáng sớm, Bác vẫn thường tập leo núi. Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để leo lên với đôi bàn chân không. Khi thì một, hai đồng chí đi theo Bác, khi thì Bác tập một mình. Có đồng chí nhắc Bác leo núi cần đi giày cho khỏi đau chân. Bác đáp:

- Tôi tập leo núi chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Để luyện bàn tay đánh máy, Bác chọn hai hòn đá tròn như trứng gà. Khi nghỉ đánh máy, Bác bóp tay vào đá nhiều lần.

(Theo cuốn Đầu nguồn)

(1) Khuổi Nậm: tên một khu rừng gần hang Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), nơi Bác Hồ ở trong một thời gian khá dài.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Sáng sáng, Bác thường dậy tập thể dục từ lúc mấy giờ?

a- Khoảng ba rưỡi, bốn giờ
b- Khoảng bốn giờ, bốn rưỡi
c- Khoảng bốn rưỡi, năm giờ

2. Bác tự rèn luyện thân thể vào buổi sớm bằng những hình thức nào?

a- Tập tạ, tắm nước lạnh, bóp tay vào hòn đá
b- Tập tạ, leo lên núi cao, tắm bằng nước lạnh
c- Tập tạ, leo lên núi cao, bóp tay vào hòn đá

3. Vì sao Bác thường tập leo núi với đôi bàn chân không?

a- Vì Bác muốn quen dần với khó khăn và thử thách
b- Vì Bác muốn quen dần với cách sống thật giản dị
c- Vì Bác muốn quen dần với cuộc sống kháng chiến

4. Dòng nào dưới đây có thể thay cho tên bài văn?

a- Bác Hồ tập leo núi
b- Bác sống rất giản dị
c- Bác rèn luyện thân thể

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.
a) Điền vào chỗ trống l hoặc n rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

- Cánh đồng dưới chân….úi …àng ta thơm…ừng hương…úa….ếp.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

- Tôi ….ắng nghe tiếng hò sông…ước mênh mang trong….ắng trưa.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Gạch dưới chữ viết sai dáu hỏi/dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

- Niềm vui nổi buồn xen lẩn trong mùa nước nỗi.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

- Lối ngỏ vắng tanh, cánh cữa căn nhà còn bõ ngõ.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Đọc lại bài “Chuyện của loài chim” (Tuần 27) và trả lời câu hỏi:

a) Bồ Chao, Chích Chòe, Bồ Các tự xưng là gì khi nói chuyện với các bạn chim?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

3. Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp trong truyện vui sau:

Đợi ô tô qua


Tan học, cu Tí cứ đứng chần chừ ở bên đường, không đi về …..

- Sao em chưa về …

- Bà em dặn khi nào thấy ô tô qua mới được sang đường …

- Nhưng ô tô có chạy qua cổng trường mình bao giờ đâu …

Tí rân rấn nước mắt:

- Chính vì thế nên em không về được …

(Theo Lê Phương Nga)

4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại hoạt động thể dục giữa giờ ở trường em (hoặc một tiết học môn Thể dục ở lớp em)

Gợi ý:

a) Hoạt động thể dục (tiết học môn Thể dục) diễn ra ở đâu? Vào thời điểm nào?

b) Mở đầu hoạt động (tiết học) ra sao? Diễn biến thế nào? Kết quả ra sao?

c) Cảm nghĩ của em về hoạt động thể dục giữa giờ (hoặc tiết Thể dục)

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 11
I – Bài tập về đọc hiểu

Gia - đích chữa bệnh


Ô-guyn ăn luôn miệng, lại ít hoạt động nên người béo ục ịch, có lúc tưởng nghẹt thở. Nhiều thầy thuốc đến chữa bệnh cho gã đều nói: “Bệnh của ngài phải ăn con rắn thần mới khỏi”. Ô-guyn đã bỏ nhiều tiền thuê người tìm rắn thần mà không được.

Một hôm, Gia-đích đến gặp Ô-guyn, nói: “Biết ngài mắc bệnh, tôi đã tìm được con rắn thần đem đến đây. Nhưng ngài chớ ăn ngay. Tất cả hiệu lực của rắn sẽ qua những lỗ chân lông mà thấm vào cơ thể ngài. Tôi đã để nó trong một cái túi da. Ngài phải lấy hết sức đẩy túi đó về phía tôi, còn tôi thì đẩy túi lại cho ngài. Cứ làm như thế ít ngày, bệnh của ngài sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn”.

Ô-guyn đành làm theo. Ngày đầu, gã thở hổn hển tưởng như sắp chết vì mệt. Ngày thứ hai, gã đỡ mệt và ngủ ngon hơn. Tám ngày sau, Ô-guyn thấy khỏe khoắn, nhẹ nhõm, vui tươi. Bấy giờ, Gia-đích mới nói với Ô-guyn: “Thưa ngài, ngài đã chơi bóng, đã ăn uống điều độ nên người khỏe ra chứ không có con rắn thần nào cả. Nếu người ta ăn uống điều độ và luyện tập thân thể thường xuyên thì sẽ luôn luôn khỏe mạnh”.

(Phỏng theo Vôn-te)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Ô-guyn ăn luôn miệng, lại ít hoạt động nên người gã thế nào?

a- Béo ục ịch, lúc nào cũng mệt mỏi
b- Béo ục ịch, có lúc tưởng nghẹt thở
c- Béo ục ịch, có lúc không đi lại được

2. Gia-đích hướng dẫn Ô-guyn “ăn rắn thần” bằng cách nào?

a- Lấy hết sức đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thàn để thịt rắn có tác dụng sau khi
ăn
b- Lấy hết sức đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thần để sau đó ăn rắn cho ngon miệng
c- Lấy hết súc đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thần để hiệu lực của rắn thấm vào cơ thể

3. Vì sao sau tám ngày, Ô-guyn thấy khỏe khoắn, nhẹ nhõm, vui tươi?

a- Vì Ô-guyn ăn uống điều độ và chữa bệnh bằng cash ăn rắn thần
b- Vì Ô-guyn được ăn rắn thần và luyện tập thân thể thường xuyên
c- Vì Ô-guyn ăn uống điều độ và luyện tập thân thể thường xuyên

4. Lời khuyên rút ra từ câu chuyện trên là gì?

a- Nên ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên
b- Nên ăn uống điều độ và chơi bóng thường xuyên
c- Nên ăn uống điều độ và ngủ đẫy giấc hằng ngày

II- Bài tâp về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống:


a) s hoặc x

- ….ương…ắt da hồng/…………………………

- ….ống đục…..ao bằng thác trong

…………………………………………………

-…..ẻ núi ngăn….ông/…………………………

b) in hoặc inh

- Một điều nh….ch…điều lành

……………………………………………………

- Trên k….dưới nhường/…………………………

- Cha mẹ s…..con, trời s…..t…..

……………………………………………………

2. Kể tên:

- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước:…………………………

………………………………………………………………………….

- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất:………………………..

………………………………………………………………………….

- 3 môn thể thao diễn ra trên không:……………………………

………………………………………………………………………….

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (3 dấu phẩy ở câu a và 4 dấu phẩy ở câu b) rồi chép lại câu văn:

a) Nhờ chăm chỉ luyên viết chữ đẹp bạn Minh Hòa đã ba lần đoạt giải Nhất cuộc thi Nét chữ - Nết người do huyện tổ chức vào các năm 2008 2009 2010

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Để học giỏi môn Tiếng Việt em cần đọc nhiều sách và rèn luyện các kĩ năng đọc nghe nói viết.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

4. Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được tham gia hoặc chứng kiến (ở trường, ở địa phương em hoặc ở nơi khác)

Gợi ý:

a) Đó là trận thi đấu về môn thể thao nào? Diễn ra ở đâu, vào lúc nào?

b) Diễn biến cuộc thi đấu ra sao? Kết quả thế nào?

c) Cảm nghĩ của em về trận thi đấu thể thao.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu12
I – Bài tập về đọc hiểu

Bảo tàng Dân tộc học


Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,…

Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của csac dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc cảu các dân tộc Tây Nguyên.

Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường.. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

(Theo Hương Thủy)

(1) Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì?

a- Như chiếc chiêng đồng khổng lồ
b- Như chiếc đàn bầu khổng lồ
c- Như chiếc trống đồng khổng lồ

2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?

a- Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn
b- Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác
c- Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ

3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì?

a- Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người Mường,…
b- Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…
c- Cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…

4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì?

a- Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
b- Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
c- Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Trả lời câu hỏi:

a) Con chim bay bằng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Phòng học của trường em được làm bằng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến!”.

b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân,Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.

4.Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu)cho một bạn học sinh được nói đến trong bài tập đọc “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” (Mô-ni-ca hoặc Giét-xi-ca)để làm quen và bày tỏ tình thân ái

Gợi ý nội dung:

a) Tự giới thiệu về bản thân (VD:họ tên, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào ở nước Việt Nam). Nêu lí do viết thư cho bạn (VD:học bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, được biết tình cảm đẹp đẽ của bạn dành cho thiếu nhi Việt Nam…)

b) Hỏi thăm bạn (về cuộc sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi…) , bày tỏ tình cảm của em đối với bạn

c) Lời chúc và hứa hẹn với bạn

……….,ngày……tháng……năm………….

…………………………………

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 13
I – Bài tập về đọc hiểu

Con Rồng cháu Tiên


Ngày xưa có chàng Lạc Long Quân, vốn là rồng dưới biển, sức khỏe lạ kì. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ, vốn là tiên trên núi.

Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khỏe mạnh.

Tuy cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc nhưng Lạc Long Quân vẫn không nguôi nhớ biển. Một hôm, chàng hóa thành rồng, bay ra biển khơi. Sau tháng ngày chờ đợi, mẹ con Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lac Long Quân trở về.

Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau: “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng. Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy thì báo cho nhau biết để cứu giúp”.

Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất.

Vì thế, người Việt Nam ta từ miền Bắc đến miền Nam đều cho mình là “Con Rồng cháu Tiên” và gọi nhau là “đồng bào”.

(Theo Truyện đọc 1)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ?

a- Lạc Long Quân vốn là cá dưới biển, Âu Cơ vốn là chim trên núi
b- Lạc Long Quân vốn là rồng dưới biển, Âu Cơ vốn là tiên trên núi
c- Lạc Long Quân vốn là tiên trên núi, Âu Cơ vốn là rồng dưới biển

2. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia các con sống ở hai vùng như thế nào?

a- 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển
b- 50 người con theo cha lên núi, 50 người con theo mẹ xuống biển
c- Người con trai cả ở lại Phong Châu,99 con theo cha mẹ xuống biển

3. Vì sao người Việt Nam ta từ Bắc đến Nam đều gọi nhau là “đồng bào”?

a- Vì có nguồn gốc từ xa xưa: đều do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra
b- Vì có nguồn gốc từ xa xưa: đều chung sống trên đất nước Việt Nam
c- Vì có nguồn gốc từ xa xưa: đều được sinh ra từ bọc trứng của Âu Cơ

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Người Việt Nam ta có chung một nguồn gốc từ cha mẹ sinh ra
b- Người Việt Nam có chung một nguồn gốc và dòng dõi cao quý
c- Người Việt Nam có một đất nước tươi đẹp gồm cả núi và biển

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) Điền vào chỗ trống r hoặc d, gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

-……ì Phước…úi vào tay tôi chiếc bánh…ò và…ặn tôi đem biếu bà ngoại

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

-….ó thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi…ong…..uổi….a phía cửa sông

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy:

Dù giáp mặt cùng biên rộng

Cưa sông chăng dứt cội nguồn

Lá xanh môi lần trôi xuống

Bông…nhớ một vùng núi non

3. Viết tên 3 nước:

a) Có đường biên giới chung với nước ta:

(1)……….. (2)………… (3)………….

b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển:

(1)……….. (2)………… (3)………….

4. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng

b) Bằng một động tác thuần thục đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

Gợi ý:

a) Hiện nay, môi trường sống ở địa phương em có những điểm gì tốt? Bên cạnh đó còn có điểm gì chưa tốt?

b) Theo em, cần làm những việc gì để phát huy những mặt tốt và khắc phục mặt chưa tốt về môi trường nơi em ở?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 14
I – Bài tập về đọc hiểu

Ai mạnh nhất trên đời


Gà Rừng uống nước trên dòng sông đang đóng băng. Uống được một lúc thì đôi cánh Gà Rừng cũng bị đóng băng cứng đờ.

- Ôi! Băng! Anh mạnh biết bao!

- Không đâu Gà Rừng ạ! Mưa mạnh hơn mình nhiều. Hắn làm mình tan ra thành nước đấy!

Mưa nói:

- Không. Đất mạnh hơn chứ! Mình vừa rơi xuống, hắn đã nuốt chửng.

- Cây mạnh hơn tôi nhiều. – Đất phân trần. – Cây đứng trên người tôi, hút hết sức mạnh của tôi.

Cây lắc đầu:

- Không! Lửa mới ghê gớm. Hắn thè lưỡi lửa dài, thiêu tớ thành tro

- Đúng, nhưng Gió lại dập tắt được tớ. – Lửa khiêm tốn đáp.

Gió chậm rãi nói:

- Mình có thể dập tắt lửa, nhưng chú Cò nhóc lại hiên ngang trong gió bão. Cỏ mới là kẻ mạnh nhất.

Cỏ xua tay từ chối:

- Tôi mà mạnh à? Bác Cừu chén tôi ngon ơ!

Cừu kêu to:

- Không, không! Người có thể bắt gà rừng, làm tan băng, tắm trong mưa, cày đất, cưa đổ cây, dập tắt lửa, bắt gió làm việc cho họ, cắt cỏ và ăn thịt cả tôi nữa đấy! Người đúng là mạnh nhất trên đời.

(Theo Truyện cổ Kiếc-ghi- Vũ Phượng Ngọc dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? (Gạch dưới tên các nhân vật trong truyện cho đúng và đủ)

a- 8 nhân vật
b- 9 nhân vật
c- 10 nhân vật

2. Các nhân vật trong câu chuyện đều có điểm gì tốt?

a- Không tự tin khi đánh giá sức mạnh của bản thân mình
b- Khiêm tốn, biết đánh giá đúng sức mạnh của người khác
c- Khiêm tốn, biết nhường phần hơn cho những người khác

3. Vì sao Lửa thiêu cháy được cây nhưng chưa tự nhận là người mạnh nhất?

a- Vì mưa có thể dập tắt lửa
b- Vì gió có thể dập tắt lửa
c- Vì đất có thể dập tắt lửa

4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Mạnh nhất trên đời chính là con người
b- Không ai có thể mạnh nhất ở trên đời
c- Ai cũng có sức mạnh của riêng mình

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làn văn

1
. a) Gạch dưới các chữ viết sai l/n rồi chép lại câu tục ngữ cho đúng chính tả:

Con ơi muốn lên thân người

Nắng tai nghe nấy những nời mẹ cha


………………………………………………………………………….

b) Gạch dưới các chữ viết sai v/d rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Bà con nông dân dừa được day dốn ngân hàng để phát triển sản xuất.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ chấm trong truyện vui sau:

Sang cả mình con

Mùa hè nóng rực, một lão nhà giàu đi chơi về, mồ hôi đầm đìa như tắm… Lão ta sai người ở lấy quạt ra quạt …

Người ở cắm đầu quạt … Một lúc lâu ráo mồ hôi, lão nhà giàu khoái quá, nói …

- Ồ! Mồ hôi tao nó đi đâu mất cả rồi ấy nhỉ?

Người ở bỏ quạt thưa…

- Dạ! Nó sang cả mình con rồi ạ!

(Truyện cười Việt Nam)

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”

a) Cá bơi bằng vây và đuôi

b) Mẹ nuôi con lớn lên và trưởng thành bằng cả đôi tay lao động và tình yêu thương sâu nặng

c) Dẫu hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, bạn Hậu đã vươn lên trở thành một học sinh xuất sắc bằng tất cả nghị lực và lòng quyết tâm mãnh liệt.

Viết một đoạn văn (khoảng 7 câu) kể lại một việc làm của em (hoặc bạn em) đã làm để góp phần bảo vệ môi trường

Gợi ý:

a) Em hoặc bạn em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường? (VD: dọn vệ sinh trường lớp hoặc nơi ở; trồng cây xanh; phát hiện, ngăn chặn những việc làm gây tác hại tới môi trường…)

b) Công việc đó được tiến hành ra sao? Kết quả (tác dụng) thế nào?

c) Cảm nghĩ của em sau khi làm công việc đó (hoặc suy nghĩ của em về công việc mà bạn em đã làm)

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 15
I – Bài tập về đọc hiểu

Dũng sĩ của rừng xanh


Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác.

Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”.

(Theo Thiên Lương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Tiếng kêu của cánh đại bàng vỗ vào không khí được ví với âm thanh nào?

a- Âm thanh của tiếng sáo diều vi vu trên bầu trời
b- Âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời
c- Âm thanh của dàn đồng ca ngân nga trên bầu trời

2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì?

a- Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe
b- Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe
c- Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe

3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì?

a- Vì bầy khỉ kéo đến tranh giành nơi ở với đại bàng
b- Vì bầy khỉ kéo đến phá tổ, không cho đại bàng sống
c- Vì bầy khỉ kéo đến phá tổ, cướp trứng của đại bàng

4. Vì sao đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”?

a- Vì là loài chim rừng có sức khỏe tung hoành trên trời cao
b- Vì là loài chim có tinh thần chiến đấu quyết liệt với kẻ thù
c- Vì là loài chim rừng có thể đánh thắng được cả một bầy khỉ

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/x rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả:

Ai sui con xáo xang xông

Để cho con xao xổ lồng bay đi


………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Điền vần ong hoặc ông vào chỗ trống rồi chép lại câu ca dao cho đúng chính tả:

Dân ta nhớ một chữ đ…..

Đ…. Tình, đ….sức, đ…..l….,đ…..mình

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Trả lời câu hỏi

a) Trong bài Ai mạnh nhất trên đời (Tuần 32), những sự vật nào được nhân hóa?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả một con vật hoặc một vườn hoa

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

4. Đọc bài báo cáo ở cột A, viết lại những ý chính của từng đoạn vào cột B

Gợi ý:

a) Đoạn (1) giới thiệu về đề tài gì nóng bỏng hiện nay?

b) Đoạn (2) nói về ý nghĩ gì nhằm góp phần bảo vệ môi trường? Ý nghĩ ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào?

c) Đoạn (3) cho biết Thành đoàn Hà Nội đã làm những gì để hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường?

A
MUỐN THÀNH PHỐ XANH, PHẢI NGHĨ “XANH”
(1) Hiện nay, môi trường đang là đề tài nóng bỏng trên toàn cầu. Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường đang được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là những sự kiện,chương trình cụ thể,thiết thực như đạp xe, tắt điện trong 1 giờ,… đang được nhiều người quan tâm hưởng ứng, nhất là các bạn trẻ.
(2) Hành trình xây dựng “Thành phố xanh” đòi hỏi chúng ta phải nghĩ “xanh” bằng cách luôn tích cực ủng hộ những hành động thân thiện với môi trường đồng thời lên án, phản đối những hành vi gây tổn hại môi trường. Chính ý nghĩ “xanh” sẽ là hạt mầm nảy nở những hành động “xanh” của mỗi chúng ta. Chiến dịch “Nghĩ xanh,sống xanh, vì thành phố tôi yêu” nhằm kêu gọi công dân ý thức rõ về thực trạng môi trường sống trong cộng đồng và cùng hành động bảo vệ môi trường, góp phần làm cho cuộc sống cộng đồng tốt đẹp hơn.
(3) Từ tháng 12 – 2009, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật nhất là hoạt động của 14 đội tình nguyện với hơn 1.100 sinh viên, thanh niên tình nguyện đến từ 12 trường cao đẳng, đại học phối hợp cùng thanh niên quận Ba Đình tổ chức ra quân bóc, xóa biển quảng cáo, rao vặt trái phép tại 14 phường trên địa bàn quận. Ngoài ra, Thành đoàn Hà Nội còn tổ chức các đoàn tuyên truyền gìn giữ, bảo vệ môi trường; vân động đạp xe vì moi trường vào những ngày cuối tuần; dọn sạch rác ứ đọng ở các cống rãnh, kênh sông đểmôi trường thông thoáng …
(Theo Bản tin GD BVMT, Bộ GD & ĐT)
B
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
…………………………………..
Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 16
I – Bài tập về đọc hiểu

Cảnh sắc mùa xuân vùng trung du


Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mêm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào?

a- Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi
b- Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa
c- Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu)

a- 3 câu
b- 4 câu
c- 5 câu

3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì?

a- Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động
b- Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên
c- Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả?

a-Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi
b- Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
c- Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:

Còn những ai...ưa được một lần

...ong đời, gặp Bác? Hãy nhanh ....ân!

Tiến lên phía ...ước!....ên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần.

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

b) Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu:

Ô vân còn đây, cua các em

Chồng thư mới mơ, Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con tre

Nên đê bâng khuâng gió động rèm

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

2. Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người:

Thiên nhiênLợi ích
Đồi núi...................................................
...................................................
Rừng...................................................
...................................................
Sông...................................................
...................................................
Biển...................................................
...................................................
Mỏ dầu...................................................
...................................................
Mỏ kim loại...................................................
...................................................
3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu:

Trăng trên sông...trên đồng... trên làng quê...tôi đã thấy nhiều...duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy...đẹp quá sức tưởng tượng!

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) ghi chép lại ý chính của bài sau:

RỪNG “XÓA NGHÈO” CHO DÂN CHỢ ĐỒN

Nhờ nỗ lực trồng rừng, kết hợp với quy trình khai thác ổn định, đời sống người dân Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu, thậm chí thu nhập hàng trăm triệu. Điển hình là gia đình ông Hoàng Văn Thùng, thôn Khuổi Tặc, xã Bằng Lãng. Sau nhiều năm kiên trì trồng rừng, đến nay ông đã có hơn 20 héc-ta rừng mỡ, trong đó, riêng 10 héc-ta rừng mỡ cũng có thể cho thu bạc tỉ.

Một số hộ khác thì chú trọng trồng và khai thác nứa, có hộ kết hợp trồng rừng nuôi ong, trồng nông sản phụ, đặc biệt nhiều hộ còn trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy. Ở các xã phía nam huyện Vân Đồn cũng xuất hiện ngày càng nhiều tỉ phú rừng... Nhiều diện tích đất trống, các xã trong huyện trồng được khoảng 600 héc-ta rừng. Việc cấp giấy phép khai thác rừng khá ổn định. Rừng mang lại nguồn thu nhập khá nên nhân dân tổ chức bảo vệ rất hiệu quả, không xảy ra các hiện tượng cháy rừng hoặc khai thác rừng trái phép. Có thể nói, rừng và đất lâm nghiệp ở đây đã thật sự trở thành “kho báu” được nhân dân trong huyện khai thác để thoát nghèo và làm giàu một cách chính đáng, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

(Theo Minh Hằng)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 17
A – Kiểm tra đọc

I – Đọc thành tiếng
(6 điểm)

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 3, tập hai) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Buổi học thể dục (từ Thầy giáo nói đến nhìn xuống chúng tôi – Đoạn 3)

TLCH: Nen-li có quyết tâm rất cao để giành chiến thắng như thế nào?

(2) Người đi săn và con vượn (từ Một hôm đến chờ kết quả - Đoạn 2)

TLCH: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?

(3) Người đi săn và con vượn (từ Bỗng vượn mẹ đến không bao giờ đi săn nữa – Đoạn 3 và 4)

TLCH: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì?

(4) Sự tích chú Cuội cung trăng (từ Một lần, Cuội cứu được đến mắc chứng hay quên– Đoạn 2)

TLCH: Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên?

(5) Sự tích chú Cuội cung trăng (từ Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn đến gốc cây thuốc quý – Đoạn 3)

TLCH: Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?

II – Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Ngày như thế nào là đẹp

Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng:

- Một ngày tuyệt đẹp!

- Thật khó chịu! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

- Thế là thế nào? – Châu Chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.

- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! – Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.

Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ

Châu Chấu hỏi Kiến:

- Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé!

Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

(V.Ô-xê-ê-va – Thúy Toàn dịch)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp?

a- Ngày không có một gợn mây nào trên trời
b- Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng
c- Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục

2. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào?

a- Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng
b- Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoải mái
c- Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn

3. Các con vật trong truyện trên được nhân hóa bằng những cách nào?

(Gạch dưới một vài từ ngữ trong truyện để minh họa ý đã chọn)

a- Gọi bằng từ dùng để gọi người; tả bằng các từ dùng để tả người
b- Gọi bằng từ dùng để gọi người; nói thân mật như nói với người
c- Tả bằng các từ dùng để tả người; nói thân mật như nói với người

4. Dấu hai chấm dùng trong truyện trên có tác dụng gì?

a- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
b- báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
c- Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói nhân vật, lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

B- Kiểm tra viết

I – Chính tả nghe – viết
(5 điểm)

Con cò

Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.

(Đình Gia Trinh)

II – Tập làm văn (5 điểm)

Kể lại một việc làm của em thể hiện ý thức (hoặc hành động) bảo vệ môi trường sống quanh ta (VD: chăm sóc bồn hoa, vườn cây, trồng cây xanh; nhặt rác, dọn vệ sinh nơi công cộng; ngăn chặn những hành động, việc làm có hại cho môi trường sống ..)

Gợi ý:

a) Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?

b) Em làm việc đó như thế nào? Kết quả ra sao?

c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó thế nào?

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Thần Đồng,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
21
Lượt xem
3,798

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top