Phiếu bài tập cuối tuần (Tiếp theo) - Tiếng việt 4

Phiếu 21
I- Bài tập về đọc hiểu

Dế Mèn và Dế Trũi lên đường


Một ngày cuối thu, tôi và Trũi lên đường. Hôm ấy, nước đầm trong xanh. Những ánh cỏ mượt rời rợi. Trời đầy mây trắng. Gió thu hiu hiu thổi như giục lòng kẻ ra đi.

Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi một lạ, mỗi bước rời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Ngày kia, chúng tôi mê mải đi, tối lúc nào không biết. Một lúc, mặt trăng trắng bạch từ từ nhô lên.

Đêm ấy, trăng sáng lắm. Tôi bàn với Trũi, nhân đêm sáng trăng, trời đẹp và mát, ta cứ đi, không cần ngủ đỗ.

Nhưng nửa đêm, trời nổi cơn mưa lớn. Chúng tôi ẩn lại dưới tàu lá chuối, cả đêm nghe mưa rơi như đánh trống trên đầu. Sáng hôm sau, bừng mắt dậy, trời đã tạnh hẳn. Tôi nhìn ra trước mặt, thấy một làn nước mưa mới chảy veo veo giữa đôi bờ cỏ. Đây là con sông mà đêm qua chúng tôi không trông rõ.

Tôi bảo Trũi: “Xem như dòng sông này chảy ngoặt về phía bên kia, tức là cũng dọc theo đường ta định đi. Mấy hôm chúng mình cuốc bộ đã nhiều, bây giờ ta thử xuống sông đi thủy một chuyến. Trũi nghĩ thế nào? Cũng phải tập cho quen sông nước chứ!”.

Trũi nghe ngay. Trũi bàn mỗi đứa nên đi một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô. Mùa nước lớn mỗi ngày, cái giống bèo sen Nhật trôi lang thang mặt nước vẩn vơ như chim vỡ tổ. Mỗi chiếc lá có một bầu phao khô to như quả trứng, cưỡi lên thì nhẹ và êm lắm. Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng tôi bàn thêm: lấy vài lá sen Nhật ghép lại đóng thành bè đi chung, tiện hơn nhiều. Chúng tôi bèn ghép ba bốn cánh bèo sen lại, làm một chiếc bè. Bè chúng tôi theo dòng trôi băng băng.

(Theo Tô Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh vật hôm Dế Mèn và Dế trũi lên đường được miêu tả như thế nào?

a- Nước đầm trong suốt; cỏ xanh rười rượi; trời đầy mây; gió hiu hiu
b- Nước đầm trong xanh; cỏ mượt rời rợi; trời đầy mây trắng; gió hiu hiu
c- Nước đầm xanh thẫm; cỏ non mượt mà; trời đầy nắng ấm; gió thu mát

Câu 2. Những chi tiết nào cho thấy đôi bạn rất say mê, hứng thú với chuyến đi?

a- Cùng nhau say ngắm dọc đường, mỗi bước chân mỗi thấy tuyệt vời
b- Ngày đi, đêm nghỉ, thấy non sông phong tục mỗi nơi một khác
c- Nhìn không chán, mỏi chẳng muốn dừng, mê mải đi, tối lúc nào không biết

Câu 3. Khi nhận ra con sông, đôi bạn đã nghĩ ra cách gì để tiếp tục đi?

a- Mỗi bạn tạo một chiếc thuyền bằng lá bèo sen Nhật khô để đi
b- Cưỡi lên bầu phao khô to như quả trứng của bèo sen để đi
c- Ghép ba bốn cánh bèo sen lại làm một chiếc bè để đi chung

Câu 4. Chuyến đi của đôi bạn có điều gì thú vị?

a- Thấy cảnh vật thiên nhiên trở nên quen thuộc, gần gũi
b- Thấy carnhthieen nhiên đẹp và có nhiều điều mới lạ
c- Thấy cảnh vật rất mới lạ và có nhiều điều mạo hiểm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. Đặt câu để phân biệt các cặp từ ngữ:

a) - da dẻ:…………………………………………………..

- ra rả:……………………………………………………

b) - tham gia:……………………………………………….

- va vấp:………………………………………………….

c) - giã gạo:…………………………………………………

- rã rời:……………………………………………………

Câu 2. a) Tìm từ có tiếng thám ghi vào ô trống phù hợp với nghĩa được nêu:

(1) Thăm dò bầu trời:

(2) Gián điệp tìm kiếm và truyền tin:

(3) Thăm dò, khảo sát những nơi xa lạ, có nhiều khó khăn, có thể nguy hiểm

(4) Dò xét, nghe ngóng tình hình:

b) Chọn từ có tiếng du điền vào từng chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:

(1) Hè đến, cả nhà bác em thường đi………..ở nước ngoài.

(2) Tập quán………..,………..là một tập quán lạc hậu.

(3) Chúng tôi được bác Hai mời lên thuyền………..trên sông.

Câu 3. a) Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:

(1) Bông hoa này đẹp. ……………………………………

(2) Chim yến hót hay. …………………………………….

(3) Thời gian trôi nhanh. …………………………………….

b) Viết tiếp vào chỗ trống để nhận xét mỗi câu cảm sau bộc lộ cảm xúc gì.

(1) Ôi, mẹ, mẹ về Hương ơi! (Câu bộc lộ cảm xúc…………………….)

(2) Eo ơi, đường bẩn quá! (Câu bộc lộ cảm xúc ……………………….)

(3) Chữ bạn Thảo đẹp ơi là đẹp! (Cau bộc lộ cảm xúc………………….)

Câu 4. Ghi lại kết quả quan sát của em về một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú

Tên con vật;……………………………………

a) Đặc điểm ngoại hình

- Bộ lông (da):……………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Bộ lông (da):……………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Đầu (tai, mắt, mũi , miệng…):…………………………………..

………………………………………………………………………

- Thân mình:………………………………………………………..

………………………………………………………………………

- Chân, đuôi….:……………………………………………………..

………………………………………………………………………

b) Hoạt động nổi bật

- Lúc đứng, ngồi, đi lại (bay nhảy):……………………………….

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

- Lúc ăn uống, nghỉ (ngủ)…:………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

- Quan hệ đồng loại (hoặc con cái):………………………………

………………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 22
I- Bài tập về đọc hiểu

Đi tìm quặng giữa ngày xuân


Đứng trên vỉa rừng, tôi nhìn xuống sông Đà. Dòng nước loang loáng chảy xuôi, sáng nay, như thêm rộng thêm tươi. Mưa phùn nhẹ nhàng bay, xóa nhòa những vết nhăn trên mặt sông. Mùa xuân đã về trên Tây Bắc. Những cánh hoa đầu mùa cũng bắt đầu khoe sắc xuân.

Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối. Đây là một vùng hoang vắng, phải phát lối mà đi. Những nhát búa đầu tiên trên những tảng đá đen sẫm làm rung chuyển cả một vùng. Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt. Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn. Người đi phải thận trọng từng bước để bảo vệ các máy móc mang theo.

Mải mê nghiên cứu, chúng tôi không ai chú ý đến thời gian. Những hòn cuội màu đỏ nâu, long lanh ánh thép, đang nằm dưới lòng suối thu hút tâm trí chúng tôi. Tôi sục tay xuống suối, nhặt một hòn cuội đặt vào tảng đá rồi dạng chân chèo, né mình quai búa. Ngọn lửa tóe ra, một mùi khét bốc lên

- Loại sắt tốt đấy!

Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quạng, lòng hân hoan khó tả. Người ta thường nói “vui như Tết”. Cái vui Tết của chúng tôi lại là cái vui tìm được quặng vào giữa những ngày đầu xuân.

(Theo Vương Hồng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh đẹp mùa xuân ở vùng Tây Bắc được miêu tả bằng những hình ảnh nào?

a- Dòng nước rộng hơn, tươi hơn; mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; cánh hoa nở báo mùa xuân
b- Dòng nước loang loáng chảy xuôi; mưa phùn nhẹ nhàng bay; cánh hoa đầu mùa bắt đầu khoe sắc xuân.
c- Mưa phùn gợn những vết nhăn trên mặt sông; mùa xuân đã về trên Tây Bắc; cánh hoa nở khoe sắc xuân

Câu 2. Câu văn nào miêu tả rõ nhất khó khăn của đoàn địa chất trên đường đi tìm quặng?

a- Chúng tôi xác định điểm khảo sát trên bản đồ, rồi men theo bờ sông, ngược dòng, lên tận ngọn nguồn một con suối.
b- Chúng tôi phải mở đường xuyên mãi vào rừng, ngược mãi lên ngọn suối để nghiên cứu vùng đá có chứa quặng sắt
c- Vượt những vỉa đá nằm chắn ngang đường thật là gian khổ nhưng băng qua những thác khô còn khó khăn hơn: thác càng khô rêu càng ẩm, đường càng trơn.

Câu 3. Từ nào có thể thay thế cho từ hân hoan trong câu “Chúng tôi chuyền tay nhau ngắm nghía mảnh quặng, lòng hân hoan khó tả”?

a- Háo hức
b- Hồi hộp
c- Vui sướng

Câu 4. Bài văn muốn nói lên điều gì?

a- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi tìm thấy quặng
b- Miêu tả con đường đi tìm quặng và niềm vui của những người địa chất khi mùa xuân đến
c- Miêu tả vẻ đẹp cảnh vật vùng Tây Bắc và niềm vui của những người địa chất trên đường đi tìm quặng

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.
Tìm từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào chỗ trống:

- lanh / (M: long lanh) - nanh /…………. .……..

- lang / ……………….. - nang /…………………..

- lẻo /…………………. - nẻo /…………………….

- nỗi /………………….. - lỗi /……………………..

Câu 2. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

a) Trên bầu trời cao trong xanh, những cánh diều đang chao lượn

b) Ngay giữa vườn, trên tán cây mít, bầy chim sâu rủ nhau về làm tổ

c) Vào khoảng tháng hai, trên khắp các cành cây, lộc non lại đâm ra tua tủa.

Câu 3. Nối trạng ngữ ở cột trái với vế câu thích hợp ở cột phải rồi chép lại câu đã hoàn chỉnh:

(1) Trên đường phố (a) mặt trời nhô lên đỏ ửng cả một vùng
(2) Trước cổng trường (b) khoảng trời trở nên trong vắt, cao lồng lộng
(3) Xa xa, sau dãy núi còn mờ hơi sương (c) các bạn học sinh đã tập trung đông đủ
(4) Trong khoảng đêm sâu thẳm (d) người và xe đi lại tấp nập
(1)……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

(2)……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

(3)……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

(4)……………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Câu 4. Viết đoạn văn tả một vài đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của một con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 23
I- Bài tập về đọc hiểu

Gấu bông Các-men


Ba năm trước, Át-li, con gái tôi bị ung thư. Sau cuộc đại phẫu thuật, con bé trở nên nhút nhát và đầy nghi ngại với thế giới xung quanh. Một hôm, khi chúng tôi đang cùng xem chương trình ti vi về một phóng viên đã đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Át-li bỗng thốt lên: “Con ước gì có thể làm được như vậy!”. Tôi nhìn vào đôi mắt với ánh lửa nhiệt tình của con gái và chợt nhớ đến con gấu bông Các-men của Át-li. Tại sao không để cho Các-men thay Át-li đi vòng quanh nước Mĩ?

Chúng tôi mua cho Các-men một cuốn sổ xinh xắn để làm nhật kí hành trình và Át-li viết vào trang đầu tiên trong cuốn nhật kí hành trình của Các-men:

“Tên tôi là Át-li và tôi mới lên mười. Tôi xem trên ti vi thấy có một phóng viên đi vòng quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe. Tôi rất muốn làm được như vậy, nhưng bố mẹ tôi không đồng ý. Tôi muốn gấu bông Các-men thay tôi làm điều đó. Tiếc là nó không thể tự đi được, bạn có thể giúp nó được không?.... Hãy để Các-men đi cùng bạn và hãy bảo vệ nó. Tôi sẽ nhớ Các-men nhiều lắm.

Những người bạn mới. Các-men và Át-li.”

Đến khoảng giữa tháng Chín, Các-men trở về nhà trong một cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai. Cái hộp đựng đầy vật lưu niệm của những vùng đất Các-men đã tới và những con người nó gặp. Một cái mũ rơm vùng Guy-con-sin. Một cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki. Một bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki. Một bức ảnh nữa chụp Các-men đang bơi ở một bể bơi A-ri-dô-na. Các-men đã đi tới mười sáu bang, kể cả Ha-oai.

Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn. Những người bạn mà một cô bé mười tuổi sống ở vùng nông thôn I-ô-goa như Át-li đáng lẽ không bao giờ có cơ hội gặp mặt.

(Ma-ri-ta I-guyn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Át-li mong muốn điều gì khi xem chương trình ti vi?

a- Được đi vòng quanh nước Mĩ như người phóng viên trên ti vi
b- Được bố mẹ đưa đi dạo quanh chơi quanh nước Mĩ cùng với gấu bông
c- Được đi nhờ xe để đến chơi với các bạn khắp nơi trên thế giới

Câu 2. Át-li làm thế nào để thực hiện được mong muốn của mình?

a- Xin bố mẹ cho mình tự do dạo quanh nước Mĩ bằng cách đi nhờ xe
b- Cùng với gấu bông Các-men đi nhờ xe để dạo quanh nước Mĩ
c- Cho gấu bông Các-men thay mình đi nhờ xe dạo quanh nước Mĩ

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ những vật lưu niệm mà gấu bông Các-men đem về cho Át-li?

a- Cái hộp đóng dấu bưu điện Ha-oai, mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp bể bơi A-ri-dô-na.
b- Mũ rơm vùng Guy-con-sin, cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, ảnh chụp với chuột Mic-ki và chụp ở bể bơi A-ri-dô-na.
c- Cái vòng của người da đỏ vùng Che-ro-ki, bức ảnh chụp chung với chuột Míc-ki, ảnh chụp Các-men đang bơi ở bể bơi ở A-ri-dô-na.

Câu 4. Em hiểu “những người bạn” trong câu “Nhưng Các-men đã mang về nhà còn nhiều hơn thế, nó còn trở về với những người bạn” là ai?

a- Là những người theo Các-men về nhà sau chuyến vòng quanh nước Mĩ
b- Là những người Các-men gặp gỡ trên đường đi vòng quanh nước Mĩ
c- Là những người bạn tốt bụng đã đưa Các-men đi vòng quanh nước Mĩ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. Viết lại các câu thơ cho đúng chính tả sau khi điền vào chỗ trống:

a) s hoặc x

Ai đem con ….áo…ang…ông

Để cho con …áo….ổ lồng bay …a.

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

b) ong hoặc ông

D….s…..bên lở bên bồi

Cánh đ….vàng….niềm vui đôi bờ.

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Câu 2. a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” trong các câu sau:

(1) Đến lúc đường phố lác đác lên đèn, cậu bé mới chịu đứng dậy, lững thững bước ra khỏi công viên.

(2) Cứ vào khoảng năm giờ sáng, tiếng gà lại rộn rã vang lên khắp xóm

(3) Bên bếp lửa bập bùng, các già làng đã kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn.

(4) Khi nghe lao xao tiếng bà về chợ, cả lũ cháu chúng tôi đều tíu tít chạy ra đón.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” cho các vế câu sau:

(1)………………………., trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(2)………………………., cậu bé Nguyễn Hiền đã được phong Trạng nguyên.

(3)……………………….. Đác-uyn vẫn không ngừng học.

Câu 3. a) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) trong các câu sau:

(1) Nhờ chăm chỉ học tập, Minh Trang đạt kết quả tốt tất cả các môn học.

(2) Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

(3) Vì thương con, mẹ tôi không quản thức khuya dậy sớm lo cơm gạo cho anh em tôi ăn học.

(4) Nhờ được chăm bón thường xuyên, vườn rau nhà tôi lúc nào cũng xanh tốt.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” (hoặc “Nhờ đâu?”) cho các vế câu sau:

(1)………………………., Tuấn Anh bị cảm nắng.

(2)………………………., Lan Anh không trả lời được câu hỏi của cô giáo

(3)………………………….., bé Hoa mặc thêm áo len cho búp bê.

(4)………………………….., Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ rất đẹp.

Câu 4. Viết đoạn mở bài (gián tiếp) và đoạn kết bài (mở rộng) cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được

Mở bài (gián tiếp)

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Kết bài (mở rộng)

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 24
I- Bài tập về đọc hiểu

Họ đã nghèo đến như thế nào?


Ngày nọ, một người đàn ông – chủ của một nông trại giàu có – quyết định dẫn đứa con trai của mình đi du ngoạn, với mục đích duy nhất là chỉ cho nó biết “như thế nào là cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân”.

Sau khi kết thúc chuyến đi, trên đường trở về người cha đã hỏi đứa con trai của mình: “Chuyến đi như thế nào hả con?”.

Cậu bé trả lời: “Tuyệt vời lắm cha ạ!”.

"Thế, con có thấy những người nông dân đó, người ta đã nghèo đến như thế nào không?”. – Người cha hỏi tiếp.

“Ồ, con đã nhận thấy rất rõ cha ạ!”. – Cậu bé trả lời.

"Con đã thấy chúng ta chỉ có một con chó duy nhất, nhưng họ đã có đến những bốn con.

Chúng ta chỉ có một hồ bơi thật rộng ở giữa vườn nhà, nhưng họ có một con sông dài thật dài không thấy đâu là bến bờ.

Chúng ta có một cái đèn lồng ngoài vườn, được nhập khẩu từ nước ngoài, đẹp thật đấy, nhưng những người nông dân kia có cả bầu trời với những vì tinh tú chiếu sáng.

Sân vườn nhà ta rộng thật đấy, nhưng họ lại có cả đường chân trời.

Chúng ta chỉ có một mảnh đất nhỏ để sống, nhưng họ lại có cả những cánh đồng rộng bát ngát và ngút ngàn.

Chúng ta có kẻ hầu người hạ, nhưng họ lại phục vụ được cho những người khác.

Chúng ta phải mua thực phẩm để nuôi sống chúng ta, nhưng họ lại có thể tự làm ra để nuôi lấy chính bản thân mình.

Chúng ta có những bức tường kiên cố để bảo vệ tài sản của chúng ta, nhưng họ lại có những người bạn chân chính bảo vệ họ.”

Nói đến đây, cậu bé quay sang và nói với cha cậu rằng: “Con cảm ơn cha vì đã cho con biết chúng ta đã nghèo đến như thế nào”. Người cha lặng người khi nghe đứa con của mình nói như vậy.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Người chủ nông trại muốn con hiểu được điều gì khi đưa con đi du ngoạn?

a- Người nông dân làm việc vất vả như thế nào
b- Người nông dân nghèo khổ như thế nào
c- Công việc hằng ngày của người nông dân

Câu 2. Trong con mắt của cậu bé, người nông dân có những gì?

a- Sông dài, trời rộng, cánh đồng bát ngát, thực phẩm tự làm, bạn bè chân chính…
b- Sông nhiều, trời đầy sao, sẵn thực phẩm để nuôi sống mình, bạn bè chân chính...
c- Đất đai để sinh sống, tường kiên cố để bảo vệ được tài sản, nhiều bạn bè giúp đỡ…

Câu 3. Sau chuyến đi, cậu bé đã nói điều gì bất ngờ khiến người cha lặng người?

a- Chuyến đi giúp cậu mở mang hiểu biết về thiên nhiên và cuộc sống
b- Chuyến đi giúp cậu hiểu cuộc sống nghèo khổ của người nông dân
c- Chuyến đi cho cậu biết gia đình cậu nghèo hơn so với người nông dân

Câu 4. Câu chuyện muốn cho chúng ta biết điều gì?

a- Cuộc sống đầy vất vả, khó khăn của những người nông dân
b- Cuộc sống giàu có, đẹp đẽ và rất thú vị của những người nông dân
c- Cậu bé ngây thơ nên không hiểu cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.
Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

-…ải…uốt/…….
-….ạm….ổ/……
-….ang….ải/……..
-….ạm….ưởng/……..
b) iêu hoặc iu

- kì d…./……..
- dắt d…../…….
-hiền d…./…….
-cánh d……/…….
Câu 2. Tìm từ có tiếng “lạc” thích hợp điền vào mỗi chỗ trống:

a) Khi viết văn, chúng ta cần đọc kĩ đề bài để không bị………

b) Mặc dầu gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cô Tâm vẫn rất……yêu đời

c) Nếu không có điện thoại thì giờ đây chúng ta……với nhau sẽ rất khó khăn.

d) Vì không cẩn thận, cô Thoa đã để hồ sơ bị……………………………….

Câu 3. a) Những câu nào có bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” Gạch dưới những bộ phận đó

(1) Để có sức khỏe, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục

(2) Vì thiếu tiếng cười của bé, căn nhà trở nên trống vắng, buồn thiu

(3) Để tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, lớp em đã tham gia lao động chăm sóc nghĩa trang.

b) Thêm bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi "Để làm gì?” cho các vế câu sau:

(1) ……………………., lớp em thành lập Đôi bạn cùng tiến

(2)…………………….., xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.

(3)……………………………...., khi đọc sách, chúng ta phải để sách xa mắt

Câu 4. Tả một con vật mà em được tiếp xúc trực tiếp hoặc nhìn thấy trên truyền hình, qua phim ảnh.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu 25
I – Bài tập về đọc hiểu

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên


Tôi tìm thấy ở thiên nhiên vị ngọt sắc của những trái mít, ngọt lịm của những trái vải quê hương và cái ngọt dịu dàng của nắng chiều tà. Rồi tôi cũng tìm thấy ở thiên nhiên cả vị chua gắt của những trái sấu, màu xanh đầy sức sống của cây lá… Hương vị thiên nhiên chan chứa bao nét đặc trưng mà ở đâu ta cũng có thể đưa nó vào đầu lưỡi, nhấm nháp và thưởng thưc một cách thích thú.

Tôi tìm thấy ở thiên nhiên tiếng sáo diều vi vu trên những con đê lộng gió và tiếng tu hú từng đàn theo nhau bay đậu khắp các ngọn cây vải. Âm thanh thiên nhiên lúc rộn ràng niềm vui, lúc lại êm đềm sâu lắng như giai điệu của một bản đàn.

Ở thiên nhiên, tôi tìm thấy những hương vị, âm thanh, màu sắc và cả những đường nét thật đẹp đẽ. Quan trọng hơn là tôi thấy tâm hồn tôi hòa hợp với cây cỏ, chim muông, sông nước, đất trời hay bất cứ thứ gì mà tạo hóa đã ban tặng cho thế gian này.

(Theo Nguyễn Minh Châu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Tác giả tìm thấy ở thiên nhiên những vị ngọt nào?

a- Vị ngọt sắc của trái mít, ngọt lịm của trái vải, ngọt dịu dàng của nắng chiều tà
b- Vị ngọt thanh của trái sấu chín, vị ngọt máu của vú sữa
c- Vị chua gắt của trái sấu, màu xanh đầy sức sống của lá cây

Câu 2. Những âm thanh nào của thiên nhiên được tác giả nhắc đến trong bài?

a- Tiếng gió thổi rì rào, tiếng lá cây cào xạc
b- Tiếng sáo diều vi vu, tiếng tu hú từng đàn
c- Tiếng tu hú râm ran, tiếng đàn sâu lắng

Câu 3. Âm thanh của thiên nhiên được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

a- Rộn ràng niềm vui, êm đềm sâu lắng
b- Êm đềm sâu lắng, rộn rã niềm vui
c- Rộn rã niềm vui, dịu dàng êm ái.

Câu 4. Bài văn muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì?

a- Thiên nhiên đem đến cho ta nhiều hương vị, màu sắc, âm thanh thú vị
b- Con người cần quan sát, dùng mọi giác quan để cảm nhận thiên nhiên
c- Phải biết trân trọng tất cả những gì mà thiên nhiên đã ban tặng cho ta

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. a) Tìm và ghi lại các từ láy theo yêu cầu sau:

(1) Láy âm đầu r (M: rung rinh):………………………………

……………………………………………………………………

(2) Láy âm đầu d (M: dập dìu):……………………………….

……………………………………………………………………

(3) Láy âm đầu gi (M: giàn giụa):……………………………

……………………………………………………………………

b) Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên từng chữ in đậm cho thích hợp:

(1) Tằm đói một bưa bằng người đói nưa năm.

(2) Đi hoi già, về nhà hoi tre.

(3) Tháng bay heo may, chuồn chuồn bay thì bao.

(4) Ăn qua nhớ ke trồng cây.

Câu 2. a) Tìm và ghi vào ô trống trong bảng:

6 từ ghép có tiếng vui
3 từ láy có tiếng vui3 từ ghép có nghĩa tổng hợp3 từ ghép có nghĩa phân loại
(1)…………………..(1)…………………..(1)……………………..
(2)………………….(2)…………………..(2)……………………...
(3)………………….(3)…………………..(3)……………………..
b) Đặt 3 câu, mỗi câu có một từ trong mỗi nhóm trên

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Bằng cái gì? (Với cái gì?) trong mỗi câu sau:

(1) Bằng một động tác thuần thục, ông Cản Ngũ thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như nắm con ếch giơ lên.

(2) Với thái độ bình tĩnh, hiên ngang trước giờ xử bắn, người nữ anh hùng trẻ tuổi Võ Thị Sáu đã làm cho kẻ thù phải cúi đầu khiếp sợ.

(3) Để bảo vệ môi trường, xã em đã phát động phong trào Phủ xanh đồi trọc.

(4) Với nghị lực phi thường, dù đã bị liệt cả hai cánh tay, Nguyễn Ngọc Ký vẫn kiên trì luyện tập và viết được những dòng chữ đẹp bằng chân.

Câu 4. Thêm bộ phận trạng ngữ cho câu hỏi Bằng cái gì? (Với cái gì?)

(1)……………, các nghệ sĩ đã chinh phục được khán giả.

(2)…………………., nhà văn Tô Hoài đã miêu tả thế giới loài vật rất sinh động.

(3)…………………………., Trần BÌnh Trọng đã thét vào mặt quân xâm lược phương Bắc: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
26
Lượt xem
6,132

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top