Phiếu bài tập môn tiếng việt lớp 2

Học Cùng Con

Thành Viên
Điểm
0
Phiếu số 1

Page-1.jpg


1. Có thế đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong từng câu của đoạn văn sau:

Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khống lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hông tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào sảo sậu sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống.
(Vũ Tú Nam)​

2. Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại từng câu cho đúng:
(1) Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen trong hồ.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

(2) Con chim xẻ đậu trên sà nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

3. Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp:

rễ - dễ

- (rễ)………………………………………………..

- (dễ) ……………………………………………….

(Lưu ý: Ngoài ra cha mẹ có thể cho con đọc sách, báo, truyện thiếu nhi, mỗi ngày 1 câu chuyện)
Nguồn tổng hợp
 

Đính kèm

Phiếu số 2
1. Viết chính tả đoạn văn sau:
Chim chiền chiện

Chiền chiện nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng dấp như một kị sĩ.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:
a. Non xanh nước biếc.
b. Mưa thuận gió hòa.
c. Chớp bể mưa nguồn.
d. Thẳng cánh cò bay.
e.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:
a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?
b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?
c. Bao giờ bạn về quê?
d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

4. Có thế đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong từng câu của đoạn văn sau:
Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào sáo sậu sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống.
(Vũ Tú Nam)

5. Hãy sắp xếp các câu sau cho đúng thứ tự để có đoạn văn tả con ngan nhỏ:
1. Nó có bộ lông vàng óng.
2. Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, trông chỉ to hơn cái trứng một tí.
3. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ.
4. Đôi mắt chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng đưa đi đưa lại như có nước.
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu số 3

I . Bài tập về đọc hiểu

Người bạn nhỏ


Trong những con chim rừng, Lan thích nhất con nộc thua. Có hôm Lan dậy thật sớm, ra suối lấy nước, chưa có con chim nào ra khỏi tổ. Thế mà con nộc thua đã hót ở trên cành. Có những hôm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa hết. Nhưng con nộc thua vẫn bay đi kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình. Trong rừng chỉ nghe có tiếng mưa và tiếng con chim chịu thương, chịu khó ấy hót mà thôi. Thành ra, có hôm Lan đi học một mình mà cũng thấy vui như có bạn đi cùng.
(Quang Huy )

* Nộc thua: loài chim rừng nhỏ, lông màu xanh, hót hay.


Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng .

Câu 1. Bạn Lan sống và học tập ở vùng nào?
a - Vùng nông thôn
b - Vùng thành phố
c - Vùng rừng núi

Câu 2. Chi tiết nào cho thấy nộc thua là con chim “chịu thương, chịu khó”?

a - Dậy sớm, bay khỏi tổ để ra suối uống nước
b - Dậy sớm đi kiếm mồi hoặc hót trên cành cao
c - Dậy sớm hót vang, trong lúc trời mưa rất to

Câu 3. Khi trời mưa gió, Lan nghe thấy những âm thanh gì trong rừng?

a - Tiếng mưa rơi, tiếng suối reo vui
b - Tiếng mưa rơi, tiếng nộc thua hót
c - Tiếng suối reo, tiếng nộc thua hót

Câu 4. Vì sao trong những con chim rừng, Lan thích nhất nộc thua?

a - Vì nộc thua hót hay và chịu thương, chịu khó
b - Vì nộc thua hót hay và luôn cùng Lan đi học
c - Vì nộc thua hay hót trên con đường Lan đi học

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
a) c hoặc k
- con … ò / ……………. - đàn … iến / …………….
- con … ua / ………….. - thước … ẻ / …………….

b)l hoặc n
- ăn … o / …………… - … o lắng / ………………
- gánh … ặng / ………. - im … ặng / ……………..

c) an hoặc ang
- l … xóm / ………….. - l … gió / ………………...
- quạt n …/………….. – nở n …/ ………………...

Câu 2. Xếp các từ in đậm trong đoạn thơ sau vào từng ô trong bảng:
Em
cầm tờ lịch

- Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười.
- Ngày hôm qua ở lại
Trên cành hoa trong vườn
Nụ
hồng lớn lên mãi
Đợi đến ngày tỏa hương.
- Ngày hôm qua ở lại
Trong hạt lúa mẹ trồng
Cánh đồng chờ gặt hái
Chín vàng màu ước mong …
(Bế Kiến Quốc)

Chỉ người
(3 từ)
……………………………………..
Chỉ vật
(7 từ)
…………………………………….
……………………………………...
Chỉ hoạt động, đặcđiểm
(4 từ)

……………………………………..

Câu 3. Đặt mỗi câu với mỗi từ chọn được ở 3 ô trong bảng trên (bài tập 2):
( 1 ) …………………

( 2 ) …………………

( 3 ) …………………

Câu 4. Hỏi một bạn trong tổ vài điều cần biết để hoàn thoành đoạn giới thiệu dưới đây (điền vào chỗ trống):
Tổ em có bạn ………………………………………………………
Bạn ……….. quê ở ………………………., học cùng em ở lớp…
Trường Tiểu học …………………………………………………..
Bạn ……….. thích học môn …………………….., thích làm các việc:
……………………………………………………………
Nguồn tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu số 4
I – Bài tập về đọc hiểu:
Một người ham đọc sách

Đan-tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Không đủ tiền mua sách, ông làm quen với người bán hàng để mượn sách về nhà xem.
Một hôm, người chủ quán sách không muốn cho Đan-tê mượn cuốn sách mới. Ông liền đứng tại quầy hàng để đọc, bất chấp mọi tiếng ồn ào xung quanh.
Khi ông đặt cuốn sách vừa đọc xong xuống để trả người chủ quán thì trời cũng sầm tối. Người chủ quán liền nói:
- Kẻ ra người vào ồn ào như vậy mà ông cũng đọc được hết cuốn sách à?
Đan-tê ngơ ngác đáp:
- Có người ra vào ồn ào ư? Tôi chỉ thấy người trong sách đi lại nói chuyện với nhau thôi!
(Theo Cuộc sống và sự nghiệp)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Đan-tê làm quen với người bán sách để làm gì?

a - Để mượn sách về nhà xem
b - Để trao đổi về các cuốn sách
c - Để mua được nhiều sách hay

2. Khi đọc sách tại quầy hàng, Đan-tê chỉ thấy gì?
a - Tiếng ồn ào của những người xung quanh
b - Kẻ ra người vào nói chuyện với nhau
c - Người trong sách đi lại nói chuyện với nhau

3. Có thể thay tên câu chuyện bằng cụm từ nào dưới đây?
a - Một người biết đọc sách
b - Một người mê đọc sách
c - Một người đứng đọc sách

4. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ “cuốn” (trong cuốn sách)?
a - trang
b - quyển
c - chồng

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Gạch dưới các chữ viết sai chính tả (g/ gh, s/ x, ăn / ăng ) rồi chữa lại cho đúng:
(Viết vào chỗ trống ở dưới.)
a) Bạn An thường gé vào hiệu sách gần ghốc cây đa.
……………………………

b) Minh xắp xếp sách vở vào cặp xách để sách tới trường.
……………………………

c) Chú Hải lặn lẽ bơi ra xa rồi lặng sâu xuống nước để mò trai ngọc.
……………………………

2. Dùng các từ ở 5 ô dưới đây để xếp thành 3 câu khác nhau và viết lại cho đúng chính tả:
M: Minh học giỏi, lao động chăm.
( 1 ) ……………………………
( 2 ) ……………………………
( 3 ) ……………………………

Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống cuối mỗi câu sau:
- Năm nay em bao nhiêu tuổi
- Em có thích đi học không
- Cô giáo dạy lớp 2 của em tên là gì

4. a) Viết lời chào hỏi thích hợp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại:

Mai: ………………………………………………

Minh: …………………………….. Bạn đi đâu đấy?

Mai: À, mình sang nhà bà nội. Còn bạn vừa đi đâu về phải không?

Minh: Ừ! Mình sang nhà bạn Long mượn quyển sách về đọc.

b) Viết tiếp vào các chỗ trống để hoàn thành đoạn tự giới thiệu:
Tôi tên là …………………………….............
Hiện nay, tôi là học sinh lớp….. Trường Tiểu học ……
Sở thích của tôi là……………………………
Tôi rất muốn được làm quen với các bạn
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu số 5

I – Bài tập về đọc hiểu
Ai cam đảm

Hùng giơ khẩu súng lục bằng nhựa ra khoe với các bạn và nói:
- Bây giờ thì tớ không sợ gì hết!
- Mình cũng vậy, mình không sợ gì hết! – Thắng vừa nói vừa vung thanh kiếm gỗ lên.
Tiến chưa kịp nói gì thì một đàn ngỗng đi vào sân. Chúng vươn dài cổ, kêu quàng quạc, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần và chạy biến. Thắng tưởng đàn ngỗng đến giật kiếm của mình, mồm mếu máo, nấp vào sau lưng Tiến.
Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em nhặt một cành cây, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, cổ vươn dài, quay đầu chạy miết.
(Nhị Hà phỏng dịch )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Vì sao Hùng và Thắng lúc đầu tỏ ý không sợ gì cả?
a – Vì nghĩ rằng mình có lòng can đảm
b – Vì nghĩ rằng đã có súng và kiếm gỗ
c – Vì nghĩ rằng đã có bạn Tiến giúp đỡ

2. Khi thấy đàn ngỗng đến gần, Hùng và Thắng đã làm gì?
a – Hùng giơ súng bắn ngỗng; Thắng cầm kiếm đuổi ngỗng.
b – Hùng nấp vào sau lưng Tiến; Thắng cất súng, chạy biến.
c – Hùng cất súng, chạy biến; Thắng nấp vào sau lưng Tiến.

3. Theo em, vì sao nói Tiến mới thật sự là người can đảm?
a – Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã đứng che cho bạn khỏi bị ngỗng tấn công
b– Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã nhanh trí nhặt cành cây xua đàn ngỗng đi
c – Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã nhanh trí lừa được đàn ngỗng đi ra chỗ khác

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ “can đảm”?
a – Gan góc, không sợ nguy hiểm
b – Gan lì, không chịu thay đổi
c – Liều lĩnh, không sợ chết chóc

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả rồi viết lại từng từ cho đúng: (Viết vào chỗ trống ở dưới)
Nghơ ngác
………….
Ngỗ nghược
…………….
Ngiêm nghị
…………….
Nge ngóng
………….
Nghi nghờ
…………….
Ngô ngê
…………….

b) Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:
*tr hoặc ch
- con … âu /………………- ……âu báu / …………….
- lá ….. e/…………………- ……e chở / ……………..
*ngả hoặc ngã
- dấu ……../ ………..- nghiêng ………/…………
- ……. mũ / ……….-…….. ngửa/ ……………

2. Viết các từ sau vào đúng cột trong bảng:
Tre ngà, trẻ em, xe ngựa, học sinh, sư tử, sách vở, gà trống, lúa xuân
Chỉ ngườiChỉ đồ vậtChỉ con vậtChỉ cây cối
…………..…………..……………..………………
…………..…………..……………..……………….

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo câu kể:
Ai (hoặc cái gì, con gì)là gì?
Mẹ của em……………………….
………………………..là người bạn thân nhất của em.
a) Viết số thứ tự 1, 2 , 3, 4, 5 vào chỗ chấm theo đúng diễn biến câu chuyện “ Hai con dê ”:
… Dê trắng đi đằng kia sang.
… Dê đen đi đằng này lại.
… Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp.
… Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tòm xuống suối.
… Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.
b) Chép lại toàn bộ câu chuyện trên.
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
……………………………………………………………………..
Nguồn tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu số 6
I – Bài tập về đọc hiểu

Xe lu và xe ca

Xe lu và xe ca cùng đi trên đường với nhau. Thấy xe lu đi chậm, xe ca chế giễu bạn:
- Cậu đi như con rùa ấy! Xem tớ đây này!
Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở tít đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm.
Tới một quãng đường bị hỏng, xe ca phải đỗ lại vì lầy lội quá. Bấy giờ xe lu mới tiến lên. Khi đám đá hộc và đá cuội ngổn ngang đổ xuống, xe lu liền lăn qua lăn lại cho phẳng lì. Nhờ vậy mà xe ca mới tiếp tục lên đường.
Từ đấy, xe ca không chế giễu xe lu nữa. Xe ca đã hiểu rằng: công việc của bạn xe lu là như vậy.
(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
1. Thấy xe lu đi chậm, xe ca đã làm gì?
a- Đỗ lại để đợi xe lu đi cùng
b- Chế giễu xe lu đi chậm rồi phóng vụt lên
c- Động viên xe lu tiến lên đi nhanh hơn

2. Khi xe ca không đi qua được chỗ đường bị hỏng, xe lu đã làm gì?
a- Chế giễu xe ca kiêu căng, tưởng mình là giỏi
b- Tiến lên trước, bỏ mặc xe ca ở tít đằng sau
c- Lăn qua lăn lại đường phẳng lì cho xe ca đi

3. Theo em, lời khuyên nào dưới đây phù hợp nhất với nội dung câu chuyện?
a- Không nên coi thường và chế giễu người khác.
b- Không nên kiêu căng và coi thường mọi người.
c- Không nên tự coi mình luôn giỏi hơn mọi người.

4. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “phẳng lì” (trong câu “Khi đám đá hộc … cho phẳng lì.”)?
a- phẳng lặng
b- bằng phẳng
c- phẳng phiu

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) iênhoặc yên
- l…….. hoan / ……………- ….. vui/…………….
- …... …lặng/ ……………..- v…. phấn / …………

b) r hoặc d,gi
- ….. ành đồ chơi cho bé/……………….
- …. ành phần thắng/ …………………..
- đọc …. ất….õ… àng/…………………

c) ân hoặc âng
- v……… trăng/……………..- v…… thơ /……………….
- nước d…… lên/…………..- d ………… làng/………….

2. Viết câu hỏi vào cột A hoặc câu trả lời vào cột B sao cho phù hợp:

AB
( 1) Hôm nay là thứ mấy?-…………………………..
( 2 )……………………….- Ngày mai là thứ sáu.
( 3 ) Một tuần có mấy ngày?-…………………………….
( 4 ) ……………………….- Một năm có mười hai tháng

3. Ngắt đoạn sau thành 3 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
Long bị ốm không đi học được bạn bè trong lớp đến thăm Long và chép bài giúp bạn ai cũng mong Long mau khỏe để đến lớp học.

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

4. Viết 3-4 câu nói về một trường hợp cảm ơn (hoặc xin lỗi) của em.
Gợi ý: Một người bạn (hoặc người lớn tuổi, em nhỏ) đã giúp em việc gì?
Em đã tỏ thái độ thế nào và nói lời cảm ơn người đó ra sao?
Hoặc: Em đã vô tình làm việc gì phiền lòng một người bạn (hoặc người lớn tuổi, em nhỏ)? Em đã tỏ thái độ thế nào và nói lời xin lỗi người đó ra sao?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

…………………………………………………………
Nguồn tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu số 7
I – Bài tập về đọc hiểu
Đón ngày khai trường

Hôm nay, một ngày cuối thu đầy nắng. Gió chạy khắp sân trường gọi lá bàng háo hức. Nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng xanh, làm tươi lên cái áo vôi vàng của ngôi trường.
Cổng trường rung lên rồi rộng mở. Sân trường tràn ngập những âm thanh lảnh lót của bầy trẻ. Bọn trẻ tung tăng khắp chốn, kéo nhau lên gác, xô nhau xuống sân. Chúng ôm lấy thân cây bàng, giúi vào nhau cười trong những trò chơi đuổi bắt.
Tùng! Tùng! Tùng! … Tiếng gọi ồm ồm của bác trống già vang lên. Từ gác trên lao xuống, từ trong lớp chạy ra… học sinh dồn cả về phía sân trường. Tiếng hát cất lên, dồn dập trong tiếng vỗ tay. Kết thúc bài hát, giọng cô giáo ngân vang: “Ngày mai, chúng ta sẽ khai trường, bắt đầu một năm học mới! ”
(Theo Lê Phương Liên)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Đoạn 1 (“Hôm nay … của ngôi trường.”) tả gió và nắng thế nào?
a- Gió chạy khắp sân trường; nắng gọi những lá bàng xanh háo hức.
b- Gió chạy đến gọi lá bàng; nắng nhảy nhót trên cái áo vôi vàng.
c- Gió chạy khắp sân trường; nắng nhảy nhót trên những tán lá bàng.

2. Đoạn 2 (“Cổng trường rung lên .. trò chơi đuổi bắt.”) tả cảnh gì nổi bật?
a- Cảnh học trò vui đùa nhộn nhịp, náo nức ở cổng trường
b- Cảnh học trog tung tăng vui đùa khắp nơi trong trường
c- Cảnh học trò kéo nhau xuống sân để chơi trò đuổi bắt

3. Đoạn 3 (“Tùng! Tùng! Tùng! … năm học mới.”) tả những âm thanh gì nổi bật ở sân trường?
a- Tiếng trống; tiếng hát; tiếng chân đi; tiếng vỗ tay
b- Tiếng trống; tiếng hát; tiếng vỗ tay; tiếng cô giáo
c- Tiếng trống; tiếng cô giáo; tiếng học trò cười vui

4. Bài văn miêu tả cảnh gì?
a- Cảnh học sinh háo hức chuẩn bị vui đón ngày khai trường
b- Cảnh học sinh háo hức vui chơi trong ngày lễ khai trường
c- Cảnh sân trường đầy nắng, gió và học sinh vui chơi háo hức

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) ia hoặc ya
- thức khu… /………..- tính ch…../…………….
- t….. nắng/…………...- ý ngh …../…………….

b) l hoặc n
- hoa … ở/…………..- ……. ở đất/………….
- đi …. ên/………….- làm ….. ên/……………

c) en hoặc eng
- cái x……../………….- dè s………/………….
- thổi k…../…………..- đánh k…../…………..

2. Viết lại cho đúng các tên riêng:
a) Tên riêng của người
- Lê văn thịnh/………. - Võ thị thu/………
- Nguyễn bá khánh HÀ/………………….
- Trần vũ thị Thu thủy/……………………

b) Tên riêng của sông, hồ, núi, đất đai
- Trường sơn/………… - cửu Long/……
- hải phòng/………. - Hoàn kiếm/………

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để thành câu:
Ai (hoặc cái gì, con gì)là gì?
Emlà………………………..
Môn em yêu thíchlà……………………….
Ước mơ của emlà……………………….

4. a) Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi (có thể đặt tên cho bạn trai, bạn gái):
Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 5

(1) Bạn trai nhặt được vật gì gần cửa lớp học?
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 5

( 2 ) Bạn trai và bạn gái trao đổi với nhau thế nào?
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 5

( 3 ) Bạn trai đến gặp cô giáo để làm gì?
…………………………………………………………
…………………………………………………………

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 5

( 4 ) Cô giáo khen bạn trai thế nào?
…………………………………………………………
…………………………………………………………

b) đặt tên cho câu chuyện ở a:…………………

Nguồn tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu số 8
I- Bài tập về đọc hiểu:

Em học sinh mới


Đang giờ học Toán, một phụ nữ dắt bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo: “Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô”.

Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?” Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!”. Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui lóe lên trong ánh mắt các em.

Cô nhẹ nhàng nói:

- Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a?

CẢ sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển. Ô-li-a ngồi vào chỗ một bạn được chuyển đi. Em nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

( Theo Xu-khôm-lin-xki )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Khi nhận Ô-li-a vào lớp, cô giáo nhìn học sinh như muốn nói điều gì?

a- Hãy nhường chỗ ngồi tốt nhất cho bạn mới.
b- Đừng chế nhạo và trêu chọc người bạn mới.
c- Đừng tỏ thái độ ngạc nhiên và chế nhạo bạn.

2. Đáp lại ánh mắt của cô, các bạn đã có biểu hiện như thế nào?

a- Cười âu yếm, ánh mắt lóe lên niềm vui
b- Cười âu yếm, ánh măt dịu dàng, tin cậy
c- Cười chế nhạo, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên.

3. Trước thái độ thân thiện của bạn bè trong lớp, Ô-li-a đã làm gì?

a- Nhìn cả lớp với ánh mắt vui vẻ, lạc quan
b- Nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy
c- Nhìn cả lớp với ánh mắt biết ơn sâu nặng

4. Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a- Lòng yêu quý
b- Lòng tin cậy
c- Lòng nhân ái

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:


a) s hoặc x
- …… ổ số/……………- ……ổ tay/…………….
-…… ay sưa / ………….-…… ay bột/……………

b) ai hoặc ay
- m…… bơm/………..- m………..nhà/…………
- ngày m……/………..- m………. áo/………….

c) sẻ hoặc sẽ
- sạch ………./………….- san ………./………….
- chia ………../………..- ……. làm/………….
2. Viết vào mỗi cột ít nhất 4 từ chỉ người, đồ vật trong lớp học:

Chỉ ngườiChỉ đồ vật
…………………..
………………….
.………………….
………………….
3. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm:

(1) Bạn Minh Hòa là học sinh xuất sắc nhất của lớp 2A.

……………………………………………………………

(2) Học sinh xuất sắc nhất của lớp 2A là bạn Minh Hòa.

……………………………………………………………

4. Đọc trích đoạn mục lục cuốn “Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám”(Nhà xuất bản Giáo dục, 2002)

TTTên truyệnTác giảTrang
1Ông Trạng thả diềuHà Ân5
2Chuyện về một người thầy-14
3Cậu bé xấu xí-22
4Chuyện về một giấc mơ-30
5Đôi guốc bỏ quênVăn Biển39
6Em bé bên bờ sông Lai VuVũ Cao43
7Trước lăng mộ vua Quang TrungAn Cương66
8Nàng tiên đảo NgọcLý Biên Cương75
9Nguyên và Thùy-80
10Em bé và bông hồngTrần Hoài Dương86
*Trả lời câu hỏi bằng cách điền vào chỗ trống:

a) Nhà văn có 4 truyện ngắn được in trong tuyển tập là …………..
b) Truyện ngắn Đôi guốc bỏquên của nhà văn……….. in ở trang……
c) Truyện ngắn Trước lăng mộ vua Quang Trungcủa nhà văn………… in ở trang……….
d) Nhà văn Lý Biên Cương có truyện ngắn………………………. in ở trang 75.
e) Truyện ngắn của nhà văn Trần Hoài Dương ở trang 86 có tên là.....................
……….Đây là truyện thứ ……….trong tuyển tập.

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 9
I – Bài tập về đọc hiểu

Người học trò cũ


Trước giờ vào lớp, chúng em đang chơi thì có một chú bộ đội đến.

Chú đội chiếc mũ có ông sao trên nền xanh da trời. Chú hỏi thăm cô giáo. Một bạn vào thưa với cô. Cô vội vàng bước ra. Chú bộ đội cũng bước nhanh tới, vội ngả mũ xuống:

- Em chào cô ạ!

Cô giáo bỗng đứng sững lại. Chúng em cũng nín lặng vây quanh.

- Thưa cô, em về thăm sức khỏe của cô!

Cô giáo như chợt nhớ ra:

- À! Em Thanh ! Em lái máy bay à? .. Em còn nhớ cô ư?

- Thưa cô, dù bao nhiêu năm nữa, dù đi đâu rất xa, em vẫn là học sinh cũ của cô, đã từng được cô dìu dắt, dạy bảo.

(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Khi nhìn thấy cô giáo cũ, chú bộ đội đã làm gì?

a- Bước tới, nhanh nhẹn chào cô giáo
b- Bươc nhanh tới, ngả mũ chào cô giáo
c- Đứng nghiêm, ngả mũ chào cô giáo

2. Thái độ của cô giáo ra sao khi gặp người học trò cũ?

a- Không nhớ tên trò, đứng sững lại vì ngạc nhiên
b- Nhớ tên học trò, xúc động vì trò cũ còn nhớ đến cô
c- Nhớ tên trò, hỏi chuyện lái máy bay của trò cũ

3. Câu nói cuối bài (“Thưa cô,… dạy bảo.”) chứng tỏ điều gì ở người học trò cũ?

a- Biết ơn cô giáo đã nhớ người học trò cũ sau bao năm xa cách
b- Biết ơn cô giáo đã tiếp đón người học trò về thăm trường cũ
c- Biết ơn cô giáo đã từng dìu dắt, dạy bảo mình từ thuở ấu thơ

(4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện?

a- Ăn quả nhớ người trồng cây
b- Học thầy không tày học bạn
c- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả tr/ch rồi chép lại cho đúng câu sau:


Mấy đứa chẻ chong xóm tôi chèo cả lên cây để xem diễn trèo.

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

b) Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

* ui hoặc uy

- ng…. hiểm/………….- m……..thuyền/………..
- ch…… vào/…………- tr…….bài/…………….
* iên hoặc iêng

- cái ch………/………- ch……… cá/……….
- ăn k………./………….- k……. trì/……………
2. Điền từ chỉ hoạt động phù hợp vào ô trống:

a) Cô giáo của em đang……….. bài trên lớp
b) Bạn Ngọc Anh …………… truyện rất say sưa.
c) Bác bảo vệ đã………… … trống tan trường.
d) Chị Phương Nga…………. song ca cùng chị Phương Linh.

(Từ cần điền: đọc, hát, giảng, đánh)

3. Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái:

- (dạy)………………………………………….

- (dậy)………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 10
I – Bài tập về đọc hiểu

Cậu học trò giỏi nhất lớp


Lu-i Pa-xtơ được cha dắt đến trường để xin học. Thầy giáo hỏi:

- Con tên gì?

- Thưa thầy, con là Lu-i Pa- xtơ ạ!

- Đã muốn đi học chưa hay còn thích đi chơi?

- Thưa thầy, con thích đi học ạ!

Thầy giáo gật gù, vẻ bằng lòng:

- Thế thì được!

Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của Lu-i, đó là cả một đoạn đường dài thơ mộng có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị. Dưới gốc một cây to ở vệ đường, cỏ trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những ‘pha’ bóng chớp nhoáng đầy hứng thú, say mê …..

Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ là một học trò chăm chỉ, học giỏi nhất lớp.

(Theo Đức Hoài)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Khi được hỏi về việc học, Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy giáo thế nào?

a- Con thích đi chơi
b- Con thích đi học
c- Con chưa thích học

2. Vì sao đường từ nhà đến trường đối với Lu-i là cả một đoạn đường dài thơ mộng?

a- Vì có chỗ chơi bi mát mẻ dưới gốc cây to
b- Vì có bãi chơi đá bóng đầy thú vị, say mê
c- Vì có những chặng nghỉ và trò chơi thú vị

3. Lu-i làm cho gia đình và thầy giáo rất hài lòng về điều gì?

a- Đi học chăm chỉ, chuyên cần
b- Chăm chỉ, học giỏi nhất lớp
c- Chơi đá bóng và chơi bi giỏi

4. Câu nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Học, học nữa, học mãi
b- Học một biết mười
c- Học ra học, chơi ra chơi

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng


*ao hoặc au

- đi s…../…………- ngôi s……./………….
- quả c……/………..- lên c………./………….
*uôn hoặc uông

- ch……..lợn/………….- con ch……ch………/………
- b………chuối/……….- b…….ngủ/……………….
b) Gạch dưới các chữ viết sai chính tả r/d/gi rồi viết lại khổ thơ cho đúng.

Em yêu giòng kênh nhỏ

Chảy dữa hai dặng cây

Bên dì dào sóng lúa

Gương nước in trời mây.

…………………………………

…………………………………

…………………………………

2. Chọn từ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp điền vào chỗ trống:

Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải………. biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại ……..chợ, ……..gạo, …………nước, …………… cơm,…………….. cho hai chị em Bình,…………… một chậu quần áo đầy.

(Từ cần điền: đi, làm, nấu, đong, giặt, tắm, gánh )

3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá.
b) Diệu Hương luôn đi học đều học bài và làm bài đầy đủ.
c) Thu Hà học giỏi hát hay nên được thầy cô và bạn bè quý mến.

4. a) Viết lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị thích hợp vào ô trống:

(1) Em mời một bạn thân đến dự liên hoan sinh nhật em vào 8 giờ tối thứ bảy tuần này.(1)
_……………………………………….
(2) Em nhờ bạn ngồi bàn trên nhích sang một bên để em nhìn bài tập chép trên bảng.(2)
_……………………………………….
(3) Em yêu cầu (đề nghị) các bạn đang trao đổi ở nhóm bên cạnh không nói quá to để khỏi ảnh hưởng đến nhóm khác(3)
_ ……………………………………….
b) Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau:

(1) Ai là người bạn thân nhất cảu em trong lớp?

…………………………………………………………

…………………………………………………………

(2) Bạn đó có những điểm gì nổi bật mà em quý mến?

…………………………………………………………

…………………………………………………………

(3) Tình cảm của bạn đối với em như thế nào?

…………………………………………………………

…………………………………………………………

(4) Tình cảm của em đối với bạn ra sao?

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 11
A- Kiểm tra đọc

I- Đọc thành tiếng
(6 điểm)

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 2, tập một) và trả lời câu hỏi (TLCH ); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý).

(1) Phần thưởng (từ Na là một cô bé tốt bụng đến chưa giỏi – Đoạn 1)

TLCH: Kể những việc làm tốt của bạn Na.

(2) Làm việc thật là vui (từ Như mọi vật đến lúc nào cũng vui.)

TLCH: Bé làm những việc gì?

(3) Bạn của Nai Nhỏ (từ Một lần khác đến chạy như bay – Đoạn 3)

TLCH: Khi thấy lão Hổ hung dữ, bạn của Nai Nhỏ đã làm gì?

(4) Bím tóc đuôi sam (từ Tan học đến các bạn gái – Đoạn 4)

TLCH: Tan học, Tuấn đến gặp Hà để làm gì?

(5) Người thầy cũ (từ Giữa cảnh nhộn nhịp đến thầy giáo cũ – Đoạn 1)

TLCH: Bố Dũng đến trường làm gì?

II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Người học trò và con hổ

Một con hổ bị sập bẫy đang nằm chờ chết. Chợt thấy người học trò đi qua, hổ cầu xin:

- Cứu tôi với, tôi sẽ biết ơn cậu suốt đời!

Người học trò liền mở bẫy cứu hổ. Nhưng vừa thoát hiểm, hổ liền trở mặt đòi ăn thịt anh ta. Thấy vậy, thần núi bèn hóa thành vị quan tòa, đến hỏi:

- Có chuyện gì rắc rối, hãy kể lại để ta phán xử.

Người học trò kể lại câu chuyện. Hổ cãi:

- Nói láo! Tôi đang ngủ ngon thì nó đến đánh thức tôi dậy. Tôi phải ăn thịt nó vì tội ấy!

Thần núi nói với hổ:

- Ngươi to thế kia mà ngủ được ở chỗ hẹp này sao? Ta không tin. Hãy thử nằm lại vào đó ta xem!

Hổ vừa chui vào bẫy, thần núi liền hạ cần bẫy xuống, nói:

- Đồ vô ơn. Hãy nằm đó mà chờ chết!

(Theo Truyện dân gian Việt Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Sau khi được người học trò mở bẫy cứu thoát, hổ đã làm gì?

a- Rất biết ơn anh học trò
b- Đòi xé xác anh học trò
c- Đòi ăn thịt anh học trò

2. Thần núi đưa ra lí do gì khiến hổ sẵn sàng chui vào bẫy?

a- Không tin hổ to xác mà lại ngủ được ở chỗ hẹp
b- Không tin hổ to khỏe như thế mà lại bị sập bẫy
c- Không tin hổ đã bị sập bẫy mà lại không chết

3. Thành ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện?

a- Ơn sâu nghĩa nặng
b- Tham bát bỏ mâm
c- Vong ân bội nghĩa

4. Dòng nào dưới đây gồm 3 từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái?

a- hổ, nằm, cầu xin
b- nằm, cầu xin, cứu
c- nằm, học trò, cứu

B- Kiểm tra Viết

I – Chính tả nghe – viết
(5 điểm)

Mưa làm nũng

Đang chang chang nắng
Bỗng ào mưa rơi
Sân lúa đang phơi
Đã phải vội quét.

Mưa chưa ướt đất
Chợt lại xanh trời
Bé hiểu ra rồi
- Mưa làm nũng mẹ.
(Nguyễn Trọng Hoàn)
*Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để ghép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả.

II- Tập làm văn (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về lớp học và việc học tập của em, theo gợi ý dưới đây:

a) Em học lớp nào? Lớp học của em có bao nhiêu bạn?

b) Cô giáo chủ nhiệm lớp em tên là gì?

c) Hằng ngày đến lớp, em được học tập và vui chơi như thế nào?

d) Tình cảm của em đối với cô giáo và các bạn trong lớp ra sao?

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 12
I- Bài tập về đọc hiểu

Hương nhãn


Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông!



Ngày ông trồng nhãn

Cháu còn bé thơ

Vâng lời ông dặn

Cháu tưới cháu che.



Mấy mùa hè đến

Bao mùa đông sang

Vành non vẫy gọi

Lá xanh ngút ngàn.



Nay mùa quả chín

Thơm hương nhãn lồng

Cháu ăn nhãn ngọt

Nhớ ông vun trồng

(Trần Kim Dũng)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trẩ lời đúng .

1. Hình ảnh nào gợi cho người cháu nhớ đến ông?

a- Ánh mắt trong xanh
b- Cùi nhãn trong vắt
c- Chim về ăn nhãn

2. Ngày ông trồng nhãn, cháu ở lứa tuổi nào?

a- Lứa tuổi mẫu giáo
b- Lứa tuổi tiểu học
c- Lứa tuổi trung học

3. Cây nhãn lớn lên qua thời gian bao lâu thì kết quả, tỏa hương?

a- Qua mấy mùa hè
b- Qua mấy mùa đông
c- Qua nhiều năm tháng

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học rút ra từ bài thơ?

a- Trồng cây gây rừng
b- Uống nước nhớ nguồn
c- Kính trọng ông bà

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) c hoặc k

- …on …iến/ …….-…ây….ỏ/………..
- …ái…. èn/……..-dòng….ênh/………
b) l hoặc n

-…..ặng nề/………-……ặng lẽ/…….
-số……ẻ/……….-nứt…….ẻ/…….
c) ngỏ hoặc ngõ

-…….. nhỏ/…………-bỏ………/……….
-………xóm/………..-……..cửa/……….
2. Gạch dưới các từ chỉ người trong họ hàng có đoạn văn sau và ghi vào hai dòng Họ nội, Họ ngoại:

Gia đình Dung sống cùng với ông nội, bà nội. Cứ vào ngày mồng một Tết hằng năm, họ hàng bên nội, bên ngoại lại đến nhà Dung rất đông. Này nhé, buổi sáng thì có ông ngoại, bà ngoại, các bác, các chú cùng các cô, các thím, các dì. Buổi chiều có cậu, mợ và cả các cháu của ba má đến chơi. Dung được vui vầy cùng các anh, chị và các em, lại được họ hàng mừng tuổi, vui ơi là vui!

- Họ nội:………………………………………………

- Họ ngoại:……………………………………………

Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong mẩu chuyện vui:

3.

Ba má


Giờ Học vần, phần từ ngữ ứng dụng có từ ba má Học sinh đọc xong, cô giáo hỏi về nghĩa từ:

- Các con hiểu từ ba má nghĩa là gì

Tũn nhanh nhảu xung phong trả lời:

- Thưa cô, ba má là hai má của cô và một má của con nữa ạ

(Theo Lê Phương Nga)

4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể về một người thân trong gia đình em. (ông/ bà, bố/ mẹ, anh/ chị hoặc em ruột…)

Gợi ý:

a) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em bao nhiêu tuổi?

b) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em làm nghề gì (hoặc đang học ở đâu)?

c) Ông/ bà (bố/mẹ, anh/chị hoặc em ruột….) của em yêu quý, gần gũi đối với em như thế nào?

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
Phiếu số 13
I. Bài tập về đọc hiểu

Nỗi đau


Cân được thuốc cho bà, lòng Côn (1) lâng lâng nghĩ đến ngày bà khỏe dậy. Bà sẽ chọn những quả trứng gà ấp không nở cho hai anh em luộc ăn. Bà dẫn Côn ra vườn chỉ những trái chín, Côn trèo lên cây hái xuống, đem vào bàn thờ mẹ thắp hương…

Côn đi như chạy một mạch từ Vinh về tới cầu Hữu Biệt thì thấy anh Khiêm(2) đang hối hả lao về phía mình, vừa gọi vừa khóc: “Côn ơi..! Bà…bà..ch..ế..t..rồi!”

Côn khựng lại, hai tay ôm lấy mặt. Khiêm đỡ em vào vòng tay mình để khỏi ngã. Một đám mây như dải băng trắng trôi qua ngọn núi Độc Lôi, che khuất mặt trời, Côn bước nặng nề trong vùng bóng râm ảm đạm, giữa cánh đồng chiêm mênh mông. Côn nấc từng tiếng: “Bà.. ơi! Bà…ơi!”

(Theo Sơn Tùng)

(1) Côn: tên Bác Hồ thời còn nhỏ.
(2) Khiêm: tên người anh ruột của Bác Hồ.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Đoạn 1 (“Cân được thuốc.. thắp hương”) kể về tình cảm của Côn với ai?

a- Với bà
b- Với mẹ
c- Với anh

2. Côn được anh Khiêm báo tin bà mất khi mang thuốc về đến đâu?

a- Về đến núi Độc Lôi
b- Về đến cầu Hữu Biệt
c- Về đến cánh đồng làng

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ ngữ tả nỗi đau của Côn khi biết tin bà mất?

a- Hai tay ôm lấy mặt; bước nặng nề; ảm đạm; nấc từng tiếng
b- Khựng lại; ngã vào vòng tay anh; bước nặng nề; nấc từng tiếng
c- Khựng lại; hai tay ôm lấy mặt; bước nặng nề; nấc từng tiếng

(4). Có thể thay tên bài văn bằng cụm từ nào dưới đây?

a- Lấy thuốc cho bà
b- Sự mất mát lớn lao
c- Một ngày đau khổ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết lại các câu và từ ngữ dưới đây sau khi đã điền đúng:


a) g hoặc gh

- Chú Thịnh cưa..ỗ để đóng…..ế.

……………………………………

- Cô Hồng …..i vào sổ…..óp ý bệnh viện.

……………………………………….

b) s hoặc x

- …………..ả rác/……….. - củ……….ả/…………..

- sản …….uất/…………. - năng……..uất/……………..

c) ươn hoặc ương

- giọt s……./…………. - s……….núi/………..

- mái tr……../………. - tr……. sát đất/………..

2. Điền từ chỉ đồ vật trong gia đình vào chỗ trống thích hợp:

Quây quần trong bếp

……….để nấu cơm

Thái thịt, chặt xương

Đặt trên cái………..

………… để uống nước

………… để pha trà



Mỗi người trong nhà

Ăn cơm bằng……….

Thức ăn cần xúc

Thì đã có………….

Quả dưa quả lê

Dùng…..gọt vỏ.

(Từ cần điền: dao, thớt, bát, thìa, nồi, cốc, ấm)

3. Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống:

M: cắt
bánh

(1) …..cơm

(2) ……nước

(3)……..rau

(4)…….thịt

(5) …….cá

(6)……..trứng

4.

a) Viết lời an ủi của em đối với ông (bà) trong mỗi tình huống sau:

(1) Khi trận mưa to vừa làm vườn cây của ông (bà) bị ngập úng.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

(2) Khi đàn vịt của ông (bà) vừa bị chết bởi trận dịch cúm gia cầm

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

b) Viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà ở quê vừa trai qua một trận lũ làm ngập cả nhà cửa, đồng ruộng (hoặc gặp thiên tai khác, như: hạn hán, sâu bọ phá hoại mùa màng….)

Gợi ý:

- Dòng đầu ghi thế nào? (VD: Hà Nội, ngày.. tháng…năm…)

- Dòng thứ hai viết cách xưng hô ra sao? (VD: Ông bà kính mến!/Ngoại yêu quý của cháu!)

- Nội dung cần viết điều gì để thăm hỏi ông bà? (VD: thăm hỏi về nhà cửa, ruộng vườn….về sức khỏe của ông bà ….)

- Cuối thư viết thêm điều gì? (VD: lời động viên, an ủi ông bà,…….lời hứa hẹn của em, lời chúc ông bà…) Cháu của ông bà kí tên….

………….ngày…..tháng………năm…………

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 14
I
- Bài tập về đọc hiểu

Câu chuyện về quả cam


Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm người cha làm vườn thấy một quả cam chín. Ông hái đem về cho cậu con trai nhỏ.

- Con ăn đi cho chóng lớn!

Cậu bé cầm quả cam thích thú: “Chắc ngon và ngọt lắm đây”. Bỗng cậu nhớ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.

Cậu đem quả cam tặng chị. Người chị cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là khát nước lắm ”. Rồi cô mang tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói:

- Con gái tôi ngoan quá!

Nhưng người mẹ cũng không ăn mà để phần người chồng làm lụng vất vả.

Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn phần để cả nhà cùng ăn.

(Theo Lê Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Quả cam chín do người cha hái đã lần lượt đến với ai?

a- Cậu con trai, người me, người chị, người cha
b- Cậu con trai, người chị, người mẹ, người cha
c- Cậu con trai, người mẹ, người cha, người chị

2. Vì sao khi được bố cho quả cam chín, cậu con trai không ăn?

a- Vì nghĩ đến bố làm lụng vất vả, cần uống nước
b- Vì nghĩ đến mẹ đang cuốc đất, rất khát nước
c- Vì nghĩ đến chị đang làm cỏ, chắc rất mệt

3. Câu chuyện ca ngợi lòng tốt của những ai?

a- Người cha, người mẹ
b- Cha, mẹ và hai con
c- Cha và hai người con

(4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp nhất với ý nghĩa của câu chuyện?

a- Ăn ở có nhân mười phần chẳng thiệt
b- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c- Thương người như thể thương thân.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) ng hoặc ngh

-…..ỉ………ơi/………….
-….ỡ……..àng/………….
-……..e…..óng/………
-……ô……….ê/……..
b) tr hoặc ch

-……ải đầu/……..
-……ạm gác/………
-……..ải rộng/………….
-…….ạm tay/………….
c) at hoặc ac

- bát ng………/………
- kh……nước/……….
- ngơ ng……./……..
- kh……..nhau/……….
2. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ thích hợp ở cột B rồi viết từ ghép được vào chỗ trống:

A B
chăm dưỡng
nuôi sóc
dạy dỗ
bảo ban
vỗ bảo
khuyên về
M: nuôi dưỡng

…………………………..

…………………………...

…………………………..

……………………………

……………………………..

3. Đặt một dấu phẩy vào chỗ cần thiết trong mỗi câu sau rồi chép lại:

(1) Mẹ mua cho Tuấn đầy đủ sách vở quần áo để đến trường

………………………………………………………………

………………………………………………………………

(2) Con cái phải ngoan ngoãn chăm chỉ và nghe lời cha mẹ

………………………………………………………………

………………………………………………………………

4. a) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em khi gọi điện thoại đến nhà bạn thì gặp mẹ của bạn nghe máy:

- A lô! Tôi là Hảo nghe đây.

-…………………………………………………..

- Cháu đợi một chút để cô gọi Nga nhé!

b) Viết vào chỗ trống lời trao đổi của em với bạn qua điện thoại sao cho phù hợp:

- A lô! Cháu là Bằng, con mẹ Tuyết, nghe đây ạ?

- Bằng đấy à! Mình Long đây. Chiều mai, chúng mình rủ nhau đến thăm thầy Quý nhân ngày 20 tháng 11. Bằng có đi được không?

-…………………………………………………………

- Thế thì, đúng 4 giờ chiều chúng mình tập trung ở nhà bạn Tú rồi cùng đi nhé!

-………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 15
I
- Bài tập về đọc hiểu:

Quà tặng cha


Một bữa, chàng sinh viên Pa-xcan đi học về khuya thấy người cha vẫn cặm cụi làm việc. Cha đang mải mê với những con số vì phải kiểm tra sổ sách. Trong óc nhà toán học trẻ tuổi lóe ra một tia sáng. Anh lặng lẽ trở về phòng, vạch một sơ đồ gì đó trên giấy.

Mươi hôm sau, người cha ngạc nhiên thấy con ôm một vật lạ đặt trên bàn, nói:

- Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm cha bớt nhức đầu vì những con tính!

Thì ra, đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó cũng là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên xa xưa của những máy tính điện tử hiện đại ngày nay.

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Một hôm đi học về khuya, Pa-xcan thấy cha đang làm gì?

a- Cặm cụi vẽ các sơ đồ trên tờ giấy
b- Mải mê tính toán kiểm tra sổ sách
c- Mai mê làm các bài toán trên giấy.

2. Để bớt vất vả trong công việc, Pa-xcan đã chế tạo ra vật gì tặng cha?

a- Máy tính hiện đại
b- Máy tính điện tử
c- Máy tính cộng trừ

3. Món quà tặng cha thể hiện tình cảm gì của Pa-xcan?

a- Yêu thương cha
b- Kính trọng cha
c- Nhớ thương cha

(4). Có thể dùng cụm từ nào dưới đây để đặt tên khác cho câu chuyện?

a- Món quà của Pa-xcan
b- Món quà tình nghĩa
c- Món quà nhỏ nhắn

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Viết lại các từ ngữ sau khi điền đúng hoặc :

- đ…m tốt …… - …n tâm ……

- chu ..n cần ….. - t…n bộ …….

b) Đặt câu để phân biệt các từ trong mỗi cặp:

(1) rễ - dễ

- (rễ)………………………………………………..

- (dễ) ……………………………………………….

(2) nghỉ - nghĩ

- (nghỉ) ……………………………………………

- (nghĩ)……………………………………………

2. Xác định các bộ phận của từng câu và viết vào bảng dưới:

(1) Em nhặt rau giúp mẹ

(2) Bé Thu chạy lon ton trong nhà.

(3) Hai chị em mở cửa đón mẹ về.

AiLàm gì?
(1)……………………..………………………
(2)…………………….……………………….
(3)……………………..………………………..
3. Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để thành câu theo mẫu “Ai làm gì”

A B
(1) Bà (a) đi nghỉ mát ở Nha Trang
(2) Chị Tâm và em (b) hát ru cho con ngủ
(3) Mẹ (c) kể chuyện cho cháu nghe
(4) Gia đình em (d) cùng nhau tưới cây trong vườn
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một buổi sum họp trong gia đình em.

Gợi ý:

a) Gia đình em thường quây quần đông đủ vào lúc nào?

b) Từng người trong gia đình em lúc đó làm gì?

c) Nhìn cảnh sum họp đầm ấm của gia đình, em có cảm nghĩ gì?

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 16
I – Bài tập về đọc hiểu:

Ai đáng khen nhiều hơn?


Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:

- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!

Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:

- Trên đường đi, con có gặp ai không?

- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.

- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?

- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.

Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:

- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.

Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:

- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

(Theo Phong Thu)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ?

a- Thỏ Anh kiếm vài chiếc nấm hương; Thỏ Em hái một vài bông hoa.
b- Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
c- Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.

2. Hai anh em hoàn thành công việc như thế nào?

a- Thỏ Em về đến nhà trước Thỏ Anh
b- Thỏ Anh về đến nhà trước Thỏ Em
c- Thỏ Em về đến nhà bằng Thỏ Anh

3. Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn?

a- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ đang sốt ruột chờ mong
b- Vì Thỏ Anh biết nghĩ đến mẹ và cả những người khác
c- Vì Thỏ Anh nghĩ đến người khác rồi mới nghĩ đến mẹ.

(4). Theo em,nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng được khen như Thỏ Anh?

a- Hái thêm mười chiếc nấm hương như Thỏ Anh
b- Hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ bé
c- Giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc trở về nhà

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) l hoăc n

-…..iềm vui/………………- búa…..iềm/………….
- tia …..ắng/………………-….ắng nghe/…………
b) it hoặc iêt

- quả m…../……..- mải m……/……….
- quay t……./………- t……học /………
c) ăt hoặc ăc

- màu s……./………- s……thép/……….
- b…… cầu/………..- b…..tay/………….
2. Gạch dưới các từ ngữ chỉ tình cảm thương yêu của anh đối với em trong đoạn thơ sau:

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Nếu em bé ngã

Anh nâng dịu dàng



Mẹ cho quà bánh

Chia em phần hơn

Có đồ chơi đẹp

Cũng nhường em luôn



Làm anh thật khó

Nhưng mà thật vui

Ai yêu em bé

Thì làm được thôi!

(Phan Thị Thanh Nhàn)

3. Điền vào ô trống dấu chấm hoặc dấu chấn hỏi:

Mèo rửa mặt

Một con mèo chộp được một chú sẻ, định ăn thịt Sẻ lễ phép nói:

- Thưa anh, tại sao một người sạch sẽ như anh trước khi ăn sáng lại không rửa mặt

Mèo đặt sẻ xuống, đưa hai chân lên vuốt ria, xoa mép Sẻ vụt bay mất

Mèo tức lắm nhưng chẳng làm gì được.

4. Quan sát tranh, rồi trả lời câu hỏi:


Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 2: Tuần 14

a) Tranh vẽ bạn trai đang làm gì?

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

b) Bé gái nằm ngủ trên võng trông như thế nào? Mái tóc của bé ra sao?

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

c) Cảnh trong tranh cho thấy tình cảm anh em như thế nào?

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 17
I
- Bài tập về đọc hiểu

Hai anh em


Ngày xưa, có hai anh em mồ côi cha mẹ. Hằng ngày, anh lên rừng kiếm củi bán lấy tiền nuôi em. Cô em ở nhà chăm sóc mảnh vườn, ca hát, vui đùa với bầy chim nhỏ.

Tiếng hát của cô bé được gió mang đi rất xa, lọt vào tai quỷ dữ. Quỷ tìm cách bắt cô bé và bầy chim,nhốt vào lồng sắt để hát cho nó nghe. Nhưng cô bé quyết không hát cho quỷ dữ. Quỷ bèn bỏ đói cô bé và bầy chim.

Được tin em gái bị quỷ bắt, người anh vội lên đường đi cứu. Anh vượt qua bao núi cao, rừng rậm, cuối cùng đến nơi quỷ nhốt em gái trên cây cao. Mặc gai đâm, gió quật, người anh gắng sức trèo lên ngọn cây, dùng dao chặt đứt nan lồng, giải thoát cho bầy chim và em gái.

Mùa xuân lại đến. Núi rừng, thôn xóm lại rộn ràng lời ca tiếng hát của cô bé và bầy chim nhỏ.

(Theo Hoàng Anh Đường)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

1.Hằng ngày, người anh phải làm việc gì để lấy tiền nuôi em?

a- Chăm sóc mảnh vườn
b- Lên rừng kiếm củi
c- Cả hai việc nói trên

2. Quỷ dữ bắt cô bé và bầy chim nhốt vào lồng sắt để làm gì?

a- Để hát cho quỷ nghe
b- Để múa cho quỷ xem
c- Để chơi đùa với quỷ

3. Người anh làm thế nào để giải thoát cho bầy chim và em gái?

a- Dùng dao chặt cây, phá lồng sắt
b- Dùng dao bắt quỷ dữ mở lồng sắt
c- Dùng dao chặt đứt nan lồng sắt

(4). Câu chuyện ca ngợi điều gì là chủ yếu?

a- Tình cảm anh em thật đẹp đẽ
b- Tiếng hát tuyệt vời của cô bé
c- Lòng dũng cảm của người anh

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) Gạch dưới chữ viết sai chính tả (s/x) rồi chép lại từng câu cho đúng:

(1) Bé xay xưa đứng ngắm hoa xúng nở sen lẫn với hoa xen trong hồ.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

(2) Con chim xẻ đậu trên sà nhà bỗng xà suống xát đất rồi bay vụt qua cửa xổ.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

b) Viết lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống ai hoặc ay:

- gà m……/……….. - xe m……/……….

- bàn ch…../………. - nước ch……../………

2. Đặt câu với mỗi từ chỉ đặc điểm:

a) chăm chỉ

…………………………………………………….

…………………………………………………….

b) xanh mướt

…………………………………………………….

…………………………………………………….

c) tròn xoe

…………………………………………………….

…………………………………………………….

3. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống để được câu văn tả đặc điểm của người:

Ai (cái gì, con gì)Thế nào?
Đôi mắt của bà nội……………………………………………….
Giọng nói của mẹ………………………………………………..
Dáng người của bố…………………………………………………
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về anh hoặc chị, em trong gia đình (hoặc họ hàng) của em.

Gợi ý:

a) Anh (chị,em) của em tên là gì?

b) Anh (chị,em) đang làm hay học ở đâu?

c) Anh (chị,em) có điểm gì nổi bật (về hình dáng, tính tình)?

d) Tình cảm của em đối với anh (chị,em) như thế nào?

…………………………………………………….. …………………

…………………………………………………….. …………………

…………………………………………………….. …………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 18
I- Bài tập về đọc hiểu

Mèo Vàng


Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều sán đến quấn quýt bên chân em. Nó rối rít gọi “meo…meo…” cho tới lúc Thùy cất xong cặp sách, bế Mèo Vàng lên mới thôi. Lúc ấy sao mà Mèo Vàng đáng yêu thế! Mèo lim dim mắt, rên “grừ..grừ” khe khẽ trong cổ ra chiều nũng nịu. Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp:

- Mèo Vàng có biết không? Chị học thuộc bài, cô cho chị điểm 10 đấy.

- Cái Mai hôm nay nói chuyện trong lớp, bị cô phạt. Mèo có thương Mai không?

“Meo..meo…grừ…grừ…”. Mỗi khi nghe hết một chuyện, Mèo Vàng lại thích thú kêu lên nho nhỏ như thể nói với Thùy: “Thế ư? Thế ư? ”

(Hải Hồ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều làm gì?

a- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít gọi “ meo…meo…”
b- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít đòi Thùy bế vào lòng
c- Quấn quýt bên chân Thùy, đòi Thùy cất xong cặp sách

2. Thùy kể cho Mèo Vàng nghe những chuyện xảy ra ở đâu?

a- Trên đường đi
b- Ở sân trường
c- Ở lớp học

3. Chuyện Thùy kể cho Mèo Vàng nghe là những chuyện thế nào?

a- Cả chuyện vui và chuyện buồn
b- Toàn chuyện rất vui của Thùy
c- Toàn chuyện buồn của bạn Mai

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?

a- Thùy thích vuốt ve Mèo Vàng sau mỗi buổi đi học về nhà.
b- Thùy yêu quý Mèo Vàng, coi nó như người thân trong nhà.
c- Thùy thích kể những chuyện xảy ra ở lớp cho Mèo Vàng nghe.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Viết các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) tr hoặc ch

- bánh …ưng/……..
-…..ung thành/……….
- sáng…….ưng/……..
-……ung sức/………
b) ui hoặc uy

- yêu q……./………
- tàu th………./……….
- c……… đầu/………
- đen th………./………
c) ao hoặc au

- số s………/………….
- m……gà/………….
- con s………/…………
- m……xanh/…………
2. Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ cho trước:

(1) lười/………
(4) cao/……….
(2) yếu/……
(5) to/……….
(3) hiền/……..
(6) béo /……….
3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp ở cột B:

A B
(1) Bộ lông Mèo Vàng (a) béo tròn
(2) Chiếc sừng trâu (b) mịn mượt
(3) Chú lợn lai (c) rất thính nhạy
(4) Tai chó (d) nhọn hoắt
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết:

Gợi ý:

a) Đó là con gì? Do ai nuôi (hoặc: em nhìn thấy nó ở đâu )?

b) Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng, hoạt động?

c) Thái độ của em đối với con vật ấy ra sao?

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

……………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 19
I- Bài tập về đọc hiểu

Con chó Phèn của tôi


Trên đường hành quân đi đánh giặc, tôi không sao quên được hình ảnh con chó Phèn bị lính ngụy bắn trọng thương, mang vết thương đi trong đêm tối.

Tôi mơ thấy con Phèn lê lết, tru trống qua một quãng đồng dài, qua sông rạch, mò về tới một vùng lau lách. Con vật đáng thương đó trườn mình đến hai ngôi mả nằm giữa những thân lau xào xạc. Nó rên nho nhỏ rồi thè lưỡi liếm đất trên mả. Đôi mắt Phèn long lanh, ướt rượt dưới anh sao. Máu con vật vẫn ri rỉ chảy ra. Máu đọng thành vũng chỗ nó nằm, thấm vào mả. Cuối cùng, tôi nghe con vật tru lên một hồi dài…

Giật mình tỉnh dậy, tôi mở mắt và thấy rõ mình đang đóng quân giữa vườn cao su mà vẫn nghe tiếng tru. Tiếng tru rên rỉ, thê thảm của con Phèn tưởng như còn nghe thấy hoài, không bao giờ dứt.

(Theo Anh Đức)

* Ngôi mả: ngôi mộ

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Trên đường hành quân, tác giả không quên được hình ảnh gì?

a- Con chó Phèn bị lính ngụy bắt trong đêm.
b- Con chó Phèn bị bắn chết trong đêm tối.
c- Con chó Phèn bị lính ngụy bắn trọng thương.

2. Tác giả mơ thấy con chó Phèn bị thương đã tìm đến đâu?

a- Đến bên cạnh hai ngôi mả
b- Trên một quãng đồng dài
c- Cạnh một vùng lau lách

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai từ tả tiếng tru của con Phèn ở đoạn cuối (“Giật mình… không bao giờ dứt. ”)?

a- nho nhỏ, rên rỉ
b- nho nhỏ, thê thảm
c- rên rỉ, thê thảm

(4). Vì sao tác giả tưởng như nghe thấy hoài tiếng tru của con chó Phèn?

a- Vì tác giả luôn nhớ đến hình ảnh con chó Phèn thân thương
b- Vì tác giả không quên được hình ảnh con Phèn bị giặc bắn
c- Vì tác giả luôn day dứt trước cái chết bi thảm của con Phèn

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi viết vào chỗ trống:

A B
giữ dội
dữ gìn
giám làm
dám
rám đốc
…………………………………..

………………………………….

………………………………….

………………………………….

…………………………………..

b) Tìm tiếng chứa vần et hoặc ec điền vào chỗ trống cho phù hợp:

Lợn kêu eng……….

Sấm……..vang trời

Mưa rơi………..đẹt

Gió về rong chơi.

(Theo Lê Ta)

2. Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

(1)……..như voi

(2)……..như hổ (cọp)

(3)……..như sên

(4)……..như vịt

(5)……..như nghệ

(6)……..như tàu lá

(7)……..như gỗ mun

(8)……..như tơ

Từ cần điền:

Yếu, khỏe, dữ, thấp, xanh, vàng, óng mượt, đen

3. Chọn 2 thành ngữ ở bài tập 2 để đặt 2 câu nói về đặc điểm của người hoặc sự vật

(1)……………………………………………………………

……………………………………………………………….

(2)…………………………………………………………….

……………………………………………………………….

4. Dựa theo cách lập Thời gian biểu của bạn Ngô Phương Thảo (SGK Tiếng Việt 2, tập một, trang 132), hãy lập Thời gian biểu của em.

* Chú ý: Em có thể lập Thời gian biểu cảu cả ngày thường và ngày nghỉ như bạn Thảo hoặc chỉ viết Thời gian biểu của ngày thường.Căn cứ vào công việc hay hoạt động cụ thể của em để xác lập Thời gian biểu, không nhất thiết viết hết các dòng trống trong bảng ở dưới.

Thời gian biểu

Họ và tên:………………………….

Lớp….. Trường Tiểu học…………….

Thời gianHoạt động, công việc
Sáng
……….-…………
……….-…………
……….-…………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Trưa
………-…………
………-………..
…………………………………………
…………………………………………
Chiều
………-………
………-………
………-………
………-………
………-………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Chiều
………-………
………-………
………-………
………-………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 20
A- Kiểm tra đọc

I- Đọc thành tiếng
(6 điểm)

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK Tiếng Việt 2, tập một) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai (Giải đáp – Gợi ý).

(1) Sang kiến của bé Hà (từ Đến ngày lập đông đến của cháu đấy. – Đoạn 3)

TLCH: Bé Hà dã tặng ông bà món quà gì?

(2) Bà cháu từ Cô tiên lại hiện lên đến chỉ cần bà sống lại – Đoạn 4)

TLCH: Hai anh em òa khóc xin cô tiên điều gì?

(3) Cây xoài của ông em (từ Ông em trồng cây xoài cát này đến bày lên bàn thờ ông.)

TLCH: Mùa xoài nào mẹ cũng chọn những quả chín và to nhất để làm gì?

(4) Sự tích cây vú sữa (từ Những bông hoa màu xanh đến vẻ đẹp của hoa – Đoạn 2)

TLCH: Cậu bé vừa chạm môi vào quả thì chuyện gì xảy ra?

(5) Bông hoa Niềm vui (từ Những bông hoa màu xanh đến vẻ đẹp của hoa – Đoạn 2 )

TLCH: Vì sao Chi không dám tự ý ngắt bông hoa Niềm Vui?

II- Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)

Hoa giấy

Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.

Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời.

Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn ; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào?

a- Khi trời nắng nhẹ
b- Khi trời nắng gắt
c- Khi trời nắng tàn

2. Hoa giấy có những màu sắc gì?

a- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng đục
b- Đỏ thắm, tím nhạt, vàng tươi, trắng muốt
c- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt

3. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể?

a- Vòm cây lá chen hoa
b- Hoa giấy rải kín mặt sân
c- Cây bông giấy trĩu trịt hoa.

4. Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học?

a- Ai là gì?
b- Ai làm gì?
c- Ai thế nào?

B- Kiểm tra Viết

I- Chính tả nghe – viết
(5 điểm)

Thì thầm

Gió thì thầm với lá

Lá thì thầm với cây

Và hoa và ong bướm

Thì thầm điều chi đây?



Trời mênh mông đến vậy

Đang thì thầm với sao

Sao trời tưởng yên lặng

Lại thì thầm cùng nhau.

(Phùng Ngọc Hùng)

* Chú ý: HS nhờ người khác đọc từng câu để chép lại bài thơ trên giấy kẻ ô li cho đúng chính tả.

II- Tập làm văn (5 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) kể về gia đình thân yêu của em, theo gơi ý dưới đây:

a) Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?

b) Nói về từng người trong gia đình em (VD: Mẹ em làm nghề gì, ở đâu..)

c) Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Học Cùng Con,
Trả lời lần cuối từ
Học Cùng Con,
Trả lời
21
Lượt xem
3,433

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top