Phiếu bài tập môn tiếng việt lớp 2

Học Cùng Con

Thành Viên
Xu
0
Phiếu số 21
I- Bài tập về đọc hiểu

Mùa xuân bên bờ sông Lương


Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .

1. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những đâu?

a- Những cành cây gạo cao chót vót giữa trời
b- Những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn
c- Những vòm cây quanh năm luôn xanh um

2. Trên bãi đất phù sa, vòm cây như được rắc thêm lớp bụi phấn thế nào?

a- Mịn hồng mơn mởn
b- Hung hung vàng
c- Màu vàng dịu

3. Những loại cây nào phủ định kín bãi cát dưới lòng sông cạn?

a- Ngô, đỗ, lạc, vải, khoai
b- Ngô, đỗ, lạc, vải, nhãn
c- Ngô, đỗ, lạc, khoai, cà

(4). Những màu sắc nào xuất hiện bên bờ sông Lương khi mùa xuân đến?

a- Đỏ, đen, hồng, xanh
b- Đỏ, hồng, xanh, vàng
c- Đỏ, hồng, xanh, đen

II- Bài tập vể Chính tả,Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. a) Điền l hoặc n vào chỗ trống và chép lại khổ thơ sau của nguyễn Duy:

Đồng chiêm phả…..ắng….ên không,

Cánh cò dẫn gió qua thung ….úa vàng.

Gió …âng tiếng hát chói chang,

…ong…anh….ưỡi hái ….iếm ngang chân trời.

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã lên chữ in đậm và chép lại từ ngữ đúng:

- lí le/…………. - số le/…………..

- loang /……….. - vốn/………….

2. Đọc bài ca dao để điền vào ô trống tên tháng (cột A), tên hoạt động hoặc công việc nhà nông thường làm (cột B):

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng ba thì đậu đã già

Ta đi ta hái về nhà phơi khô

Tháng tư đi tậu trâu bò

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm

Chờ cho lúa có đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

A
Tháng
B
Hoạt động, công việc nhà nông thường làm
……………….Ăn chơi (VD: Tham gia lễ hội, đi lễ chùa… )
……………….Trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Ba………………………………………………..
…………………………………………………
……………….Sắm sửa (chuẩn bị ) làm mùa (làm ruộng trồng lúa)
Mười…………………………………………………..
3. Trả lời các câu hỏi sau:

(1) Khi nào trẻ em được đón Tết Trung thu?

…………………………………………………………………………..

(2) Cô giáo thường khen em khi nào?

…………………………………………………………………………..

(3) Ở nhà, em vui nhất khi nào?

……………………………………………………………………………

4. Viết tiếp lời tự giới thiệu và trò chuyện khi em đến nhà bạn mượn quyển truyện, gặp mẹ của bạn ra mở cửa:

- Cháu chào cô ạ!.....................................................................................

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………...

- Thế à! Phương Anh đang tưới cây ngoài vườn, cháu vào đi.

-………………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 

Học Cùng Con

Thành Viên
Xu
0
Phiếu số 22
I- Bài tập về đọc hiểu

Sự tích hai mùa trên đất Tây Nguyên


Từ thuở xa xưa, khi ông bà chưa sinh ra người Xê - đăng,người Ba-na, người Gia- rai… đất rừng Tây Nguyên còn mịt mù, hỗn độn.

Bỗng có một con rồng lửa từ đâu bay lại. Đuôi nó ở vùng núi ngọc Linh, cái đầu đã ở vùng Hồ Lắc. Con rồng cứ quần đảo phun lửa mấy tháng liền. Trời đất khô nóng như rang. Khi nó kiệt sức rơi xuống, cả một vùng đất có màu đỏ như gạch.

Bấy giờ, lại có con rồng nước xuất hiện. Nó cũng to lớn như con rồng lửa. Miệng phun nước trắng trời. Nước phun tới đâu, cây cỏ tươi tỉnh trở lại. Nó bay mãi, bay mãi, đến cao nguyên Plây-cu, còn bao nhiêu nước trong bụng, bèn phun hết xuống thành sông suối.

Từ đó hằng năm, hai con rồng vẫn thay phiên nhau bay đến làm mưa làm nắng thành hai mùa trên đất Tay Nguyên.

(Phỏng theo Truyện cổ các dân tộc ít người)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.

1. Thuở xưa, đất rừng Tây Nguyên thế nào?

a- Khô nóng như rang
b- Mịt mù, hỗn độn
c- Tối tăm, mù mịt

2. Hai con rồng đã tạo nên hai mùa gì trên đất Tây nguyên?

a- Mùa mưa, mùa bão
b- Mùa nắng, mùa gió
c- Mùa khô, mùa mưa

3. Câu chuyện cho em biết Tây Nguyên là vùng đất thế nào?

a- Là vùng đất đỏ, có nhiều sông suối
b- Là vùng đất đỏ khô nóng như rang
c- Là vùng đất luôn xanh tươi, mát mẻ

(4). Dòng nào dưới đây có thể dùng thay thế cho tên bài?

a- Câu chuyện về con rồng lửa trên đất tây Nguyên
b- Câu chuyện về con rồng nước trên đất Tây Nguyên
c- Câu chuyện về hai con rồng trên đất Tây Nguyên

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1
. Viết lại các từ ngữ vào chỗ trống sau khi đã điền đúng:

a) s hoặc x

- ….ôi đỗ/………….- nước..ôi/………
- dòng ….ông/………- …..ông lên/……….
b) iêt hoặc iêc

- xem x…./………- chảy x……./…….
- ch……lá/……..- ch…….. cây/……..
2. Điền từ chỉ mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông) thích hợp với chỗ trống trong bài thơ sau:

Trời

Mùa…….
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa…….
Trời là cái bếp lò nung
Mùa……
Trời thổi lá vàng rơi lả tả
Gọi nắng
Gọi mưa
Gọi hoa
Nở ra
Mùa……………

(Theo Lò Ngân Sủn )
3. Thay cụm từ khi nào trong mỗi câu hỏi dưới đây bằng một cụm từ khác (bao giờ hoặc lúc nào, tháng mấy,mấy giờ…) và viết lại câu hỏi đó:

(1) Khi nào tổ bạn đến thăm gia đình liệt sĩ Võ Thị Sáu?

-……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

(2) Khi nào bạn được về quê cùng gia đình?

-……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

(3) Bạn xem bộ phim này khi nào?

-……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

(4) Bạn có bộ quần áo mới này khi nào?

-……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) nói về cảnh vật mùa thu (hoặc mùa đông) ở quê em.

Gợi ý: Cảnh vật mùa thu (mùa đông) ở quê em có những nét gì nổi bật (trời ra sao, mây thế nào; sông, núi, đồng ruộng, vườn cây có nét gì làm em chú ý …)? Nhìn cảnh đó, em có cảm nghĩ gì về quê hương?

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………
(20)
Nguồn: Tổng hợp
 

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Shoutbox
Hãy đăng nhập để bắt đầu trò chuyện
  1. No shouts have been posted yet.
Nơi bạn có thể chia sẻ, hỏi đáp nhanh với tất cả mọi người

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.
Top