Phiếu bài tập ôn tập cuối tuần - Tiếng Việt 4

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Dưới đây là 1 số phiếu ôn tập cuối tuần mời bạn đọc tham khảo
Phiếu số 1
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu kể:

A. Ôi, đẹp quá!
B. Các bạn có thích chơi trò ô ăn quan không?
C. Chiếc bút chì nhỏ, thon thon, ruột bút đen lánh.
D. Có phải mẹ em là một bác sĩ giỏi?

Câu 2. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?

“Cô hỏi: “sao trò không chịu làm bài?” Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo “thưa cô, con không có ba””.

A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 3. Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:

A. Lấy giúp chi cốc nước được không?
B. Nam ơi, cho chi xin cốc nước được không?
C. Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?

Câu 4. Đọc đoạn văn dưới đây. Cho biết có mấy câu kể.

“Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:

- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.

Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét:

- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vong vây đi không?

Bọn nhện sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây tơ chăng lối.”

A. 5 câu kể
B. 7 câu kể
C. 8 câu kể

Câu 5. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Có phá hết vòng vây đi không?”

A. Hỏi về điều mình chưa biết.
B. Nêu yêu cầu.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.

Câu 6. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các chú có biết đền thờ ai đây không?”

A. Nêu yêu cầu.
B. Hỏi về điều mình chưa biết.
C. Nêu khẳng định về một sự việc.

Câu 7. Câu hỏi sau đây được dùng để làm gì? “Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

A. Nêu yêu cầu.
B. Nêu khẳng định về một sự việc.
C. Hỏi về điều mình chưa biết.

Câu 8. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Để giữ gìn sách vở cẩn thận chúng ta cần:

- Đóng bọc và dán nhãn vở cẩn thận.

- Không vẽ, viết bậy lên sách, vở.

- Dùng xong phải vuốt phẳng các mép giấy rồi gấp lại cẩn thận.

- Xếp ngay ngắn lên giá…”

A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.

Câu 9. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

“Chào Bác – Em bé nói với tôi.”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 10. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

" Pa-xcan nói với bố:

- Con hi vọng món quà này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính.”

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 2
1. Chính tả: - Chép lại các bài viết sau:

Bài 1: Kim tự tháp Ai Cập (trang 5)

Bài 2: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp (trang 14)

Bài 3: Trống đồng Đông Sơn (trang 17)

Bài 4: Sầu riêng (trang 34)

2. Tập đọc

Ôn các bài tập đọc từ tuần 20 đến tuần 25 và trả lời các câu hỏi cuối bài.

(Mong phụ huynh kí vào phiếu này khi con đã đọc)

3. Luyện từ và câu (Thực hiện vào vở ôn Tiếng Việt)

Bài 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào ?

a. Ai, gì, nào, sao, không

c. Ai, A, nhé, nhỉ, nghen

d. A, ối, trời ơi, không,…

Bài 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì” ?

a. Công chúa ốm nặng

b. Nhà vua buồn lắm

c. chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và hoàn thành bài tập bên dưới:

(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.

a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.

b) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ và 2 gạch vị ngữ của từng câu tìm được.

Bài 4: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:

a)……………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.

b) ......................hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.

c) Trong chuồng, ..............kêu “chiêm chiếp”, ...............kêu “ cục tác”, .................

thì cất tiếng gáy vang.

Bài 5:

a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r:

b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: ………………………………………

c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………

Bài 6: Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?

- Sáng nào cũng vậy, ông tôi…………………………………………………………

- Con mèo nhà em …………………………………………………………………...

- Chiếc bàn học của em đang ………………………………………………………..

Bài 7: Thêm chủ ngữ để hoàn thành các câu kể Ai - là gì?

a) ............ là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.

b) ............. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

c) ........... là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Bài 8: Xác định các bộ phận CN, VN trong mỗi câu sau:

a) Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.

b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

c) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.

e) Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô.

g) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.

h) Trẻ em là tương lai của đất nước.

f) Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.

4. Tập làm văn:

Đề 1:


Viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu nói về ngày Tết quê em trong đó có dùng câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Sau đó gạch một gạch dưới chủ ngủ ngữ.

Đề 2:

a)Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?

b) Viết một đoạn văn tả khoảng 5 đến 7 câu tả về một loài hoa thường có vào dịp tết.

Đề 3: Tả một cây ăn quả (hoặc một cây hoa) mà em thích nhất

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 3
I- Bài tập về đọc hiểu

Phép màu giá bao nhiêu?


Một cô bé tám tuổi có em trai An-đờ-riu đang bị bệnh rất nặng mà gia đình không có tiền chạy chữa. Cô nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được An-đờ-riu”.

Thế là cô bé về phòng mình, lấy ra con heo đất giấu kĩ trong tủ. Cô đập heo, dốc hết tiền và đếm cẩn thận. Rồi cô lén đến hiệu thuốc, đặt toàn bộ số tiền lên quầy, nói:

- Em của cháu bị bệnh rất nặng, bố cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được. Cháu đến mua phép màu. Phép màu giá bao nhiêu ạ?

- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc! – Người bán thuốc nở nụ cười buồn, cảm thông với cô bé.

- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?

Một vị khách ăn mặc lịch sự trong cửa hàng chăm chú nhìn cô bé. Ông cúi xuống, hỏi:

- Em cháu cần loại phép màu gì?

- Cháu cũng không biết ạ - Cô bé rơm rớm nước mắt. – Nhưng, cháu muốn lấy hết số tiền dành dụm được để mua về cho em cháu khỏi bệnh.

- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi.

Cô bé nói vừa đủ nghe:“Một đô-la, mười một xu ạ.”

Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ giá của phép màu.”

Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói:

- Dẫn bác về nhà cháu nhé! Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.

Người đàn ông đó là bác sĩ Các-ton Am-strong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Chính ông đã đưa An-đờ-riu đến bệnh viện và mổ cho cậu bé không lấy tiền. Ít lâu sau, An-đờ-riu về nhà và khỏe mạnh. Bố mẹ cô bé đều nói: “Mọi chuyện diễn ra kì lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi!”. Còn cô bé chỉ mỉm cười. Em đã hiểu và biết được giá của phép màu kì diệu đó.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Chuyện gì đã xảy ra với em trai và bố mẹ của cô bé?

a- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ phải đưa em đến bệnh viện ngay để mổ.

b- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ không đủ tiền mua phép màu để cứu em.

c- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ nghĩ chỉ có phép màu mới cứu được em.

2. Muốn em trai khỏi bệnh, cô bé đã làm gì?

a- Lấy tất cả tiền trong heo đất, lẻn ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu.

b- Lẻn ra hiệu thuốc để tìm người có thể tạo ra phép màu chữa bệnh cho em.

c- Vào phòng mình, ngồi cầu khấn phép màu xuất hiện chữa bệnh cho em.

3. Bác sĩ Am-strong đã làm gì để có phép màu?

a- Đưa thêm tiền để cô bé đủ tiền mua phép màu

b- Chỉ dẫn cho cô bé đến được nơi bán phép màu

c- Đưa em cô bé vào viện chữa bệnh, không lấy tiền.

(4). Dòng nào dưới đây nói đúng nhất “giá” của “phép màu kì diệu” trong bài?

a- Giá của phép màu là tất cả số tiền của cô bé: một đô la, mười một xu

b- Giá của phép màu là niềm tin của cô bé và lòng tốt của người bác sĩ

c- Giá của phép màu là lòng tốt của người bác sĩ gặp cô bé ở hiệu thuốc

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống và chép lại

a) l hoặc n

….ên…..on mới biết….on cao

….uôi con mới biết công…ao mẹ thầy.

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

b) an hoặc ang

Hoa b…..xòe cánh trắng

L…tươi màu nắng v……

Cành hồng khoe nụ thắm

Bay l…..hương dịu d…..

(Theo Nguyễn Bao)

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

2. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ và viết vào bảng:

TiếngÂm đầuVầnThanh
Một
con
ngựa
đau
cả
tàu
bỏ
cỏ
M: M
………………
………………
………………
……………....
………………
………………
………………
ôt
………………
………………
………………
………………
………………
………………
………………
nặng
……………….
……………….
……………….
………………
……………….
……………….
………………
3). Tìm và ghi lại 4 từ láy ấm có cặp vần âp - ênh:

M: gập ghềnh

(1)………………….

(2)………………….

(3)………………….

(4)………………….

4. a) Cho tình huống sau: Một bạn chạy va vào một em bé làm em bé ngã

Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo một trong hai trường hợp sau:

(1) Bạn nhỏ để mặc em bé ngã

(2) Bạn nhỏ dừng lại để hỏi han và giúp em bé.

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

b) Em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo trường hợp còn lại (chưa viết ở bài a)

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiêu số 4
I- Bài tập về đọc hiểu

“Ông lão ăn mày” nhân hậu


Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.

Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre,một sợi mây nhỏ.

Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.

Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão….”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:

- Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?

- Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.

Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.

Tôi ngạc nhiên, hỏi:

- Sao cháu ngồi khóc ở đây?

- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…

Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.

(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình của “Ông lão ăn mày”?

a- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân khô đét; tay đen sạm; mắt còn tinh sáng

b- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng

c- Lưng còng; tóc bạc; má hóp; môi khô nẻ; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa?

a- Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.

b- Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.

c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.

3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người?

a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ

b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá đểm kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường

c- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên

(4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?

a- Chết trong còn hơn sống nhục

b- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm

c- Đói cho sạch, rách cho thơm

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ:

a) s hoặc x

-….inh…au đẻ muộn/…………………………

-….ương …..ắt da đồng/………………………

b) ăn hoặc ăng

-……ngay nói th…./……………………….

- tre già m…..mọc /…………………………

2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết :

a) Chị ngã em ……….

b) Ăn ở có………..mười phần chẳng thiệt

c) Vì tình vì………………không ai vì đĩa xôi đầy

d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có……………

e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một……………..

(Từ cần điền: nhân, nghĩa, bạn, lòng, nâng)

3. Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

a) Bạn Mai lớp em rất…………..

b) Dòng sông quê tôi chảy……………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

c) Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt…………………………..

4. a) Ghi lại chi tiết ở đoạn 2 (“Có lẽ…sợi mây nhỏ.”) trong câu chuyện trên cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách:

……………………………………………………………………..

b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc “Ông lão ăn mày” sắp mất và viết đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu.

……………………………………………………………………….

……………………………………………………………………….

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 5:
I- Bài tập về đọc hiểu

Một vị bác sĩ


Xưa có một vị bác sĩ danh tiếng, lòng nhân đạo vang dội khắp nơi. Một ngày nọ, người ta mời ông đến chữa bệnh miễn phí cho một người đàn ông nghèo, thất nghiệp. Ông không từ chối.

Sau khi khám mạch cho bệnh nhân, bác sĩ bảo với vợ người bệnh: “Thôi tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi! Đây là thứ thuốc chị cần cho anh ấy dùng để mau khỏi ”. Nói xong, ông đưa cho chị ta một cái hộp to, nặng rồi ra về.

Các bạn có biết hộp đựng gì không? Thật bất ngờ, khi chị vợ mở hộp ra cho chồng uống thuốc, chị kinh ngạc thấy toàn tiền là tiền. Tiền nén, tiền vàng, nhiều vô kể so với kẻ nghèo khổ bần hàn như gia đình chị. Như một lẽ tự nhiên, anh chồng hết bệnh ngay sau khi có món tiền đó. Thật ra anh không có bệnh gì ngoài chứng buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp. Vị bác sĩ nhân ái kia đã thấu hiểu điều đó và cho một bài thuốc “trúng bệnh”. Đấy là hành động mà đôi vợ chồng kia không bao giờ quên trong suốt cuộc đời. Về sau, mọi người đều biết vị cứu tinh cao quý nọ chính là ngài Gâu-xmít- một con người cho đến nay vẫn được ca ngợi trong lịch sự y học.

(Theo Nguyễn Phúc)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vì sao thứ thuốc mà bác sĩ cho người đàn ông nghèo lại khiến người vợ phải kinh ngạc?

a- Vì nó có quá nhiều vị thuốc rất quý

b- Vì đó không phải thuốc mà toàn là tiền

c- Vì đó là hộp chứa đầy vàng bạc quý giá

2. Sau khi nhận được “thuốc” của vị bác sĩ, bệnh tình của người đàn ông thế nào?

a- Vẫn không khỏi bệnh

b- Sức khỏe khá dần lên

c- Hết bệnh ngay

3. Nguyên nhân nào khiến người đàn ông nghèo mắc bệnh?

a- Buồn khổ vì không có tiền mua thuốc

b- Buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp

c- Chưa có bài thuốc nào chữa đúng bệnh

(4). Lí do chủ yếu nào khiến vị bác sĩ xác định đúng “bệnh” và chữa khỏi “bệnh” cho người đàn ông?

a- Vì có trình độ giỏi và tay nghề cao

b- Vì luôn chữa miễn phí cho bệnh nhân

c- Vì biết cảm thông và có lòng nhân ái

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Tìm 2 từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào ô trống:

tranhchanh trảichải
M: tranh giành ………….……………
……………
………………
………………..
…………….
…………….


trổtrỗ chẻchẽ
……………..
…………….
……………
……………
……………..
.…………….
………………
………………
2. Gạch chéo (/) để phân tách các từ trong hai câu thơ dưới đây và viết vào 2 nhóm:

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

(Tố Hữu)

- Từ đơn:…………………………………………………

- Từ phức:…………………………………………………

3. Tìm từ khác nhau có tiếng nhân điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

a) Bác Tâm đã mở rộng vòng tay…………. đón nhận những đứa trẻ gặp khó khăn.

b) Hội đã lập quỹ……….. để giúp đỡ những người không nơi nương tựa.

c) Ở xóm tôi ai cũng khen bà cụ Bính là một người…………………….

4. a) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:

Bé cầm quả lê to và hỏi xem có phải lê không chia thành nhiều múi như cam là để dành riêng cho bé phải không. Quả lê nói là lê không chia thành nhiều múi không phải để dành riêng cho bé mà để bé biếu bà cả quả. Bé reo lên vui vẻ rồi đem biếu quả lê cho bà.

(Lời dẫn trực tiếp)

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

b) Dựa vào câu mở đoạn, viết tiếp 4-5 câu để hoàn chỉnh đoạn như thăm hỏi ông bà

Bà ơi, dạo này bà có khỏe không?
................................................................

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 6
I – Bài tập về đọc hiểu

Cậu bé người Nhật


Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.

Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân.

Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.

Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhung cậu bé ôm túi lương khô, để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.

(Hà Minh Thành)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm?

a- Các học sinh của trường tiểu học

b- Hàng người xếp hàng rồng rắn

c- Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét

2. Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người thân trong gia đình?

a- Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước

b- Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân

c- Cả hai ý trên

3. Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì?

a- Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng

b- Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành

c- Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hàng

(4). Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện (“Chắc có nhiều người…cho công công bằng chú ạ !”) cho thấy điều gì?

a- Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng

b- Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng

c- Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi

Cánh ….iều no…ó

Nhạc trời…..éo vang

Tiếng…iều xanh lúa

Uốn cong tre làng.

(Theo Trần Đăng Khoa)

b) ân hoặc âng

Thủy Tinh d… nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại n………..đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh d….d….. đuối sức, cuối cùng phải rút lui.

2. Dựa vào tiếng cho trước, tìm 1 từ ghép, 1 từ láy để ghi vào ô trống trong bảng:

TiếngTừ ghépTừ láy
mới……………………….…………………………..
đẹp………………………………………………….
sáng…………………………………………………….
3. Xếp các từ ghép dưới đây bào hai nhóm:

Học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, anh em, anh trai

a) Từ ghép có nghĩa phan loại:…………………………………………

b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:…………………………………………

4. Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (ở cột B) cho câu chuyện về người con hiếu thảo, theo cốt truyện sau:

Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Khi người mẹ sắp qua đời, bà chỉ mong được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích. Người con đi vào rừng sâu, vượt qua bao trở ngại khó khăn để về biếu mẹ bông hoa như ý.

AB
a) Mở bài
(Giới thiệu):
Chuyện xảy ra từ bao giờ? Nói về ai, về việc gì?
b) Thân bài
- Sự việc mở đầu câu chuyện thế nào? (Người mẹ sắp qua đời…)
- Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? (Người con đi tìm hoa lan rừng, những khó khăn phải vượt qua….)
- Sự việc kết thúc thế nào? (Người con mang bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa…)
c) Kết bài
Nêu kết cục cuả câu chuyện người mẹ ra sao, người con thế nào…- có thể kết hợp nêu suy nghĩ về người con hiếu thảo)
a) Mở bài
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
b) Thân bài
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
c) Kết bài
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 7
I – Bài tập về đọc hiểu

Ai thông minh hơn


Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ của Hùng là em ruột mẹ của Lan.

Ở quê, Lan nghe đồn Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “cái này đẹp quá”, “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “nhà quê”. Lan ức lắm nhưng em chẳng nói lại một lời.

Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung tóe. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy ngay đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế để với lấy chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ: “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giờ này nhà ta đã chìm trong biển nước !”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen: “Con trai mẹ giỏi quá! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới?”. Hùng gãi đầu, ấp úng: “Mẹ…mẹ hỏi….cái Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng: “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !”

Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường và gọi “cái Lan” như trước.

(Theo Trần Thị Mai Phước)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Lan mong được lên thành phố gặp Hùng để làm gì?

a- Để tận mắt nhìn thấy chiếc máy vi tính nhà Hùng

b- Để tận mắt nhìn thấy những điều nghe được về Hùng

c- Để được nhìn thấy nhiều thứ mới lạ và đẹp nhất

2. Hành động ngắt cầu dao điện cho nước ngừng chảy chứng tỏ Lan là cô bé thế nào?

a- Nhanh nhẹn, khéo chiều lòng người khác

b- thông minh, có hiểu biết khoa học và thực tế

c- Táo bạo, dám làm những việc con trai cũng “bó tay”

3. Câu chuyện cho em hiểu thế nào là người thông minh?

a- Biết sử dụng thành thạo máy vi tính hơn nhiều người khác

b- Nhanh nhẹn và khéo léo trong nói năng, cư xử với người khác

c- Nhanh trí và biết xử trí các tình huống xảy ra trong thực tế

(4). Dòng nào dưới đây nêu đúng bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện?

a- Chớ nên tự phụ, kiêu căng, coi thường người khác

b- Chớ nên cư xử không công bằng đối với các bạn nữ

c- Không nên có thái độ coi thường người chị họ ở quê

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. Điền vào ô trống

a) l hoặc n

……ong….anh đáy….ước in trời

Thành xây khói biếc,….on phơi bóng vàng.

(Theo Nguyễn Du)

- Chị Chấm bầu bạn với…ắng với mưa để cho cây …úa mọc …ên hết vụ …ày qua vụ khác, hết …ăm….ày qua …ăm khác.

(Theo Đào Vũ)

b) en hoặc eng

Ao làng vẫn nở hoa s…..

Bờ tre vẫn chú dế m… vuốt râu

(Theo Trần Đăng Khoa)

- Bà kể chuyện Hà Nội xưa

L…. k……. tàu điện sớm trưa đi về.

(Theo Đức Hoài)

2. Trung thực nghĩa là thẳng thắn, thành thực (thành thật). Hãy tìm tiếng thích hợp ghép với tiếng thẳng, tiếng thật và ghi vào chỗ trống để có được các từ ghép cùng nghĩa với trung thực

M: thẳng thắn, thành thật

(1)………..thẳng

(2) thẳng…………….

(3)………..thật

(4)………………..thật

(5) thật…………

(6) thật……………….

3. Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau:

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn tỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.

(Khuất Quang Thụy)

4. a) Viết một đoạn thư (khoảng 5 câu) có nội dung thăm hỏi, chúc mừng thầy (hoặc cô giáo) cũ nhân dịp năm mới.

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………….

b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại kết thúc câu chuyện về người con hiếu thảo (tuần 4) với câu mở đầu dưới đây:

Người con ôm khóm hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích về nhà biếu mẹ

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….


Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 8
I – Bài tập về đọc hiểu

Người thợ xây


Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không.

Người thợ xây đáp “vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt, xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng.

Mấy tháng sau, căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong.”

Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa cửa căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có – và ông thấy vô cùng ân hận.

(Theo bản dịch của Nhị Tường)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì?

a- Mua vật liệu để xây dựng một căn nhà mới

b- Xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu

c- Kéo dài thêm thời gian làm việc một năm nữa

2. Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng trong sự nghiệp của mình như thế nào?

a- Xây rất nhanh và hoàn thành tốt trước kì hạn

b- Xây rất cẩn thận, tỉ mỉ như trước kia ông vẫn làm

c- Xây miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn lọc kĩ

3. Điều gì bất ngờ đối với người thợ khi ngôi nhà xây xong?

a- Chủ thầu tặng ngôi nhà xây xong cho người thợ

b- Chủ thầu bán ngôi nhà cho người thợ với giá rẻ

c- Chủ thầu thường cho người thợ một khoản tiền lớn

(4). Lời khuyên nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với người thợ xây?

a- Hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm để được thưởng

b- Hãy làm việc chuyên cần, có trách nhiệm khi xây nhà cho mình

c- Hãy làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho đến cuối đời

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. Ghép tiếng ở cột A với tiếng thích hợp ở cột B rồi ghi vào chỗ trống:

a)

A B
xuất ăn
suất khẩu
sung túc
xung khắc
b)

ngỏ ngách
ngõ cửa
lỏng bõng
lõng lẽo
Câu 2. Gạch dưới các danh từ có trong đoạn văn sau và ghi vào hai nhóm trong bảng:

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điên Biên Phủ. Lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.

(Thép Mới)

Danh từ riêngDanh từ chung
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
………………………….
…………………………
…………………………
…………………………
Câu 3. Chọn từ có tiếng tự điền vào chỗ trống cho thích hợp:

a) Hùng giận quá, mất bình tĩnh, không còn………được nữa.

b) Cứ đến bảy giờ tối, bé Nhật Linh lại……….ngồi vào bàn học bài, không cần ai nhắc nhở.

c) Thầy luôn khuyên chúng tôi phải chịu khó suy nghĩ làm bài.

Câu 4. a) Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, hãy ghi lại cốt truyện Hai anh em:

Đề kiểm tra cuối tuần tiếng Việt lớp 4


Đề kiểm tra cuối tuần tiếng Việt lớp 4


(Cốt truyện Hai anh em) :……………………………………..

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

b) Phát triển ý diễn tả trong tranh 5 để viết thành một đoạn văn kể chuyện

(Chú ý: Cần hình dung cụ thể để kể rõ hành động, lời nói và kết hợp tả ngoại hình nhân vật …)

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 9
I – Bài tập về đọc hiểu

Ước mơ


Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống nay đây mai đó. Kết quả là việc học hành của cậu bé không ổn định. Một hôm, thầy giáo giao cho cậu bé viết một bài văn với đề bài “Lớn lên, em muốn làm nghề gì?”

Đêm đó, cậu bé đã viết bài bày tỏ khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại ngựa tương lai với diện tích khoảng hai trăm mẫu.

Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với điểm 1 to tướng. Cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:

- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?

- Em đã nói về một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về nhà làm lại bài văn. Nếu em viết cho thực tế hơn thì tôi sẽ sửa lại điểm số của em.

Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Sau đó cậu bé đến gặp thầy giáo của mình:

- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình.

Nhiều năm trôi qua, một hôm vị thầy giáo đó dẫn ba mươi học trò của mình đến một trang trại rộng hai trăm mẫu để cắm trại. Thật tình cờ, đó chính là trang trại của cậu học trò năm xưa. Hai thầy trò gặp nhau. Thầy tỏ ra rất ân hận, nhưng cậu bé nay đã là ông chủ vội đáp:

- Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em thì chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Cậu bé ước mơ lớn lên sẽ làm nghề gì?

a- Huấn luyện ngựa đua

b- Chủ trường đua ngựa

c- Chủ trại nuôi ngựa

2. Vì sao thầy giáo cho điểm 1 về bài văn của cậu bé?

a- Vì vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa trong bài

b- Vì nội dung bài viết lan man, lạc đề

c- Vì nội dung nói về ước mơ xa thực tế

3. Cậu bé đã hành động như thế nào sau khi nghe thầy giáo giải thích lí do bị điểm kém?

a- Viết lại bài văn khác có nội dung thực tế hơn

b- Chấp nhận điểm 1, vẫn giữ ước mơ của mình

c- Từ bỏ ước mơ trở thành người chủ trang trại ngựa

(4). Theo em, câu chuyện muốn nói lên điều gì?

a- Viết văn chỉ cần đúng thực tế, không nói những điều khó xảy ra

b- Hãy quyết tâm theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình

c- Thầy giáo chỉ mong học trò viết những điều tốt, đúng với thực tế

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1
. Viết lại các từ ngữ sau khi đã điền đúng:

a) tr hoặc ch

-…….ăm…..ỉ/………….
-……àn…ề/…………..
-…….òn…..ịa/……..
-…….ậm……ạp/……….
b) ươnhoặc ương

-n……rẫy/………….
-v……..vai/………..
-l……..thực/………
-v…….vãi/…………
Câu 2. Gạch dưới 10 danh từ riêng chỉ người, địa danh rồi viết lại cho đúng chính tả:

Thế kỉ X, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà tống, vua lê hoàn hỏi nhà sư đỗ pháp thuận về vận nước, nhà sư nói: “Ngôi nước như mây cuốn/ Trời nam mở thái bình”. Thế kỉ XIII, sau khi đánh đuổi quân xâm lược mông nguyên, theo xa giá, nhà vua trở lại kinh đô, vị thượng tướng trần quang khải, tuy hết sức tự hào về chiến công chương dương, hàm tử vẫn không quên nhắc nhở : “Thái bình cần gắng sức. / Non nước ấy ngàn thu”. Mùa xuân 1428, nguyễn trãi thừa lệnh lê lợi viết Bình Ngô đại cáo, có câu: “Muôn thuở nền thái bình vững chắc / Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu”.

(1)…………. (2)……………. (3)……………..

(4)…………. (5)……………. (6)…………….

(7)…………. (8)……………. (9)…………….

(10)…………

Câu 3. Giải các câu đố về tên riêng và ghi vào chỗ trống:

a) Vua nào xuống chiếu dời đô

Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam?

Là vua……

b) Vua nào đại thắng quân Thanh

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?

Là vua ……

c) Sông nào nổi sóng bạc đầu

Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan?

Là sông…….

d) Núi gì bên vịnh Hạ Long

Tên gợi vần điệu trong lòng ngân nga?

Là núi……….

e) Tỉnh nào quê Bác kính yêu

Non xanh nước biếc như thêu gấm vàng?

Là tỉnh……..

Câu 4. Hãy kể tóm tắt câu chuyện “Ước mơ” bằng lời của nhân vật cậu bé.

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

………………………………………………………………….

Nguồn: Tổng hợp
 
Phiếu số 10
I- Bài tập về đọc hiểu

Chiếc dù màu đỏ


Bên sườn đồi, một ngôi làng nhỏ đang phải gánh chịu nạn hạn hán kéo dài nhất từ trước đến nay. Người dân trong làng buồn bã, lo âu trước dấu hiệu của một mùa thu hoạch thất bại. Không còn cách nào hơn, mọi người cùng đến nhà thờ để cầu nguyện với hi vọng Chúa Trời nghe thấu những lời cầu khấn mà thương tình đổ mưa xuống trần gian.

Vị cha xứ già lặng lẽ nhìn quanh. Sự hiện diện của ông không được mấy ai để ý. Bỗng ông chú ý đến một bé gái quỳ ngay hàng ghế đầu tiên. Cô bé đang cầu nguyện – bình thản, thánh thiện giữa đám đông ôn ào. Ngay cạnh cô bé là một chiếc dù* màu đỏ - chiếc dù duy nhất xuất hiện trong nhà thờ. Ông trìu mến ngắm nhìn khôn mặt ngây thơ, đáng yêu nhưng tràn đầy niềm tin của cô bé, lòng đầy xúc động. Cuối cùng, buổi cầu nguyện cũng kết thúc trong sự nôn nóng của phần đông những người tham dự. Khi họ đang vội vàng chuẩn bị trở về nhà thì lạ thay, một cơn mưa ào tới. Tất cả đều hò reo, vui mừng vì bao trông ngóng suốt thời gian qua cuối cùng đã trở thành hiện thực. Chợt mọi người lặng yên, bối rối nhường đường cho cô bé với khuôn mặt rạng ngời, cầm trên tay chiếc dù màu đỏ nhẹ nhàng bước ra trong làn mưa.

Tất cả đều đến nhà thờ để cầu nguyện, nhưng chỉ có cô bé là người có niềm tin chắc chắn vào những lời cầu nguyện của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

*Dù (tiếng Nam Bộ): ô

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Mọi người đến nhà thờ để làm gì?

a- Để cầu nguyện không bị hạn hán

b- Để cầu nguyện cho trời đổ mưa

c- Để cầu nguyện mùa màng không thất bại

Câu 2. Cha xứ xúc động về điều gì ở cô bé khi cầu nguyện trong nhà thờ?

a- Quỳ ngay ở hàng ghế đầu tiên của nhà thờ

b- Cầu nguyện bình thản giữa đám đông ồn ào

c- Khuôn mặt ngây thơ nhưng tràn đầy niềm tin

Câu 3. Vì sao trời nắng hạn mà cô bé lại mang theo chiếc dù màu đỏ vào nhà thờ cầu nguyện?

a- Vì đó là đồ vật ngày nào cô cũng mang theo bên mình

b- Vì cô muốn người đi nhà thờ cầu nguyện chú ý đến mình

c- Vì cô tin rằng lời cầu nguyện sẽ thành sự thật, trời sẽ mưa

Câu (4). Câu chuyện muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

a- Cần phải chân thành, nghiêm túc khi cầu nguyện

b- Cần phải đặt niềm tin vào điều mình mong ước

c- Cần thận trọng, biết lo xa trước mọi tình huống

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.
Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ

a) r, d hoặc gi

- …ạn….ày sương…..ó/………………..

-….ấy…..ách phải ……ữ lấy lề/…………………………

b) iên hoặc iêng

- M…..nói tay làm/……………..

- T……học lễ, hậu học văn/……………………………..

Câu 2. Các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn sau đều viết chưa đúng quy định chính tả, em hãy gạch dưới và viết lại cho đúng các tên riêng đó:

Nhà thơ người i ta li a pe tra cô (1304 – 1374) khi đi qua a vi nhông của pháp đã tận mắt chứng kiến dịch hạch. Năm 1602 – 1603, hơn 12 vạn người ở Mát xcơ va đã chết vì dịch hạch và đói. Năm 1630 có 8 vạn người i ta li a và 50 vạn người vê nê zu ê la chết vì dịch hạch. Năm 1665, hơn 7 vạn người ở luân đôn (anh), năm 1679 có 8 vạn người ở viên (áo) và năm 1681 hơn 9 vạn người ở pra-ha (tiệp khắc cũ) cũng đã chết vì căn bệnh truyền nhiễm ghê gớm này.

(Dẫn theo Nguyễn Lân Dũng)

* Viết lại các tên riêng:

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Câu 3. Trong những câu sau, có một từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt và một câu là lời nói trực tiếp nhưng chưa dùng dấu ngoặc kép. Em hãy điền dấu cho từ ngữ và câu đó.

Chiều đến, bầu trời trở nên phẳng phiu, xanh ngắt. Hạt Nắng dạo chơi trên cánh đồng. Nghe mẹ gọi, Hạt Nắng vội vàng chia tay những hạt lúa vàng xuộm, bám theo cánh tay hồng của mẹ, trở về ngôi nhà nằm khuất sau dãy núi. Nó đâu biết nơi mà mình đã đi qua đang xào xạc dậy lên những âm thanh trìu mến: Xin cảm ơn, ơi Hạt Nắng bé con!

Câu 4. a) Sắp xếp lại thứ tự các câu sau cho đúng trình tự thời gian diễn ra các sự việc trong câu chuyện “Con quạ thông minh”:

(1) Quạ bèn nghĩ ra một cách

(2) Nó tìm thấy một cái lọ có nước

(3) Một con quạ khát nước

(4) Quạ tha hồ uống

(5) Một lúc sau nước dâng lên

(6) Song nước trong lọ ít quá, cổ lọ lại cao, nó không thò mỏ vào uống được

(7) Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong lọ

Thứ tự đúng (ghi số trong ngoặc đơn):………………………………….

b) Hãy hình dung và viết một đoạn văn kể lại những chi tiết cụ thể nói về con quạ thực hiện việc uống nước trong lọ một cách thông minh (bài 4 a)

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
11
Lượt xem
2,487

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top