Phiếu bài tập tiếng việt lớp 2

Học Cùng Con

Thành Viên
Điểm
0
I- Bài tập đọc hiểu
Mèo Vàng
Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều sán đến quấn quýt bên chân em. Nó rối rít gọi "meo…meo…” cho tới lúc Thùy cất xong cặp sách, bế Mèo Vàng lên mới thôi. Lúc ấy sao mà Mèo Vàng đáng yêu thế ! Mèo lim dim mắt, rên "grừ..grừ…” khe khẽ trong cổ ra chiều nũng nịu. Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp:
Mèo Vàng có biết không? Chị học thuộc bài, cô cho chị điểm 10 đấy.
Cái Mai hôm nay nói chuyện trong lớp, bị cô phạt. Mèo có thương Mai không?
"Meo..meo…grừ…grừ…”. Mỗi khi nghe hết một chuyện, Mèo Vàng lại thích thú kêu lên nho nhỏ như thể nói với Thùy: "Thế ư? Thế ư?"
(Hải Hồ)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều làm gì?
a- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít gọi "meo…meo…”
b- Quấn quýt bên chân Thùy, rối rít đòi Thùy bế vào lòng
c- Quấn quýt bên chân Thùy, đòi Thùy cất xong cặp sách

2. Thùy kể cho Mèo Vàng nghe những chuyện xảy ra ở đâu?
a- Trên đường đi
b- Ở sân trường
c- Ở lớp học

3. Chuyện Thùy kể cho Mèo Vàng nghe là những chuyện thế nào?
a- Cả chuyện vui và chuyện buồn
b- Toàn chuyện rất vui của Thùy
c- Toàn chuyện buồn của bạn Mai

4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?
a- Thùy thích vuốt ve Mèo Vàng sau mỗi buổi đi học về nhà.
b- Thùy yêu quý Mèo Vàng, coi nó như người thân trong nhà.
c- Thùy thích kể những chuyện xảy ra ở lớp cho Mèo Vàng nghe.

5. Điền vào chỗ trống từ trái nghĩa với từ cho trước:
(1) lười/……… (2) yếu/………… (3) hiền/……..…..
(4) cao/………. (5) to/………….. (6) béo /…………

6. Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong các câu sau:
Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp.

7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong các câu sau:
Ông ngoại đạp xe đưa tôi đi học.

………………………………………………………………………………………..

Hằng ngày, Mai lau nhà, rửa bát đĩa giúp mẹ.

………………………………………………………………………………………..

Bố sửa xe đạp cho khách.

………………………………………………………………………………………..

8. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ phù hợp.
Trên sân thượng nhà em bố trồng một hàng hoa sứ đỏ Dáng cây uốn lượn nhiều nhánh vươn dài như các lực sĩ cử tạ tập thể hình Lá dày có hình giọt nước.

II- Bài tập viết
1
. Nghe – viết
Mèo Vàng
Mỗi lần Thùy đi học về, Mèo Vàng đều sán đến quấn quýt bên chân em. Nó rối rít gọi "meo…meo…” cho tới lúc Thùy cất xong cặp sách, bế Mèo Vàng lên mới thôi. Lúc ấy sao mà Mèo Vàng đáng yêu thế ! Mèo lim dim mắt, rên "grừ..grừ…” khe khẽ trong cổ ra chiều nũng nịu. Thùy vừa vuốt nhẹ bàn tay vào đầu Mèo Vàng vừa kể cho nó nghe những chuyện xảy ra ở lớp.

2. Kể về một người thân mà em yêu quý nhất.

….………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………….

….………………………………………………………………………………….

….……………………………………
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 2

Cheo cheo
Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng.Chúng có lông màu nâu sẫm như lá bàng khô, phải tinh mắt mới thấy được. Cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm. Vào tuần trăng sáng, chúng đi ăn lúc trăng sắp mọc, chân đạp trên lá khô xào xạc. Khi kiếm ăn,cheo cheo dũi mũi xuống đất để đào giun hoặc mầm măng, vì vậy mũi không đánh hơi được. Đã thế, tai cheo cheo lại cụp xuống, nên không thính. Khi có động, chúng không chạy ngay mà còn dừng lại vểnh tai lên để nghe, thấy nguy hiểm thực sự mới lò dò chạy.

Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
1. Cheo cheo là loài thú thế nào?

a. Hung dữb. Khôn ngoanc. Nhút nhát

2. Cheo cheo có màu lông như thế nào?
a, Màu nâu sẫm như lá bàng khô.
b. Màu lá bàng xanh tươi.
c. Màu vàng nhạt.

3. Cheo cheo đi ăn vào thời gian nào?
a. Ban ngàyb. Những đêm trăng sángc. Cả ngày lẫn đêm.

4. Trong câu: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Từ ngữ nào trả lời câu hỏi con gì?
a. Cheo cheob. Loài thúc. Sống trong rừng

5. Trong câu: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Từ nhút nhát là từ chỉ gì?
a. Hoạt độngb. Đặc điểmc. sự vật

6. a. Tìm các từ trái nghĩa với từ nhút nhát:
……………………………………………………………………………………….

7. Tìm từ trái nghĩa với các từ sau, rồi đặt câu với các cặp từ trái nghĩa đó:
Nhanh nhẹn, trắng, mập mạp, cao

……………………………………………………………
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 3
I. Đọc bài sau: Vì sao gà chẳng biết bơi?
Mới mờ sáng, Vịt Trắng, Vịt Nâu đã lạch bạch đến nhà Gà Con, gõ cửa:
- Gà Con ơi, dậy đi! Ra mau bờ ao, chúng tớ dạy cậu bơi.
Tiếng Gà Con từ rong nhà vọng ra:
- Tớ đi vắng rồi. Đến mai tớ mới về!
Vịt Trắng, Vịt Nâu bảo nhau:
- Tiếc quá! Thế mà chúng mình định rủ Gà Con tập bơi, rồi đi chén giun ở thửa ruộng mới cày.
Gà Con nghe câu này, thích quá, nhảy bổ từ trong nhà ra:
- Tớ đây! Tớ đây. Cho tớ ra ruộng cùng các cậu với!
- Được thôi, chúng tớ sẽ dẫn cậu đi chén giun. Còn tập bơi thì thôi nhé, chúng tớ không dạy cậu nữa.
Thế là chỉ vì lười và nói dối mà đến giờ loài gà vẫn không bơi được như vịt.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và làm các bài tập sau:
1.(0.5 đ) (mức 1) Vịt Trắng, Vịt Nâu đánh thức Gà Con rủ nhau đi đâu?

A. Ra ao tập bơi.
B. Ra ruộng tập chạy
C. Ra vườn tập thể dục

2. (0,5 đ) (mức 1) Gà Con trả lời như thế nào?
A. Gà Con bận, không đi được.
B. Gà Con đi vắng, mai mới về.
C. Gà Con buồn ngủ, không dậy được.

3.(0.5đ) (mức 1) Vì sao sau đó Gà Con vội xin hai bạn cho đi cùng?
A. Vì muốn học bơi.
B. Vì nghe nói được chén giun
C. Vì muốn đi thăm cánh đồng.

4.(0,5đ) (mức 2) Câu chuyện giải thích vì sao loài gà không bơi được như vịt?
A. Vì gà thích sống ở đồng ruộng.
B. Vì gà bận, không có thời gian tập bơi.
C. Vì gà lười, lại nói dối nên không được vịt dạy bơi.

5.(1đ) (mức 4) Con rút ra điều gì khi đọc bài Tập đọc này:

......................................................................................................................................

6.(1đ) (mức 3) Qua câu chuyện này, em muốn nói gì với các bạn? Viết câu trả lời của em.

......................................................................................................................................

7. (0,5đ) (mức 1) Câu nào trong các câu dưới đây được cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
A. Gà Con rất lười biếng.
B. Gà Con nhảy bổ từ trong nhà ra.
C. Gà Con là hàng xóm của Vịt Trắng, Vịt Nâu.

8.(0.5đ) (mức 2) Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa
A. Mát lạnh – mát mẻ
B. Mát lạnh – nóng bỏng
C. Mát lạnh – dịu êm

9.(1đ) (mức 3) Bộ phận câu in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a. Vịt Trắng, Vịt Nâu đánh thức Gà Con dậy sớm để dạy Gà Con tập bơi.
A. Cái gì?
B. Ai?
C. Con gì?

b. Vịt Trắng, Vịt Nâu đánh thức Gà Con dậy sớm để dạy Gà Con tập bơi.
A. là gì?
B. làm gì?
C. thế nào?

10. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau:
Rùa con đi chợ
Rùa con đi chợ mùa xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè.
Chợ đông hoa trái bộn bề
Rùa mua hạt giống mang về trồng gieo.
Mua xong, chợ đã vãn chiều
Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu.

II. Bài tập:
Câu 1: Điền vào chỗ trống s/x.

-Giọt ....ương; gãy .....ương
- Hoa ......úng;......ung sướng; ...ung túc
- ...a xôi; ...an ...ẻ; ...a ...út; nước ...ôi;

Câu 2: Viết lời đáp của em trong tình huống sau:
- Chào em. Anh là Long bạn của anh trai em.
.............................................................................

- Anh của em có nhà không?
.................................................................................................................................

- Em nói lại với anh là anh Long trả anh quyển truyện nhé! Thôi anh về đây, chào em.
............................................................................................................................

Câu 3: Gạch dưới từ không thuộc nhóm từ chỉ sự vật ở mỗi dãy sau:
a. bạn, thước kẻ, cô giáo, chào, thầy giáo, nai, học trò, múa, cá heo.
b. vở, quý mến, học sinh, bố mẹ, đẹp, cặp sách, bác sĩ, viết

Câu 4 : Đặt 2 câu theo mẫu Ai là gì?

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Bài 5: Tìm 5 từ.

+ Từ chỉ người: ............................................................................................................

+ Từ chỉ đồ vật:............................................................................................................

+ Từ chỉ con vật:............................................................................................................

Bài 6: Viết 5 từ có hai tiếng chỉ

- Người thân trong gia đình:.................................................................................................

Câu 7: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mùa nào cũng đếu có ích, đều đáng yêu. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa em thích theo gợi ý sau:
a. Mùa em thích là mùa nào? Mùa đó bắt đầu từ khi nào trong năm?
b.Thời tiết và cảnh vật mùa đó như thế nào?
c. Em thường làm gì vào mùa đó?

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Bài 8: Gạch dưới những từ không thuộc nhóm chỉ sự vật ở mỗi dãy từ sau?
a) bạn, thước kẻ, cô giáo, chào, thầy giáo, học trò, nai, mía, cá heo, cây bàng.
b) vở, quý mến, học sinh, viết, bác sĩ, sách, ti vi, đẹp, cặp sách.

Bài 9: Tìm 6 từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
Khi trời trong xanh như mùa thu, nắng toả vàng như mật ong mới rót, gió chỉ đủ lạnh để giục trẻ em chạy nhảy chung quanh bầy trâu... Chú Chín bước chầm chậm. Mảnh trăng bẻ đôi đặt trên núi như một luồng lửa cháy rừng rực qua sông, xoay theo chú như một ánh mắt cười lấp lánh...

Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 4
A. Đọc hiểu - Đọc đoạn văn sau:
Chuyện trên đường
Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.
Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói:
- Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường.
Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp:
A. bà ngoại.
B. một bà cụ già.
C. nhiều người lái xe.

Câu 2. Bà cụ muốn:
A. tìm nhà người thân.
B. đúng xe về quê.
C. sang bên kia đường.

Câu 3. Bạn Nam có điểm đáng khen là:
A. biết giúp đỡ người già yếu.
B. dũng cảm.
C. đi học chăm chỉ.

Câu 4: Qua đoạn văn trên em học tập được bạn Nam điều gì?

.................................................................................................................................

Câu 5. Trong câu “Hai bà cháu qua đường.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi: làm gì? là:
A. Hai bà cháu
B. bà cháu
C. qua đường

Câu 6: Gạch chân từ chỉ sự vật trong câu sau:
Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.

Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:
Nam rất tốt bụng.

...........................................................................................................................................

B. Chính tả: Viết đoạn văn sau:
Chuyện trên đường
Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.
Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói:
- Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường.

C. Tập làm văn
Viết một đoạn văn Miêu tả cảnh mùa hè (4-6 câu).
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 5
Bài 1: Đọc bài sau:
Người thầy năm xưa
Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước, thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao ngày đầu vào lớp mới, bạn nhỏ lại đứng rụt rè ở cửa lớp?
A. Vì áo bạn nhỏ bị ướt.
B. Vì chưa quen bạn mới.
C. Vì em e sợ thầy giáo, không quen bạn.
D. Vì bạn quên bút.

Câu 2: Điều gì khiến cho bạn nhỏ cảm thấy yên tâm?
A. Tiếng vỗ tay rào rào chào đón của các bạn mới.
B. Ánh mắt trìu mến và bàn tay ấm áp của thầy giáo mới.
C. Lớp học trông cũng quen thuộc, không có gì khác lạ.
D. Mẹ ngồi cuối lớp.

Câu 3: Đến mùa nước nổi, khi đường sá, trường học đều đầy nước, thầy trò bạn nhỏ đã làm gì?
A. Thầy trò vẫn đến lớp đều đặn, vui vẻ học bì bõm trong nước .
B. Thầy trò cùng tát nước để lớp học khỏi bị ngập.
C. Thầy trò phải nghỉ ở nhà vì không đến lớp được.
D. Các bạn nhỏ được nghỉ học.

Câu 4: Những bài giảng của thầy như thế nào?
A. Những bài giảng cũ.
B. Những bài giảng không hay.
C. Những bài giảng khô khan.
D. Những bài giảng của thầy “đánh thắng” cả mùa nước lũ.

Bài 2. Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
a. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ.

b. Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.

Bài 3. Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?
a. Kho báu của tôi là những cuốn chuyện bố mang về.
b. Quyển chuyện mỏng manh, màu sắc rực rỡ như một bông hoa.
c. Tôi kể giấc mơ ấy cho mẹ.
d. Những quyển sách ấy mang đến cho tôi bao nhiêu điều kỳ diệu.

Bài 4. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời câu hỏi nào?

Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm.
a. Là gì?
b. Làm gì?
c. Thế nào?

Bài 5. Dùng gạch/tách các câu sau thành 2 phần Ai và thế nào?
Mùa xuân xôn xao, rực rỡ. Mùa hè chói chang. Mùa thu hiền dịu. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo.

Bài 6 . Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào?

……………………………………………………………………………

Bài 7: Viết đoạn văn sau:
Bé và chim chích bông
Buổi sáng, Bé dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
Rồi trời ấm dần. Phải rồi, khi chim sâu ra ăn đàn, thế là trời nắng ấm.
Chim sâu nhiều thế. Nó bay tràn ra vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu ríu trên những luống rau trồng muộn

Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 6
I- Chính tả nghe – viết
Thì thầm

Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm với cây
Và hoa và ong bướm
Thì thầm điều chi đây?

Trời mênh mông đến vậy
Đang thì thầm với sao
Sao trời tưởng yên lặng
Lại thì thầm cùng nhau.

II- Đọc thầm bài sau:
Hoa giấy
Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng.
Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời.
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm không giống nhiều loài hoa khác: Hoa giấy rời cành khi còn đẹp nguyên vẹn ; những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.
(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Hoa giấy nở rực rỡ khi nào?
a- Khi trời nắng nhẹ
b- Khi trời nắng gắt
c- Khi trời nắng tàn

2. Hoa giấy có những màu sắc gì?
a- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng đục
b- Đỏ thắm, tím nhạt, vàng tươi, trắng muốt
c- Đỏ thắm, tím nhạt, da cam, trắng muốt

3. Hình ảnh nào cho thấy hoa giấy nhiều vô kể?
a- Vòm cây lá chen hoa
b- Hoa giấy rải kín mặt sân
c- Cây bông giấy trĩu trịt hoa.

4. Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học?
a- Ai là gì?
b- Ai làm gì?
c- Ai thế nào?

5. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
a. Voi là con vật to lớn.
b. Món ăn em thích nhất là thịt nướng.
c. Sách vở, bút mực là đồ dùng của học sinh.
d. Chú Tư là công an.
e. Những bông hoa hồng rất đẹp.
g. Các bạn nhỏ đang chơi thả diều và nhảy dây.

Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 7
Câu 1: Nối tên mùa với đặc điểm của từng mùa trên đất nước ta:
mùa xuân nóng bức, có mưa rào
mùa hạ giá lạnh và khô
mùa thu tiết trời ấm, cây cối đâm chồi, nảy lộc
mùa đông gió mát, trời trong xanh

Câu 2: Dùng cụm từ "khi nào" hoặc "tháng nào", "ngày nào" để đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân trong mỗi câu sau. Viết câu hỏi vào chỗ chấm.
Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm vườn bách thú.

................................................................................................................................

Tháng sáu chúng em sẽ được nghỉ hè.

.................................................................................................................................

Ngày mai chúng em sẽ đến thăm bạn Quỳnh bị ốm.

.................................................................................................................................

Câu 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào từng chỗ chấm trong đoạn văn sau cho phù hợp?
Đêm đông, trời rét cóng tay…. Chú mèo mướp nằm lì bên bếp tro ấm, luôn miệng kêu: Ôi, rét quá … Rét quá …. Mẹ dậy nấu cơm và bảo: Mướp ra đi …. Để chỗ cho mẹ đun nấu nào…..

Câu 4: Cho các từ: gan dạ, kiên cường, ngôi nhà, xinh xắn, quét vôi, cốc chén, rửa bát, mưu trí. Hãy xếp các từ trên làm 3 nhóm rồi đặt tên cho mỗi nhóm đó?

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu 5: Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 -> 7 câu nói về mùa hè.

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

........................................................................
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 8
• Đọc hiểu: Đọc thầm đoạn văn sau:
Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Chúng có lông màu nâu sẫm như lá bàng khô, phải tinh mắt mới thấy được. Cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm. Vào tuần trăng sáng, chúng đi ăn lúc trăng sắp mọc, chân đạp trên lá khô xào xạc. Khi kiếm ăn, cheo cheo dũi mũi xuống đất để đào giun hoặc mầm măng, vì vậy mũi không đánh hơi được. Đã thế, tai cheo cheo lại cụp xuống, nên không thính. Khi có động, chúng không chạy ngay mà còn dừng lại vểnh tai lên để nghe, thấy nguy hiểm thực sự mới lò dò chạy.
*Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Cheo cheo là loài thú như thế nào?
a. Hung dữ
b. Khôn ngoan
c. Nhút nhát

2. Cheo cheo có màu lông như thế nào?
a. Màu nâu sẫm như lá bàng khô.
b. Màu lá bàng xanh tươi.
c. Màu vàng nhạt.

3. Cheo cheo đi ăn vào thời gian nào?
a. Ban ngày
b. Những đêm trăng sáng
c. Cả ngày lẫn đêm

4. Trong câu: “Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng”. Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Con gì?
a. Cheo cheo
b. Loài thú
c. Sống trong rừng

5. Bộ phận in đậm trong câu: “Tai cheo cheo không thính” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Làm gì?
b. Là gì?
c. Thế nào?

6. Trong câu: “Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng”. Từ nhút nhát là từ chỉ gì?
a. Hoạt động
b. Đặc điểm
c. Sự vật

7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân:
a. Cheo cheo dũi mũi xuống đất để đào giun.

……………………………………………………………………………………

b. Vào tuần trăng sáng, cheo cheo lại đi kiếm ăn.

…………………………………………………………………………………..
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 9
Câu 1: Chọn các từ sau: lạnh, lạnh cóng, lạnh lẽo, giá, giá rét điền vào cỗ chấm cho thích hợp.
a) Ngày đông tháng……………
b) Bàn tay ……………
c) Đêm đông …………
d) Không khí ……… tràn về.

Câu 2: Khoanh vào chữ cái trước thành ngữ chỉ thời tiết?
a) Non xanh nước biếc.
c) Chớp bể mưa nguồn.
e) Bão táp mưa sa.
b) Mưa thuận gió hòa.
d) Thẳng cánh cò bay.
g) Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

Câu 3: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào?
A. Mỗi dịp tết, đến mọi người lại nô nức đi trồng cây.
B, Cây cối như được gội rửa sau trận mưa rào.
C, Mới chớm thu, trái bưởi ngoài vườn đã đung đưa khoe màu áo vàng.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần được in đậm trong các câu sau:
A, Mùa đông là mùa của mưa phùn gió bấc.

…………………………………………………………………………………

B, Bầu trời xám xịt, nặng nề.

…………………………………………………………………………………

C, Gió bấc thổi vù vù.

…………………………………………………………………………………

D, Mọi người quây quần bên bếp lửa hồng.

…………………………………………………………
Nguồn tổng hợp
 
Phiếu 10
Câu 1: Điền s hoặc x vào chỗ trống
Mùa …uân hoa nở đẹp tươi
Bướm con, bướm mẹ vui chơi hoa hồng
Vui …ao khi chớm vào hè
…ôn …ao tiếng …ẻ, tiếng ve báo hè

Câu 2: Phân loại các từ ngữ chỉ thời tiết sau đây theo bảng sau:
se lạnh, giá buốt, oi ả, rét cắt da cắt thịt, nóng nực, ấm trở lại, nóng như nung, ấm dần lên, hơi lành lạnh, mưa phùn gió bấc.

Mùa xuânMùa hạMàu thuMùa đông
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………

Câu 3: Thay các cụm từ khi nào trong các câu dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, mấy giờ…)
a, Khi nào mẹ bạn đi làm về?

……………………………………………………………………………….

b, Bạn được bố mẹ cho về thăm ông bà khi nào?

……………………………………………………………………………….

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân trong mỗi câu sau:

Hồi tháng ba, lớp tôi đi thăm viện bảo tàng.

……………………………………………………………………………….

Ngày mai, chúng em sẽ đi đến thăm cô giáo cũ.

……………………………………………………………………………….

Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trong vườn.

……………………………………………………………………………….

Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trong vườn.

……………………………………………………………………………….

Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trong vườn.

Nguồn tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Học Cùng Con,
Trả lời lần cuối từ
Học Cùng Con,
Trả lời
9
Lượt xem
2,784

Đang có mặt

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top