Phiếu ôn tập Tiếng Việt 5

Giáo Án Mới

Cộng tác viên
Điểm
0
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

CỔ TÍCH VỀ NGỌN NẾN

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ ngọn nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lùi bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”.

Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến đang cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

Theo Nguyễn Quang Nhân

1. Khi mang lại ánh sáng cho căn phòng và được mọi người khen ngợi thì ngọn nến cảm thấy thế nào ?

a. Tự mãn và hãnh diện

b. Hân hoan, vui sướng.

c. Tự hào vì làm được việc có ích.

d. Hãnh diện vì đẩy lùi bóng tối.

2. Tại sao ngọn nến lại nương theo gió và tắt phụt đi ?

a. Vì nó đã cháy hết mình.

b. Vì nó cảm thấy mình không còn cần thiết nữa.

c. Vì mọi người không cần ánh sáng nữa.

d. Vì nó cảm thấy thiệt thòi.

3. Thân phận của nến ra sao khi đèn dầu được thắp lên ?

a. Bị bỏ vào ngăn kéo tủ, khó có dịp được cháy sáng.

b. Nến im lìm chìm vào bóng tối.

c. Nến bị gió thổi tắt phụt đi.

d. Nến càng lúc càng ngắn lại.

4. Nến buồn thiu và chợt nhận ra điều gì ?

a. Thấy mình chỉ còn một nửa.

b. Chẳng bao lâu nữa sẽ tàn mất thôi.

c. Hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người.

d. Ánh sáng của nó không còn quan trọng nữa.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Được làm việc có ích là điều hạnh phúc nhất của mỗi người.

b. Được cháy hết mình là niềm vinh dự cho bản thân.

c. Sống phải nghĩ điều thiệt hơn.

d. Sống không cần có trách nhiệm và tận tụy với công việc.

6. Câu 7. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa?

a. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.

b. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.

c. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo.

7. Các từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào?

Ồ nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì.

a. Danh từ

b. Động từ

c. Tính từ

d. Đại từ

8. Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?

a. cây bằng lăng/ cây thước kẻ

b. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan

c. tìm bắt sâu/ moi rất sâu

d. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh

9. Từ nào dưới đây là quan hệ từ?

a. Từ "và" trong câu "Bé và cơm rất nhanh".

b. Từ "hay" trong câu: "Cuốn truyện đó rất hay".

c. Từ "như" trong câu: "Cô gái ấy có nụ cười tươi tắn như hoa mới nở. "

d. Từ "với" trong câu: Quyển sách để ở chỗ cao quá, chị ấy với không tới.

10. Câu nào dưới đây là câu ghép:

a. Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.

b. Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

c. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước.

TẬP LÀM VĂN

Đề bài: Hãy tả một người thân của em đang làm việc (ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài…)

Nguồn: Tổng hợp
 
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

Mùa đông đã về thực sự rồi.
Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Theo Ma Văn Kháng

Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm:

Câu 1. Điều gì đã “gieo những đợt mưa bụi” xuống những mái lá chít bạc trắng ?

a) Mùa đông về.

b) Con suối thu mình lại.

c) Mây từ trên núi trườn xuống.

Câu 2. Trong bài văn, những sự vật nào được nhân hóa?

a. hoa cải hương, con suối.

b. con suối, cây cau.

c. cây cau, mái nhà.

Câu 3. Trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.”, từ “thu mình” có thể hiểu như thế nào?

a) Mùa đông, con suối co mình lại vì rét.

b) Mùa đông, con suối đã cạn nước.

c) Mùa đông, con suối trở nên khiêm tốn.

Câu 4. Trong câu “Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.”, từ “chúng” chỉ gì?

a) hàng cau

b) đuôi én

c) tàu lá

Câu 5. Đoạn văn tả cảnh gì?

a) Cảnh giao mùa từ thu sang đông.

b) Cảnh mùa đông ở làng Dạ.

c) Cảnh đẹp ở miền núi.

Câu 6. Dòng đều có từ ngữ chứa từ có nghĩa chuyển là:

a) Nhổ răng, răng cưa

b) Lưỡi liềm, lưỡi cày

c) Mũi dao, ngạt mũi

Câu 7. Dòng đều chứa các từ chứa tiếng hữu nghĩa là có:

a) Chiến hữu, thân hữu, bằng hữu

b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình

c) bạn hữu, hữu ích, bằng hữu

Câu 8. Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?

a) Đó là một từ nhiều nghĩa

b) Đó là hai từ đồng nghĩa

c) Đó là hai từ đồng âm

Câu 9: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

a) Nhà tôi có ba người.

b) Nhà tôi vừa mới qua đời.

c) Nhà tôi ở gần trường.

Câu 10. Trật tự các vế câu trong câu ghép: “ Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?

a) Kết quả - nguyên nhân

b) Nguyên nhân – kết quả

c) Điều kiện – kết quả

Nguồn: Tổng hợp
 
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

CÔ CHẤM

Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

(Đào Vũ)

Chọn ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây rồi viết vào bài làm

Câu 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm?

a. Đôi mắt, cách ăn mặc.

b. Đôi mắt, dáng dấp.

c. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc.

Câu 2. Chấm không đẹp nhưng ai đã gặp Chấm thì không thể lẫn lộn với một người nào khác. Vì:

a. Chấm có những nét ngoại hình rất đẹp.

b. Chấm có những nét ngoại hình rất lạ.

c. Chấm có những nét tính cách rất riêng.

Câu 3. Cô Chấm được tác giả so sánh với những hình ảnh nào?

a. Cây xương rồng

b. Cây xương rồng, hòn đất.

c. Cây xương rồng, hòn đất, nắng mưa.

Câu 4. Những từ ngữ nào nói lên tính cách của cô Chấm?

a. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, kiêu căng

b. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, bướng bỉnh

c. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm

Câu 5. Nội dung bài văn là:

a. Miêu tả tính cách của cô Chấm - một cô gái nông thôn với đức tính trung thực, chăm chỉ, giản dị, mộc mạc và tình cảm.

b. Miêu tả hình dáng bên ngoài của cô Chấm.

c. Miêu tả hoạt động của cô Chấm.

Câu 6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển:

a. Thức ăn phải được nấu chín.

b. Một điều nhịn chín điều lành.

c. Suy nghĩ cho chín rồi hãy nói.

Câu 7. Từ “kỉ niệm” trong câu: “Những kỉ niệm thời thơ ấu tôi không bao giờ quên.” là:

a. Danh từ.

b. Động từ.

c. Tính từ.

Câu 8. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ bền chắc:

a. bền chí, bền vững.

b. bền vững, bền chặt.

c. bền bỉ, bền vững.

Câu 9. Dòng nào dưới đây các từ in nghiêng không phải từ đồng âm:

a. Cánh rừng gỗ quý/ Cánh cửa hé mở.

b. Hạt đỗ nảy mầm/ Xe đỗ dọc đường.

c. Một giấc đẹp/ Rừng sai quả.

Câu 10. Chủ ngữ trong câu ghép: “Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm.”

a. Cha/ mẹ.

b. Cha của ông/ mẹ là người.

c. Cha của ông/ mẹ.

Nguồn: Tổng hợp
 
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

BÉ NA

Nhiều buổi sớm tập thể dục trước nhà, tôi thấy một cậu bé khoảng 10 tuổi đội chiếc mũ đỏ bạc màu, khoác cái bao trên vai đi thẳng đến sọt rác trước nhà bé Na. Cậu ngồi xuống nhặt mấy thứ ở sọt rác bỏ vào bao. Khi đứng lên, cậu nhìn một lát vào căn nhà còn đóng cửa.

Tình cờ một buổi tối, tôi thấy bé Na xách một túi ni lông ra đặt vào sọt rác. Tò mò, tôi ra xem thì thấy trong túi có chiếc dép nhựa hồng, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, mấy vỏ chai và vài thứ lặt vặt khác. Lặng lẽ theo dõi nhiều lần, tôi thấy bé Na làm như vậy vào buổi tối. Lạ thật, sao cô bé này lại không bán hay đổi kẹo như bao đứa trẻ khác vẫn làm?

Một lần, bé Na vào nhà tôi chơi. Tôi thân mật hỏi:

-Cháu muốn làm "cô tiên" giúp cậu bé nhặt nhôm nhựa đấy hả?

Bé tròn xoe mắt, ngạc nhiên:

-Sao bác biết ạ?

-Bác biết hết. Này nhé, hàng đêm, có một "cô tiên" đẹp như bé Na đem những thứ nhặt được đặt vào sọt rác để sáng sớm hôm sau có một cậu bé đến nhặt mang đi. Đúng không nào?

Bé Na cười bẽn lẽn và nói:

-Cháu biết bạn ấy mồ côi mẹ đấy ạ?

-À ra thế!

Bé chạy đi còn ngoái đầu lại nói với tôi:

-Bác không được nói cho ai biết đấy nhé!

Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà.

Theo Lê Thị Lai

Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết để trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Bé Na mang những thứ gì bỏ vào sọt rác trước nhà vào buổi tối?

a. Mấy túi ni lông, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

b. Chiếc dép da, mấy mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

c. Chiếc dép nhựa, vài mảnh nhôm, mảnh nhựa, vỏ chai.

Câu 2: Vì sao bé Na đem những thứ nhặt được bỏ vào sọt rác cho cậu bé lấy đi?

a. Vì bé Na muốn làm "cô tiên" xinh đẹp để được mọi người yêu thích.

b. Vì bé Na thấy cậu bé chỉ thích nhặt những thứ đồ cũ để bán lấy tiền.

c. Vì bé Na thương cậu bé mồ côi mẹ phải đi nhặt đồ cũ để bán lấy tiền.

Câu 3: Vì sao bé Na không muốn nói cho ai biết việc mình giúp đỡ cậu bé?

a. Vì bé Na coi đó là việc rất nhỏ, không đáng để khoe khoang.

b. Vì bé Na sợ cậu bé ngượng ngùng, xấu hổ trước mọi người.

c. Vì bé Na sợ mọi người coi thường cậu bé mồ côi nghèo khổ.

Câu 4: Cụm từ nào dưới đây có thể dùng đặt tên khác cho truyện Bé Na?

a. Cậu bé nhặt ve chai.

b. Việc nhỏ nghĩa lớn.

c. Việc làm nhỏ bé.

Câu 5: Việc làm của tác giả ở cuối truyện "Từ hôm đó, tôi cũng gom những thứ nhặt nhạnh được, bỏ vào túi ni lông để đến tối đem đặt lên sọt rác trước nhà." giúp em hiểu được điều gì?

a. Lòng nhân hậu của bé Na được người khác noi theo.

b. Tác giả rất tốt bụng.

c. Tác giả rất chăm chỉ.

Câu 6: Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ thông minh:

a. tinh anh, sáng dạ.

b. tinh anh, sáng tỏ.

c. sáng dạ, sáng tỏ.

Câu 7: Câu nào dưới đây từ in nghiêng được dùng với nghĩa chuyển:

a. Cộng rơm nhô ra ở miệng tượng.

b. Hoa nở ngay trên miệng hố bom.

c. Miệng cười như thể hoa ngâu.

Câu 8: Hai từ chặt và nắm ở dòng nào dưới đây đều là động từ:

a. Tên trộm bị trói chặt/ nắm lấy sợi dây thừng.

b. Mẹ chặt thịt gà dưới bếp/ ăn hết một nắm cơm.

c. Đừng chặt cây cối/ bé nắm chắc tay em.

Câu 9: Hai vế trong câu ghép: Tuy quả đó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó. có mối quan hệ với nhau là:

a. Nguyên nhân – kết quả.

b. Tương phản.

c. Tăng tiến.

Câu 10: Câu nào dưới đây là câu ghép:

a. Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.

b. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén.

c. Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Nguồn: Tổng hợp
 
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó, hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi.

(Sưu tầm)

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. lái xe cứu thương.

B. chăm sóc y tế cho vận động viên.

C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.

Câu 2: Trong giải marathon tác giả chú ý đến:

A. những người xuất phát đầu tiên

B. những người chạy theo để cổ vũ

C. người được nhận diện là “người chạy cuối cùng”

Câu 3: Tác giả nhận diện được đó là “Người chạy cuối cùng”, vì:

A. đó là một cụ già.

B. đó là một em bé có đôi chân tật nguyền.

C. đó là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Câu 4: Kết quả cuộc đua của “người chạy cuối cùng” là:

A. về đích đầu tiên

B. không về đến đích vì phải chăm sóc y tế

C. về đích cuối cùng

Câu 5: Câu chuyện giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân?

A. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phải có nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ.

B. Yêu đời, thường xuyên giúp đỡ mọi người.

C. Lạc quan, yêu đời.

Câu 6: Từ “băng” trong băng giá, băng bó, băng qua có quan hệ với nhau là:

A. những từ đồng âm

B. một từ nhiều nghĩa.

C. những từ đồng nghĩa.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.

B. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

C. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.

Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa:

A. độc ác, hung tàn, bất lương.

B. độc ác, ác nghiệt, bất trị.

C. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội.

Câu 9: Dòng nào dưới đây có từ đi được dùng với nghĩa chuyển:

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

C. Sai một li đi một dặm.

Câu 10: Trong câu: Nó về, tôi cũng vậy.

a. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ.

b. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.

c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

Nguồn: Tổng hợp
 
Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó, hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi.

(Sưu tầm)

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. lái xe cứu thương.

B. chăm sóc y tế cho vận động viên.

C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.

Câu 2: Trong giải marathon tác giả chú ý đến:

A. những người xuất phát đầu tiên

B. những người chạy theo để cổ vũ

C. người được nhận diện là “người chạy cuối cùng”

Câu 3: Tác giả nhận diện được đó là “Người chạy cuối cùng”, vì:

A. đó là một cụ già.

B. đó là một em bé có đôi chân tật nguyền.

C. đó là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Câu 4: Kết quả cuộc đua của “người chạy cuối cùng” là:

A. về đích đầu tiên

B. không về đến đích vì phải chăm sóc y tế

C. về đích cuối cùng

Câu 5: Câu chuyện giúp em rút ra được bài học gì cho bản thân?

A. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, phải có nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngại khó, ngại khổ.

B. Yêu đời, thường xuyên giúp đỡ mọi người.

C. Lạc quan, yêu đời.

Câu 6: Từ “băng” trong băng giá, băng bó, băng qua có quan hệ với nhau là:

A. những từ đồng âm

B. một từ nhiều nghĩa.

C. những từ đồng nghĩa.

Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Lưng con cào cào và đôi cánh mỏng mảnh của nó tô màu tía, nom đẹp lạ.

B. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.

C. Sóng nhè nhẹ liếm vào bãi cát, bọt tung trắng xoá.

Câu 8: Dòng nào dưới đây gồm 3 từ trái nghĩa với từ nhân nghĩa:

A. độc ác, hung tàn, bất lương.

B. độc ác, ác nghiệt, bất trị.

C. ác nghiệt, hung tàn, dữ dội.

Câu 9: Dòng nào dưới đây có từ đi được dùng với nghĩa chuyển:

A. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

B. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

C. Sai một li đi một dặm.

Câu 10: Trong câu: Nó về, tôi cũng vậy.

a. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ.

b. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.

c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

Nguồn: Tổng hợp
 
Bài 1. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu.

B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Bài 2. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?

A. Nghĩa chuyển.

B. Nghĩa gốc

Bài 3 . Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào?

A Quan hệ từ.

B. Danh từ.

C. Động từ.

Bài 4 .Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào?

A. Đó là từ nhiều nghĩa.

B. Đó là từ đồng âm.

C. Đó là từ đồng nghĩa.

Bài 5 .Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế câu

Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan.

Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:

a) Năm nay, em học lớp 5.

b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.

c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?

d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.

Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm:

a. Tú rất mê sách.

b. Trời sáng.

c. Đường lên dốc rất trơn.

Bài 9. Những câu sau đây, câu nào là câu ghép? Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu:

a) Ba em đi công tác về. Câu ..................

b) Lớp trưởng hô nghiêm, cả lớp đứng dậy chào. Câu ...............

c) Mặt trời mọc, sương tan dần. Câu .................

d) Năm nay, em học lớp 5. Câu ..................

Bài 10: Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ " đông " ở cột B cho phù hợp.

A B
1. Của không ngon nhà đông con cũng hết. A. "đông" là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
2. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi.B. " đông" là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.
3. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.C. " đông " là từ chỉ số lượng nhiều.
4. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa.D. "đông" chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.

Nguồn: Tổng hợp
 
Bài 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

a. Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào?

A. Động từ

B. Tính từ

C. Danh từ

D. Đại từ

b. Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì?

A. thán phục

B. ngạc nhiên

C. đau xót

D. vui mừng

c. Câu nào là câu khiến?

A. Mẹ về đi, mẹ !

B. A, mẹ về!

C. Mẹ về rồi.

D. Mẹ đã về chưa?

d. Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa?

A. trung kiên

B. trung hiếu

C. trung nghĩa

D. trung thu

e. Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Các bạn không nên đánh nhau.

B. Bác nông dân đánh trâu ra đồng.

C. Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.

Bài 2. Tách các vế trong các câu ghép sau bằng một gạch chéo(/), khoanh tròn vào quan hệ từ (nếu có), xác định chủ ngữ, vị ngữ .

a. Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân, mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.

b. Ai làm, người ấy chịu.

c. Ông tôi đã già, nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.

d. Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái, và chim chóc hót vang trên những chùm cây to.

Bài 3: Dùng từ ngữ thích hợp để nối các vế sau thành câu ghép.

a. trời mưa rất to / đường đến trường bị ngập lụt.

b. anh ấy không đến / anh ấy có gửi quà chúc mừng.

c. các em không thuộc bài / các em không làm được bài tập.

Bài 4: Thêm một vế câu vào ô trống để tạo thành câu ghép.

a. Vì trời mưa to…………………………………………………………….

b. Mưa to kéo dài hàng hai ba tiếng đồng hồ……………………………….

c. Nhờ bạn Thu cố gắng hết sức mình……………………………………..

Bài 5: Viết câu theo mô hình cấu trúc sau:

- C – V , C – V

- TN , C – V , C – V

- Tuy C – V nhưng C – V

- Vì C- V nên C - V

Nguồn: Tổng hợp
 
Bài 1. Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

a). Các từ trong nhóm: “Ước mơ, ước muốn, mong ước, khát vọng” có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Từ đồng âm

B. Từ nhiều nghĩa

C. Từ đồng nghĩa

D. Từ trái nghĩa

b). Trái nghĩa với từ “tươi” trong “Cá tươi” là ?

A. Ươn

B. Thiu

C. Non

D. Sống

c. Chủ ngữ của câu: “Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.” là gì?

A. Quả ớt đỏ chói

B. Mấy quả ớt đỏ chói

C. Khe dậu

D. Quả ớt

d. Câu nào dưới đây là câu ghép?

A. Khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc rực rỡ trong vườn.

B. Năm nay, mùa đông đến sớm, gió thổi từng cơn lạnh buốt.

C. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.

e. Tác giả của bài thơ “ Hạt gạo làng ta” là?

A. Trần Đăng Khoa

B. Định Hải

C. Thanh Thảo

D. Tố Hữu

g. Cặp quan hệ từ nối các vế câu ghép: “Không những hoa hồng nhung đẹp mà nó còn rất thơm.” thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu ghép?

A. Nguyên nhân và kết quả

B. Tương phản

C. Tăng tiến

D. Giả thiết và kết quả

Bài 2. Xếp các từ: "giang sơn, thương người, đất nước, nhi đồng, sơn hà, trẻ thơ, nhân ái, nước non, nhân đức, con nít" vào các chủ điểm dưới đây:

a) Tổ quốc.

b) Trẻ em.

c) Nhân hậu.

Bài 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ, tục ngữ sau:

a). Đồng ………. hợp lực.

b). Đồng sức đồng ………….

c). Một miếng khi ……….. bằng một gói khi no.

d). Tre già ……….mọc

e). Cây ………….không sợ chết đứng.

g. Trẻ cậy cha, già cậy………..

Bài 4. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:

CâuQuan hệ từMối quan hệ
được biểu thị
1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được.....................................................................
2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại.....................................................................
3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ......................................................................
4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm......................................................................
5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện......................................................................

Nguồn: Tổng hợp
 
Bài 1: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Hoa …… Hồng là đôi bạn thân.

b. Thời gian đã hết ……………. Linh Trang vẫn chưa làm bài xong.

c. Trăng quầng…………….hạn, trăng tán…………….mưa.

d. Một vầng trăng tròn, to………… đỏ hồng hiện lên ….…… chân trời, sau rặng tre đen ……………. một ngôi làng xa.

e. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi …………. người làng…… yêu thương tôi hết mực, ………… sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt………mảnh đất cọc cằn này.

f. Những cái bút................tôi không còn mới..................................vẫn tốt.

g. Hôm nay, thầy sẽ giảng……... phép chia số thập phân.

Bài 2. Đặt câu với cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ:

a) Nguyên nhân – kết quả:

.....................................................................................................................................

b) Điều kiện (giả thiết ) – kết quả:

.....................................................................................................................................

c) Tương phản:

.....................................................................................................................................

d) Tăng tiến:

.....................................................................................................................................

Bài 3. Thay thế các danh từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp rồi chép lại câu văn sau khi đã thay:

a) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Bôn chộp được con chuồn chuồn.

.................................................................................................................................................................................................................................................................

b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

..............................................................................................................................

Bài 4.Trong câu “Nam đang học lớp 5. Hùng cũng vậy.”

a. Là câu có đại từ thay thế cho động từ.

b. Là câu có đại từ thay thế cho danh từ

c. Là câu có đại từ thay thế cho cụm động từ.

Bài 5.Trong ví dụ: “Bạn Hà học rất giỏi. Bạn Nam học cũng như thế.” Đại từ được dùng để làm gì?

a. Dùng để thay thế cho động từ.

b. Dùng để xưng hô.

c. Dùng để thay cho tính từ.

Nguồn: Tổng hợp
 
Bài 1. Tìm 2 từ trái nghĩa với các từ sau:

- hiền lành:................................................................................................

- an toàn:................................................................................................

- bình tĩnh:................................................................................................

- vui vẻ:................................................................................................

- trẻ măng:................................................................................................

Bài 2. Tìm 2 từ đồng nghĩa với các từ sau:

- trung thực:................................................................................................

- nhân hậu:................................................................................................

- cao đẹp:................................................................................................

- cống hiến:................................................................................................

Bài 3. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?

a) thi đậu, hạt đậu, chim đậu trên cành.

b) vàng nhạt, vàng hoe, vàng tươi.

c) xương sườn, sườn núi, sườn đê.

Bài 4. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đều mang nghĩa chuyển?

a. chân trời, chân bàn, chân ghế.

b. cánh buồm, cánh đồng, cánh chim.

c. xương sườn, sườn núi, sườn xe đạp

Bài 5. Chọn từ thích hợp nhất để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a. Dòng sông chảy ( hiền lành, hiền từ, hiền hòa ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối).

Bài 6: Hãy xác định cấu tạo các câu sau và cho biết câu nào là câu đơn hay câu ghép.

1) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

2) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

câu đơn là câu số: .......

câu ghép là câu số: .......

Nguồn: Tổng hợp
 

Xếp hạng chủ đề

Tạo
Giáo Án Mới,
Trả lời lần cuối từ
Giáo Án Mới,
Trả lời
12
Lượt xem
2,830

Đang có mặt

Định hướng - GAC

Diễn đàn GAC - Giáo Án Chuẩn, nơi các Giáo viên, Phhs có thể tìm kiếm và chia sẻ những tài liệu giáo dục, những câu chuyện nghề nghiệp. Và cùng nhau thảo luận các chủ đề nuôi dạy con trẻ, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, du lịch, cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc gia đình,...
Back
Top